Tìm hiểu về bệnh gai cột sống
Hiện nay, tình trạng gai cột sống ở người trẻ ngày càng có xu hướng gia tăng khiến nhiều người cảm thấy lo lắng. Vậy bệnh gai cột sống là gì, cách chữa trị và biện pháp phòng ngừa ra sao? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Gai cột sống là gì?
Gai cột sống là một căn bệnh thoái hóa cột sống, hình thành bởi sự phát triển thêm ra của xương (gai xương) trên thân đốt sống, đĩa sụn và các dây chằng quanh khớp.
Gai xương là tình trạng các mỏm xương hoặc điểm lồi nhô ra tại các khớp khi bề mặt của khớp bị tổn thương. Gai thường mọc ở mặt trước và bên của cột sống, thường thấy ở khu vực thắt lưng và đốt sống cổ.
Đối tượng dễ bị gai cột sống là những người già, người lao động nặng, dân văn phòng, phụ nữ ở tuổi mãn kinh,…
2. Dấu hiệu bệnh gai cột sống
Khi bệnh gai cột sống mới khởi phát, gai xương chủ yếu mọc ở phía trước, bên cạnh cột sống và nó hiếm khi mọc ở phía sau. Đó là khi gai chưa chèn ép vào hệ thần kinh, rễ xung quanh nên người bệnh chưa cảm thấy đau.
Càng về sau, gai mọc càng lớn dần, cọ xát với xương, mô, khớp sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức. Tùy theo vị trí mọc gai mà người bệnh cảm thấy đau nhức ở những chỗ khác nhau. Tuy nhiên, cơn đau chủ yếu là ở vùng cổ, thắt lưng, hông. Nguyên nhân mọc gai chủ yếu là do canxi lắng đọng, chấn thương, mắc bệnh xương khớp.
Xét về mức độ nguy hiểm, gai cột sống không đáng lo, nếu được chữa bệnh sớm. Thời điểm 1 – 2 tuần đầu khỏi phát chữa rất dễ dàng. Tuy nhiên, đa phần người bệnh chủ quan, khi cơn đau khiến người bệnh không chịu nổi thì mới bắt đầu lo lắng và đi khám. Khi đó, tình trạng gai đã mọc dài, và việc khám chữa trở nên khó khăn hơn.
Chuyên gia xương khớp cảnh báo, gai cột sống nếu không chữa kịp thời sẽ gây teo cơ, biến dạng cột sống làm ảnh hưởng trực tiếp tới vận động, cuộc sống. Và ngoài việc điều trị bệnh thì cần có những cách phòng ngừa gai cột sống an toàn.
3. Nguyên nhân gây ra gai cột sống
3.1. Do tuổi tác
Thông thường, gai cột sống sẽ xảy ra ở những người cao tuổi do cơ thể bước vào giai đoạn tuổi già, lão hóa. Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh gai cột sống càng lớn, đặc biệt là lứa tuổi trên 40, nam nhiều hơn nữ.
3.2. Lười vận động
Cuộc sống càng bận rộn, tất bật khiến con người ngày càng lười vận động, nhất là những bạn trẻ tuổi. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc xương khớp bị thoái hóa và là căn nguyên dẫn đến hiện tượng bị gai cột sống khi còn trẻ tuổi như vậy.
3.3. Lạm dụng đồ ăn nhanh
Những đồ ăn nhanh, tiện lợi như đồ ăn chế biến sẵn như bún, xúc xích, pizza,…chính là nguyên nhân khiến cơ thể bị thiếu lượng vitamin, chất dinh dưỡng trầm trọng khiến xương khớp mất đi sự dẻo dai để nâng đỡ cơ thể. Lâu dần sẽ dần đến những tổn thương ở vùng cột sống thắt lưng, dẫn đến gai cột sống.
3.4. Làm việc nhiều với máy tính
Ngồi máy tính nhiều cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh gai cột sống ở người trẻ tuổi. Ngoài gai cột sống, ngồi máy tính lâu cũng là nguyên nhân của nhiều căn bệnh xương khớp khác nữa.
3.5. Sử dụng các chất kích thích
Các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê,… chính là những tác nhân gây hại cho cơ xương khớp và là nguyên nhân gây gai cột sống.
