Tìm hiểu về bệnh viêm khớp vai và cách điều trị

Viêm khớp vai là nguyên nhân hàng đầu gây triệu chứng đau khớp vai, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Tìm hiểu nguyên nhân viêm khớp vai và cách điều trị bệnh dưới đây.

1. Viêm khớp vai là gì?

Khớp vai là khớp nối giữa chi trên với thân người, có vai trò quan trọng trong vận động cơ thể. Viêm khớp vai xảy ra khi quanh khớp vùng vai bị tổn thương gân, cơ dây chằng hoặc viêm sụn khớp, viêm màng dịch họa. Nguyên nhân của bệnh viêm khớp vai chủ yếu do tuổi tác, lao động nặng trong thời gian dài hoặc do hệ miễn dịch bị rối loạn khi cơ thể nhiễm vi khuẩn.

Nhìn chung, viêm khớp vai là bệnh lành tính, nếu người bệnh được chữa trị sẽ khỏi trong vài tuần đến vài tháng nhưng bệnh có thể tái phát trở lại. Có một số ít người bệnh viêm khớp vai phát triển thành đau vai cấp, cứng khớp vai.

Tìm hiểu các triệu chứng viêm khớp vai và cách điều trị để chẩn đoán sớm tình trạng bệnh khi gặp các dấu hiệu viêm khớp vai

2. Nguyên nhân viêm khớp vai

Viêm khớp vai do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do:
– Chấn thương vùng vai do nghề nghiệp, vận động hoặc chơi thể thao có thể gây ra nhiều tổn thương vùng vai. Đây là lý do gây co thắt bao khớp, đứt gân, rách bao gân và viêm khớp vai.

– Mắc các bệnh về thần kinh như viêm màng não, chấn thương sọ não, nhồi máu cơ tim hoặc viêm đốt sống cổ là những bệnh khiến dây thần kinh bị chèn ép, ảnh hưởng đến khớp vai.

– Tuổi tác: Viêm khớp vai thường gặp ở nam giới trong độ tuổi 40 – 60 tuổi. Đây là giai đoạn cơ thể bị lão hóa, sụn khớp dần tiêu giảm do quá trình lao động nặng kéo dài gây viêm khớp vai.

– Những người phải nằm bất động sau thời gian dài đột quỵ, hôn mê sâu cũng có nguy cơ cao bị viêm khớp vai.

– Người bệnh đã từng thực hiện các phẫu thuật vùng khớp vai có tỷ lệ mắc viêm khớp vai cao hơn.

– Bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh gout, viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc viêm khớp vai rất cao.

Nguyên nhân viêm khớp vai chủ yếu do tuổi tác và quá trình lao động nặng kéo dài

3. Triệu chứng viêm khớp vai

Triệu chứng bệnh viêm khớp vai gây nên những cơn đau và giảm khả năng vận động của người bệnh. Triệu chứng bệnh phát triển gồm 4 giai đoạn với các biểu hiện cụ thể như sau:

3.1. Đau khớp vai đơn thuần

Đây là biểu hiện điển hình nhất của người bệnh viêm khớp vai sau khi vận động quá mạnh hoặc gặp phải chấn thương vùng vai. Cơn đau vai dữ dội hơn khi người bệnh thực hiện các động tác co cánh tay, đưa cánh tay lên cao. Đây là dấu hiệu ban đầu của gân cơ vai đang bị tổn thương.

3.2. Đau vai cấp (viêm khớp vi tinh thể)

Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ chịu các cơn đau vai dữ dội và kéo dài gây mất ngủ. Các cơn đau vai có thể lan xuống cả cổ, cánh tay và bàn tay. Lúc này, người bệnh không thể di chuyển nhiều tư thế khớp vai, tay có dấu hiệu co sát vào thân, vai bị sưng to. Bằng quan sát, người bệnh có thể thấy khối sưng ở vai kèm theo biểu hiện sốt nhẹ.

