Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì tốt cho sức khỏe?
Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ điều trị tốt hơn. Xem ngay bài viết sau đây để biết được bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì tốt cho sức khỏe.
Nội dung bài viết
1. Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Hiện nay có khoảng 30% dân số Việt Nam đang phải điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Việc chữa trị căn bệnh này cần khá nhiều thời gian và cần có sự kết hợp tốt giữa phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt điều độ để phòng tránh tái phát nhiều lần.
Do vậy, những vấn đề về dinh dưỡng cho người bệnh, cụ thể là thoát vị đĩa đệm nên ăn gì rất đáng lưu tâm.
1.1. Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì giàu canxi
Thoát vị đĩa đệm là bệnh về xương khớp phổ biến hiện nay, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, bổ sung thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn uống cho người bệnh là rất cần thiết.
Trong số các dưỡng chất liên quan trực tiếp đến hệ xương khớp, canxi đóng vai trò chủ đạo, vừa là nền tảng phát triển vững chắc của hệ xương khớp, vừa là chất duy trì hoạt động của cơ bắp đồng thời truyền tín hiệu cho các tế bào thần kinh.
Nhiều người bệnh xương khớp nói chung, thoát vị đĩa đệm nói riêng khá mơ hồ về dinh dưỡng, không biết được cụ thể cần ăn, uống gì để bổ sung canxi. Vậy khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể?
Thực đơn hàng ngày của người bị bệnh thoát vị đĩa đệm nên có sự xuất hiện thường xuyên của các loại thực phẩm giàu canxi sau đây:
- Hải sản: cua, cá, ốc
- Sườn, xương sụn, thịt nạc
- Trái cây: sung, cam, quýt, lê, mận, kiwi
- Các loại rau có màu xanh đậm: rau ngót, mồng tơi, rau chân vịt, cải thìa
- Các loại đậu: đậu tương, đậu hà lan…
- Sữa và các chế phẩm từ sữa giàu canxi. Cụ thể thoát vị đĩa đệm nên uống sữa gì? Hiện nay có khá nhiều sản phẩm sữa bột với hàm lượng canxi cao dành riêng cho người mắc bệnh về xương khớp như: sữa anlene, ensure…
Đơn giản nhất, người bệnh có thể dùng thường xuyên sữa tươi và sữa đậu nành bổ sung canxi một cách tự nhiên.
1.2. Tăng cường thực phẩm giàu Vitamin D3
Trong số các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể, vitamin D3 đóng vai trò quan trọng đối với sự chắc khỏe của xương khớp. Nếu như canxi đứng đầu trong danh sách thoát vị đĩa đệm nên ăn gì thì vitamin D3 sẽ xếp vị trí thứ 2. Loại vitamin này sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, giúp xương khớp trở nên chắc khỏe, dẻo dai.
Kể cả ở những người không mắc bệnh thoát vị đĩa đệm lưng, cổ, không biết đến thoát vị đĩa đệm cổ nên ăn gì cũng có thể bị thiếu hụt vitamin D3.
Vì vậy, hàng ngày người bệnh nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D3 như: cá hồi, gan, lòng đỏ trứng gà, trứng vịt. Ngoài ra, ánh nắng mặt trời vào khoảng 6 – 7h sáng cũng là một nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên rất tốt cho cơ thể.
1.3. Thực phẩm giàu Omega-3
Omega-3 đã được chứng minh có nhiều lợi ích vô cùng tuyệt vời cho sức khỏe con người, trong đó có hệ cơ xương khớp. Omega-3 có tính chất chống viêm sưng, chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm mạn tính cũng như thoái hóa tới 52%.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng, duy trì mỗi tuần một lần ăn cá và các loại thực phẩm giàu omega-3 sẽ giúp làm giảm tới 29% nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp như: thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, sưng, viêm đau khớp…
Bản thân cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp và tạo ra omega-3. Vậy thoát vị đĩa đệm nên ăn gì giàu omega-3? Có rất nhiều loại thực phẩm cung cấp omega-3 tự nhiên, dồi dào cho cơ thể mà người bệnh có thể lựa chọn như: cá hồi, cá ngừ, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, dầu cá…
1.4. Đừng quên thực phẩm giàu vitamin C và collagen
Đối với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, vitamin C là thành phần không thể thiếu làm đẩy lùi quá trình oxy hóa. Bổ sung đầy đủ vitamin C sẽ giúp các tổn thương ở sụn khớp, xương, dây chằng, đĩa đệm… hồi phục nhanh hơn.
Tốt nhất, nên bổ sung vitamin C bằng cách tăng cường ăn trái cây tươi mỗi ngày như: ổi, kiwi, đu đủ, cam, bưởi. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên tăng cường nhóm thực phẩm giàu collagen bởi chất này chiếm tới 30% trọng lượng khô của xương. Các loại thực phẩm giàu collagen mà bạn có thể tăng cường hàng ngày như: cá hồi, trứng, da heo…
1.5. Cần uống đủ 2l nước mỗi ngày
Chắc hẳn có nhiều thắc mắc về nguyên tắc dinh dưỡng: uống đủ 2l nước mỗi ngày đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tình trạng thoái hóa đĩa đệm và bệnh thoát vị đĩa đệm đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa chúng.
Cụ thể, cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết (1,5 – 2l nước/ngày) sẽ khiến cho các đĩa đệm trở nên khô hơn, mỏng và phẳng hơn. Dần dần, chức năng đệm giữa các đốt sống bị suy giảm và không thể hấp thụ các sốc ở cột sống do sinh hoạt gây ra.
Điều này sẽ góp phần gây ra những cơn đau dai dẳng ở lưng và vùng cột sống cổ. Do vậy, khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn đừng quên uống đủ 2l nước mỗi ngày.
2. Một vài điều cần chú ý trong chế độ dinh dưỡng của người thoát vị đĩa đệm
Ngoài những lưu ý quan trọng về chế độ ăn uống trong và sau điều trị thoát vị đĩa đệm kể trên, người bệnh còn cần xây dựng lịch trình sinh hoạt, vận động hợp lý để cơ thể hồi phục toàn diện. Một số điều cần chú ý về chế độ sinh hoạt và vận động cho người bệnh cụ thể như sau:
- Chế độ ăn uống, thực đơn hàng ngày của người bệnh cần có sự cân bằng giữa các nhóm chất và các loại thực phẩm thiết yếu. Thức ăn nên được nấu với lượng phù hợp, tốt nhất nên chế biến dạng hấp, luộc, hầm dễ tiêu hóa giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất.
- Bên cạnh dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần có kế hoạch vận động phù hợp với tình trạng sức khỏe. Có rất nhiều bài tập thoát vị đĩa đệm giúp cải thiện sức khỏe rõ rệt. Vận động hợp lý cũng giúp người bệnh tránh được tình trạng thừa cân, gây áp lực lên đĩa đệm cột sống.
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi đủ sau khi điều trị thoát vị đĩa đệm, nhất là những người mới làm phẫu thuật xong. Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm để hiệu quả phục hồi tối ưu, hạn chế tái phát.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt