Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ đem đến nhiều đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Vậy thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về bệnh thoát vị đia đệm đốt sống cổ qua bài viết sau.

1. Bản chất của thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Bình thường chúng ta có 24 đốt sống có thể cử động (từ cổ đến thắt lưng), giữa các khoang đốt sống là đĩa đệm.

Đĩa đệm có cấu trúc dạng thớ sợi chắc xếp theo hình vòng tâm và chứa nhân keo (gelatin). Nó có tác dụng làm cho cột sống cơ thể cử động uyển chuyển và làm giảm sóc của cơ thể.

Vị trí thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách, và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.

2. Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Thông thường ở cổ có hai vị trí dễ bị thoát vị ở cổ nhất là đĩa đệm nằm giữa cột sống cổ C5 – C6 và C6 – C7, sau đó là đĩa đệm C4 – C5.

Đau nhức cổ là một trong những triệu trứng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Các triệu chứng người bệnh sẽ gặp phải là:

  • Đầu tiên mà người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường gặp phải là tình trạng đau và nhức mỏi cổ. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời thì tình trạng đau sẽ dần dần trở nên nặng hơn, cơn đau thường xuyên hơn, đặc biệt là sau khi ngủ dậy.
  • Đau sẽ lan từ cổ rộng ra các khu vực khác như khớp đốt sống, gân, cơ, dây chằng dọc sau. Đau khu trú ở vùng gáy lan lên chẩm hoặc xuống vai.
  • Đau vùng gáy cấp tính, vẹo cổ cấp, đau vùng gáy một bên, đau lan lên chẩm.
  • Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nặng hơn là khi xuất hiện tình trạng chèn vào các rễ thần kinh cổ, khiến cơn đau lan ra các vùng khác như mỏm vai, cánh tay, cẳng tay, ngón tay, ngực vùng trước tim. Cùng với cảm giác đau là các biểu hiện như yếu cơ delta, cơ nhị đầu cánh tay, cơ duỗi các ngón tay, cơ gấp ngón tay và cơ bàn tay…
  • Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể bị liệt cơ và chi, bắt đầu từ cổ, thân mình, sau lan đến hai tay, hai chân.

Khi phát hiện thấy những dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, bạn đừng chần chừ mà hãy tới ngay cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám kịp thời. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị sao cho hiệu quả.

3. Cách giảm đau tạm thời

Nếu bất chợt gặp phải một cơn đau cổ cấp do thoát vị đĩa đệm gây nên, bạn hãy lưu ý thực hiện một số điều sau:

  • Tạm dừng các công việc sinh hoạt đang làm, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế vận động.
  • Chườm lạnh lên khu vực bị đau từ 2-3 lần/ngày, mỗi lần 10-15 phút. Tránh bôi dầu cao nóng hoặc chườm thuốc chưa rõ công dụng.

Với những cơn đau xảy ra lâu ngày (cơn đau mãn tính) có thể chườm ấm lên khu vực tổn thương. Thực hiện các bài tập căng giãn cơ cổ thường xuyên như là một hình thức tập luyện, vận động cho phần cổ của mình.

4. Diễn tiến nguy hiểm của bệnh nếu không được điều trị kịp thời

Thoát vị đĩa đệm cổ là một bệnh lý tương đối nguy hiểm. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị đúng lúc, bệnh nhân sẽ gặp phải một số mối nguy hiểm như:

  • Nhân nhày đĩa đệm thoát ra nhiều gây: chèn ép rễ thần kinh dẫn đến tê tay, giảm dinh dưỡng tới các chi, thậm chí bệnh nhân có thể cảm thấy một hoặc hai tay của mình teo đi.
  • Gây dị cảm, rối loạn cảm giác ở hai tay.
  • Gây thiểu năng tuần hoàn não: những chèn ép và sai lệch cột sống có thể gây nên tình trạng rối loạn hệ thần kinh thực vật, mất thăng bằng, rối loạn tiền đình, tuần hoàn máu kém.
  • Bại liệt: hậu quả lớn nhất của thoát vị đĩa đệm có thể gây ra bại liệt hai cánh tay thậm chí cả thân trên và tàn phế suốt đời.

5. Phương pháp chẩn đoán và cách điều trị đĩa đệm đốt sống cổ hiệu quả

Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ bạn thường gặp phải các vấn đề như: Cấu trúc xương bị sai lệch, cơ bị yếu và co cứng, các rễ thần kinh bị viêm và luôn trong trạng thái kích thích. Vì vậy nếu dùng thuốc sẽ không thể xử lý tận gốc vấn đề.

Với các bệnh nhân đến với cơ sở y tế bác sĩ cần kiểm tra lâm sàng, cận lâm sàng cẩn thận, chi tiết để đưa ra tình trạng bệnh lý cụ thể cho bệnh nhân, xác định đâu là nguyên nhân, vị trí gốc gây ra các cơn đau cho người bệnh. Các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thì các bác sĩ cần xác định vị trí thoát vị, mức độ thoát vị, phía thoát vị… đánh giá hệ cơ, trục cột sống, hướng đau lan của thần kinh.

Một số phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hiện nay:

  • Chiropractic: Nắn chỉnh sai lệch, lấy lại cấu trúc cột sống, giải phóng điểm chèn ép rễ
  • ATPT: Kích hoạt các điểm co cứng cơ, các nút cơ gây ra cơn đau giúp hệ cơ khỏe mạnh, bảo vệ và ổn định vị trí nắn chỉnh
  • Vật lý trị liệu: Giúp giảm viêm, giảm đau, kích thích sinh học, gia tăng khoảng cách đốt sống giúp nhân nhày trở về bao xơ, giảm chèn ép

Bài viết trên đây đã chia sẻ thông tin cơ bản về bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống sổ. Để được tư vấn thêm thông tin về bệnh cũng như giải pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ hãy liên hệ chuyên gia tư vấn của chúng tôi.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7