3.3. Giả liệt khớp vai (đứt mũ gân cơ quay)

Ở giai đoạn này, các cơn đau vai dữ dội kèm theo các tiếng kêu khi người bệnh vận động nhẹ khớp vai. Những vùng da bị bầm tím có thể xuất hiện thường xuyên ở phần trước bả vai, trên vùng cánh tay mà không rõ nguyên nhân. Người bệnh có thể mất động tác nâng vai chủ động.

3.4. Đông cứng khớp vai

Đây là triệu chứng đau khớp vai cơ học thường xảy ra về ban đêm. Cơ khớp vai bị cứng, người bệnh không thể cử động chủ động hay thụ động cánh tay. Khi quan sát người bệnh, lúc bệnh nhân giơ tay lên sẽ thấy xương bả vai di chuyển cùng cả một khối với xương tay.

Khi phát hiện các triệu chứng viêm khớp vai nêu trên, người bệnh cần điều trị sớm để hạn chế nguy cơ tê liệt cơ vai

4. Viêm khớp vai và cách điều trị

Sau khi quan sát các dấu hiệu và triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện chụp X-quang, siêu âm, CT scanner hoặc các phương pháp chẩn đoán khác để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ tổn thương của khớp vai. Tùy vào giai đoạn bệnh, bác sĩ chỉ định bệnh nhân điều trị viêm khớp vai nội khoa hoặc ngoại khoa.

 4.1. Điều trị nội khoa

  • Người bệnh được chỉ định sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc kháng viêm với người bệnh. Ngoài ra, một số loại thuốc chống co thắt cơ như Coltramyl, Mydocalm, Valium… cũng sẽ được chỉ định sử dụng.
  • Bác sĩ hướng dẫn người bệnh tập vận động khớp vai bằng các bài tập đơn giản để tăng cơ lực và tăng tầm vận động của khớp vai, chống cứng khớp. Ngoài ra, bác sĩ khuyên người bệnh hạn chế vận động nhiều, hạn chế lao động nặng hoặc chơi thể thao.
  • Vật lý trị liệu: Trong giai đoạn cấp tính, người bệnh có thể chườm lạnh để giảm các cơn đau cơ. Nhưng giai đoạn này tuyệt đối không được chườm nóng vì sẽ làm cơn đau tăng lên. Khi đã qua giai đoạn cấp tính, người bệnh có thể chườm nóng giảm đau, chạy tia hồng ngoại hoặc kích thích điện.

4.2. Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp các triệu chứng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi điều trị nội khoa, bác sĩ sẽ chỉ định các điều trị ngoại khoa phù hợp. Với những người trẻ tuổi có dấu hiệu viêm khớp vai giả liệt, phẫu thuật cần thực hiện để khâu lại gân bị đứt. Với người cao tuổi mắc viêm khớp vai, tổn thương thoái hóa khớp ở cả những gân lân cận thì thường sẽ được chỉ định điều trị ngoại khoa luôn để khắc phục.

4.3. Điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là chế phẩm từ máu có chứa yếu tố tăng trưởng và các phân tử sinh học cần thiết cho cơ thể. Sử dụng PRP giúp kích thích khả năng tự phục hồi của các mô tế bào tổn thương vùng khớp vai, chấm dứt cơn đau dứt điểm và ngăn ngừa bệnh viêm khớp tái phát.

Kết hợp với máy siêu âm để xác định chính xác vùng khớp tổn thương, bác sĩ sẽ tiêm huyết tương PRP vào vùng khớp tổn thương để cơ thể tự phục hồi. Đây là phương pháp điều trị an toàn và cho hiệu quả cao nhất với người bệnh viêm khớp vai..

Chăm sóc sụn khớp và xương dưới sụn là cách tốt nhất để phòng ngừa viêm khớp vai. Ngoài ra, điều chỉnh vận động hằng ngày, hạn chế mang vác đồ quá nặng, từ bỏ thói quen vận động các động tác lặp đi lặp lại vùng vai và cánh tay có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc viêm khớp vai. Ăn đủ chất, ăn uống khoa học và vận động thể dục thường xuyên sẽ tăng cường sức khỏe toàn thân, chắc xương khớp.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7