Thoát vị đĩa đệm: nguyên nhân và cách nhận biết triệu chứng
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp nguy hiểm. Nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, biến dạng khớp, thậm chí là tàn phế nếu không được điều trị kịp thời. Phát hiện sớm thoát vị đĩa đệm nguyên nhân do đâu, triệu chứng là gì để phòng ngừa bệnh tốt hơn.
Nội dung bài viết
1. Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng thường xảy ra ở một hoặc nhiều đĩa đệm nằm giữa các cột sống. Cấu tạo của đĩa đệm cột sống gồm nhân nhầy mềm được bao bọc bởi lớp bao xơ cứng bên ngoài. Khi nhân nhầy bị lệch ra khỏi bao xơ bởi các vết rách gây ra thoát vị đĩa đệm.
Dựa vào vị trí bị thoát vị đĩa đệm, bệnh được chia làm 2 loại thường gặp: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Tìm hiểu cụ thể 2 loại thoát vị đĩa đệm thường gặp dưới đây.
1.1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Cột sống thắt lưng là vị trí phải chịu nhiều tác động của cơ thể. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể bị lệch ra sau, ra trước hoặc lệch sang hai bên gây chèn ép vào dây thần kinh cột sống. Vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống phổ biến nhất là S1, L4, L5 với nguyên nhân chủ yếu do thoái hóa cột sống thắt lưng.
1.2. Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường gặp ở vị trí C5, C6. Tuy không phổ biến bằng thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng nhưng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ lại gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và nguy hiểm hơn như thiếu máu lên não, liệt nửa người. Người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau nhức vùng cổ lan sang 2 vai và dọc sườn. Nếu không được điều trị kịp thời, các cơn đau có thể lan xuống cánh tay khiến bệnh nhân khó khăn khi cử động.
2. Thoát vị đĩa đệm nguyên nhân là gì?
Thoát vị địa đệm thường gặp ở cả nam và nữ, phổ biến nhất là trong độ tuổi từ 30 – 50 tuổi. Ngoài nguyên nhân do tuổi tác, một số đối tượng có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm cao như:
- Những người thường chơi thể thao vận động mạnh
- Những người bị béo phì
- Người có thói quen hút thuốc, uống nhiều rượu bia
- Làm việc thường xuyên phải mang vác nặng, thói quen gập người hoặc vặn xoay người thường xuyên.
- Người có tiền sử gia đình từng mắc thoát vị đĩa đệm.
2.1. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bao gồm:
- Lão hóa: Tuổi tác chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra thoát vị đĩa đệm. Tuổi càng cao, đĩa đệm dần mất nước và khô đi, các vòng bao xơ cũng dần yếu đi và bị nứt rách khiến nhân nhầy thoát ra ngoài.
- Do chấn thương: Thoát vị đĩa đệm nguyên nhân có thể do đĩa đệm bị tổn thương khi tai nạn, vận động mạnh, tập gym sai cách,…
- Hoạt động sai tư thế: Khi cột sống lưng bị chịu áp lực trong thời gian dài do lao động quá sức, ngồi sai tư thế, cúi quá lâu, thương mang vác vật nặng sẽ gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm.
- Thừa cân: Cột sống sẽ phải chịu lực lớn hơn và nhanh tổn thương hơn khi trọng lượng cơ thể tăng lên.
- Dinh dưỡng: Chế độ sinh hoạt lạm dụng bia rượu, ăn uống thiếu dưỡng chất cũng là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
- Di truyền: Nếu trong gia đình bạn có thành viên bị thoát vị đĩa đệm thì bạn có nguy cơ cao hơn mắc bệnh này.
2.2. Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
- Do chấn thương: Khi bạn gặp chấn thương vùng cổ do ngã, vật nặng rơi vào cổ khiến cột sống cổ phải chịu tác động lớn đột ngột, đĩa đệm nứt và trật khớp.
- Thói quen sinh hoạt ít vận động, uống rượu bia, hút thuốc lá, thói quen gối đầu cao,… cũng có thể gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
- Độ tuổi: Tuổi càng cao thì càng có nguy cơ mắc thoái vị cột sống cổ do xương bị lão hóa và rách màng bao xơ.
- Do bệnh lý bẩm sinh: Người bệnh có thể bẩm sinh di truyền đã có cột sống cổ yếu: dễ thoát vị nhân tủy, hẹp ống sống cổ, thoái hóa cột sống và dễ bị rách bao xơ.
3. Triệu chứng nhận biết thoát vị đĩa đệm
Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm rất dễ nhầm lẫn với các bệnh xương khớp khác. Ở vị trí thoát vị đĩa đệm khác nhau sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau.
Triệu chứng nhận biết thoát vị đĩa đệm vùng lưng như sau:
- Người bệnh gặp khó khăn khi vận động, đau khi cúi người hoặc bê vác đồ nặng, đi lại khó khăn.
- Cơn đau vùng thắt lưng diễn ra âm ỉ, đau nặng hơn khi vận động hoặc ho, hắt xì.
- Trong một số trường hợp, người bệnh thoát vị đĩa đệm có triệu chứng tê chân tay, cảm giác ngứa ran, châm chích, buốt do cột sống tổn thương chèn vào dây thần kinh ở chân.
- Người bệnh bị rối loạn cơ thắt với các biểu hiện: bí tiểu, tiểu rát, đại tiện không tự chủ.
- Đau thần kinh tọa: Vị trí cơn đau từ thắt lưng xuống đùi, kéo dài tới các ngón chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.
Với người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ gặp phải các triệu chứng khó chịu và nguy hiểm hơn như:
- Đau nhức vùng cổ lan sang vùng vai sau gáy và đau đầu.
- Dây thần kinh bị chèn ép gây ra hiện tượng tê cẳng tay, bàn tay và các ngón tay. Cảm giác tê nhức tăng lên khi người bệnh vận động.
- Ở giai đoạn nặng, người bệnh cơ tay yếu, teo cơ tay, khó cầm nắm đồ vật.
Ngoài các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm nêu trên, một số trường hợp mắc bệnh nhưng không xuất hiện triệu chứng rõ rệt. Người bệnh chỉ phát hiện khi triệu chứng đã nặng và gặp nhiều biến chứng. Do đó, duy trì thăm khám sức khỏe định kỳ là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm và phát hiện điều trị sớm.
Trên đây là tổng hợp kiến thức thoát vị đĩa đệm nguyên nhân do đâu, dấu hiệu nhận biết là gì. Khi có các dấu hiệu cơn đau bất thường ở cột sống nêu trên, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để khám và phát hiện thoát vị đĩa đệm kịp thời. Để phát hiện bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn có thể thực hiện phương pháp chụp X-quang cột sống. Trường hợp đã có dấu hiệu nặng, bác sĩ sẽ tiến hành chụp cộng hưởng từ (MRI) để chẩn đoán chính xác mức độ tổn thương của cột sống.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt