Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp gây ra đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đóng vai trò quan trọng trong điều trị và phục hồi bệnh. Tham khảo người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì sau đây.

1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khối nhân nằm ở trung tâm đĩa đệm bị lệch ra ngoài vỏ bọc bao xơ do một hoặc nhiều vết rách ở vòng sợi. Phần nhân nhầy này gây chèn ép ống cột sống và các dây thần kinh ở cột sống. Tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở một hoặc nhiều đĩa đệm cùng lúc. Hai dạng thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất là:

  • Thoát vị đĩa đệm cổ
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Những biểu hiện thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm như:

  • Xuất hiện các cơn đau ở vùng cổ lan sang hai bả vai, cánh tay.
  • Xuất hiện cơn đau ở thắt lưng xuống vùng mông và xương chậu.
  • Các cơn đau xuất hiện âm ỉ, kéo dài 1 – 2 tuần
  • Cơn đau dữ dội hơn khi hắt hơi, cúi người
  • Suy giảm khả năng vận động
  • Đĩa đệm thoát vị có cảm giác tê cóng như kim châm

Các trường hợp thoát vị đĩa đệm thường gặp do quá trình lão hóa ở người già. Tuy nhiên, ngày nay, tỷ lệ người trẻ tuổi bị thoát vị đĩa đệm ngày càng tăng cao do vận động, làm việc văn phòng thời gian dài. Người bệnh thoát vị đĩa đệm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có nguy cơ bị tàn phế rất cao.

2. Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

2.1. Thực phẩm giàu canxi

Canxi là thành phần quan trọng kích thích sự phát triển của xương khớp và phục hồi tổn thương do các bệnh xương khớp gây nên. Do giai đoạn thai sản, lao động hoặc tuổi tác, hàm lượng canxi bị sụt giảm khiến cho xương khớp bị thoái hóa, tăng khả năng mắc các bệnh xương khớp. Do đó, người bệnh thoát vị đĩa đệm rất cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi như:

  • Các loại rau xanh: cải xoăn, cải bó xôi, bông cải xanh, súp lơ.
  • Các chế phẩm từ sữa: sữa tươi, sữa chua, phô mai
  • Các loại đậu: Đậu hà lan, đậu đen, đậu đỏ, đậu phộng
  • Một số loại cá cũng rất tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm như có hồi, cá thu, cá mòi,…
  • Chế phẩm từ đậu nành như tàu hũ, sữa đậu nành, bánh đậu nành.
Thực phẩm giàu canxi rất tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

2.2. Bổ sung vitamin D

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa canxi tốt hơn, do đó người bệnh thoát vị đĩa đệm cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, cá hồi, gan, sữa.

2.3. Magie và vitamin K

Magie và vitamin K giúp cơ thể tổng hợp protein hình thành xương và duy trì khoáng chất cung cấp cho cơ thể. Người bệnh cần bổ sung thực phẩm giàu magie và vitamin K như:

  • Thực phẩm giàu magie: hạt điều, hạnh nhân, hạt hướng dương và các loại rau màu xanh đậm, bơ, kiwi.
  • Thực phẩm giàu vitamin K có trong gan động vật, thịt heo, các chế phẩm từ sữa và các loại rau như măng tây, bông cải xanh.

2.4. Axit béo Omega 3

Khi cơ thể hấp thụ axit béo Omega 3, chúng sẽ biến đổi thành prostaglandin có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Người bệnh thoát vị đĩa đệm vì vậy cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu omega 3 để hỗ trợ điều trị bệnh và hạn chế các cơn đau. Một số loại thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá ngừ, đậu nành.

Tư vấn người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định người bệnh cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa omega 3

3. Người bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì?

Ngoài những kiến thức về thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, người bệnh cũng cần tìm hiểu các loại thực phẩm cần tránh để hạn chế các cơn đau thoát vị đĩa đệm và chống viêm. Cụ thể, người bệnh cần loại bỏ các loại thực phẩm sau khỏi bữa ăn hằng ngày.

3.1. Thực phẩm giàu đạm, các loại thịt đỏ

Các loại thực phẩm giàu đạm, thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa sẽ làm gia tăng tình trạng sưng viêm, không tốt cho người bệnh. Ngoài ra, ăn quá nhiều loại thực phẩm này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao và đột quỵ.

3.2. Đồ ăn nhanh, đồ chiên rán

Thực phẩm chiên rán và đồ ăn nhanh không chỉ gây tăng cân mà còn tạo áp lực lớn lên cột sống với người bệnh thoát vị đĩa đệm, xương thiếu canxi yếu dần đi và gia tăng mức độ viêm đau của bệnh. Do đó, khi chế biến thức ăn, người bệnh cần hạn chế các món ăn chiên rán.

Đồ ăn chiên rán không chỉ có hại với người bệnh thoát vị đĩa đệm mà còn là nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch và huyết áp cao

3.3. Nước uống có cồn và chất kích thích

Rượu, bia, thuốc lá là nhóm thực phẩm có hại cho sức khỏe. Với người bệnh thoát vị đĩa đệm, lạm dụng nước uống có cồn và chất kích thích có thể gây đau nhức xương khớp và làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị bệnh.

4. Gợi ý siêu thực phẩm dành cho người bị thoát vị đĩa đệm

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là top 12 thực phẩm tốt nhất cho người bệnh thoát vị đĩa đệm giúp hỗ trợ điều trị bệnh, giảm đau và kháng viêm:

  • Rau có màu xanh đậm: cải xoăn, rau bina, măng tây
  • Hải sản có vỏ như cua, tôm, hàu.
  • Rau củ có màu đỏ: củ cải đỏ, ớt đỏ, cà chua, việt quất, quả mâm xôi.
  • Các chế phẩm từ đậu nành: Phô mai, sữa đậu nành, đậu phụ
  • Ô liu đen
  • Hành tây
  • Táo đỏ
  • Hạt lanh, hạt chia
  • Các loại cá: Cá hồi, cá thu, cá cơm, cá trích
  • Dầu oliu
  • Các loại hạt và ngũ cốc.

Chế độ ăn uống khoa học với các loại thực phẩm giàu vitamin, đầy đủ chất dinh dưỡng là điều quan trọng để duy trì sức khỏe và phòng chống bệnh xương khớp. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng khoa học còn giúp làm giảm các chứng viêm sưng ở khớp, kiểm soát tình trạng tổn thương cột sống và giảm nhẹ các triệu chứng đau, tê khớp do bệnh gây ra.

Trên đây là những kiến thức tư vấn người bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn chế độ ăn uống phù hợp khi điều trị bệnh. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn uống để hiệu quả điều trị bệnh cao. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần kết hợp với tập thể dục đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7