3.6. Gặp chấn thương
Các chấn thương do tai nạn giao thông hay chơi thể thao khiến xương khớp bị tổn thương dẫn đến đâu. Lâu dần nó sẽ hình thành nên gai ở cột sống, vùng cổ, thắt lưng.
4. Gai cột sống có nguy hiểm không?
Đây là câu hỏi rất nhiều người bệnh quan tâm bởi hiện nay bệnh này gây cho người bệnh vô vàn những phiền toái, nó không chỉ gây ra những cơn đau nhức làm vận động khó khăn mà nó còn khiến chất lượng cuộc sống của chúng ta giảm sút. Gai đôi cột sống gây ra những ảnh hưởng sau:
- Xuất hiện những cơn đau nhức ở vai, thắt lưng, cổ,…
- Các cơn đau sẽ dữ dội hơn khi người bệnh vận động.
- Khi gai cột sống tiếp xúc với dây thần kinh hay cử động sẽ gây chóng mặt, đau đầu, mất thăng bằng,..
- Nhiều người bệnh khó khăn hoặc không thể đi lại được, mất kiểm soát khi tiểu tiện…
- Biến chứng nguy hiểm như teo chân tay, vẹo cột sống, teo cơ hay gù lưng… nếu để bệnh lâu không chữa.
5. Cách điều trị bệnh gai cột sống
Từ những ảnh hưởng trên có thể thấy gai cột sống làm cho cuộc sống của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Cho nên, khi có biểu hiện của bệnh cần phải được điều trị càng sớm càng tốt. Có nhiều biện pháp chữa bệnh, trong đó những biện pháp sau mang lại hiệu quả cao hơn cả.
- Người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng viêm không steroid
- Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm thuốc chống loãng xương khác như vitamin D, calcium, glucosamine,…
- Chữa gai cột sống bằng thuốc đông y cũng được khuyến khích. Các bài thuốc đông y thường cho hiệu quả cao, lâu dài, an toàn và đặc biệt có thể bồi bổ, giúp sức khỏe, xương khớp tốt hơn.
- Nếu là trường hợp có các biến chứng nguy hiểm như tê liệt chân tay, không kiểm soát được tiểu hay đại tiện bác sĩ sẽ cân nhắc cho người bệnh tiến hành phẫu thuật.
Ngoài ra, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, cần kiểm soát cân nặng, tránh vận động mạnh, không mang vác đồ nặng để không ảnh hưởng tới hệ xương khớp
6. Biện pháp phòng ngừa gai cột sống
Để hạn chế việc phải dùng thuốc hay áp dụng những biện pháp điều trị bệnh, người bệnh hãy áp dụng những phòng ngừa gai cột sống. Dưới đây là một số cách phòng bệnh an toàn, hiệu quả bạn nên áp dụng.
6.1. Tăng cường chế độ dinh dưỡng
Tăng cường chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý chính là phòng ngừa bệnh gai cột sống hiệu quả nhất. Người bệnh nên bổ sung canxi (khoảng 1200mg/ngày) bằng cách ăn nhiều hải sản (tôm, cua, cá,…), xương,…. Ngoài ra, cần bổ sung hàm lượng vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể để xương khớp luôn chắc khỏe.
Sở dĩ cần cung cấp những thực phẩm trên vì đó là những thực phẩm tốt cho hệ xương khớp, giúp xương khớp luôn dẻo dai, khỏe mạnh và linh hoạt hơn. Ngoài ra, bổ sung dinh dưỡng cũng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng cường sức đề kháng và tránh nguy cơ mắc bệnh.
6.2. Tập thể dục thường xuyên
Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày nên dành 30 phút dành cho tập thể dục. Tập thể dục giúp xương khớp dẻo dai hơn và linh hoạt hơn. Nên tập những bài tập nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, và tránh những bài tập nặng như cử tạ, đá bóng,…
6.3. Tránh thói quen xấu
Cách phòng ngừa bệnh gai cột sống còn có việc tránh những thói quen xấu như ngồi một chỗ quá lâu, bê vác vật nặng, hút thuốc lá, uống rượu bia,…. Những thói quen này đều khiến cho xương khớp của chúng ta yếu dần đi và khiến cột sống bị tổn thương.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt