Tìm hiểu về thoát vị đĩa đệm cổ
Thoát vị đĩa đệm cổ là một bệnh về xương khớp nguy hiểm, gây ra các cơn đau khó chịu làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm đều không nhận biết được bệnh hoặc chủ quan về hậu quả nên không điều trị nghiêm túc. Đối với bệnh nhân mắc bệnh này nên sớm tìm ra cách chữa trị phù hợp, không nên để bệnh kéo dài. Dưới đây là thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm vùng cổ, nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả.
Nội dung bài viết
1. Thế nào gọi là thoát vị đĩa đệm cổ?
Thoát vị đĩa đệm cổ là căn bệnh liên quan đến xương khớp nguy hiểm, bệnh thường gây ra những triệu chứng đau ở cột sống cổ, gáy, vai, đau cột sống lưng khiến cho người bệnh tâm lý và cơ thể rất khó chịu.
Thoát vị đĩa đệm cổ là một bệnh thường gặp và gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm cho người bệnh. Thoát vị đĩa đệm cổ được chia ra nhiều loại tùy theo từng nguyên nhân dẫn đến bệnh mà có thể phân thành nhiều loại khác nhau:
- Thoát vị đĩa đệm vùng cổ trung tâm chủ yếu là chèn ép tủy sống gây ra bệnh lý về tủy.
- Thoát vị đĩa đệm cổ bên chủ yếu là chèn ép vào rễ thần kinh gây ra bệnh lý rễ.
- Thoát vị đĩa đệm cổ liên quan đến cả tủy sống và rễ thần kinh.
- Thoát vị đĩa đệm cổ cạnh trung tâm là chèn ép cả rễ thần kinh và tủy sống gây ra bệnh lý rễ – tủy.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm cổ
Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm cổ chủ yếu là do thoái hóa đan xen giữa các quá trình thoái hóa sinh học với quá trình thoái hóa bệnh lý và các chấn thương vùng cổ trong đời sống lao động của mỗi người, nhất là người có hoạt động lực nặng lên cột sống cổ. Bệnh cạnh đó, thoát vị đĩa đệm cổ còn có thể do một vài nguyên nhân khác như: yếu tố miễn dịch, yếu tố di truyền.
Thoát vị đĩa đệm cổ có thể xem như là kết quả của thoái hóa xương và sụn gian đốt sống. Nhân nhầy tại đĩa đệm bị thoái hóa trước, biểu hiện là lượng nước bị giảm trong nhân nhầy và giảm hàm lượng Collagen, Proteoglycan. Sự suy giảm này làm cho nhân nhầy mất đi khả năng đàn hồi, giảm khả năng phồng dưới tác động của lực và tính bền của đĩa đệm, gây ra tình trạng giảm đi khả năng hấp thụ được lực tải trọng.
Các bó sợi ở vòng xơ bị đứt gãy tạo điều kiện tốt cho nhân nhầy thoát ra ở chỗ đứt rách và làm đĩa đệm bị thoát vị. Nếu nhân nhầy đi ra khỏi vị trí bình thường, nhưng vẫn còn giữ được độ căng phồng ở một mức nhất định, lúc này thoát vị đĩa đệm cổ được xem là thoát vị nhân nhầy.
Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cổ cũng như thắt lưng đều là kết quả của thoái hóa cột sống, gây ra rất nhiều biến đổi về hình thái và cấu trúc bệnh lý khác nhau. Sự thay đổi này có thể diễn ra như: gãy xẹp thân đốt sống, mất đường cong sinh lý, trượt đốt sống, viêm, thoát vị vào thân đốt sống và thoái hóa xương dưới sụn trong các giai đoạn khác nhau.
Thoát vị đĩa đệm cổ là quá trình thoái hóa thường diễn ra lặng lẽ trong một thời gian dài trước khi bệnh xuất hiện thoát vị đĩa đệm và các biến đổi về hình thái cấu trúc bệnh lý như trên.
3. Những dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cổ
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ được chia làm 2 nhóm chính:
3.1. Nhóm bệnh lý rễ
Ở nhóm bệnh này, đĩa đệm cột sống cổ bị chèn ép và thương tổn ở ngoại biên.
- Người bệnh thuốc nhóm này sẽ có những cảm giác đau nhức và tê bì các cơ ở vùng cổ và tay. Các cơn đau vùng vai gáy lan tỏa xuống hai cánh tay và bàn tay, gây ra giảm khả năng vận động của tay. Cơn đau lan ra đầu gây ra chứng đau đầu, toát mồ hôi, tê nhức, mơ hồ. Người bệnh cần phải nằm yên ở một tư thế hoặc giơ tay lên cao hơn mới giảm đau.
- Tê bì cẳng tay, bàn tay và tê các ngón tay. Bệnh nhân bị rối loạn cảm giác khi cầm nắm vào bất cứ đồ vật gì. Một số trường hợp bệnh nhân bị tê bì dần dần, tê châm chích hoặc đau cháy. Đau cháy khiến cho người bệnh có cảm giác đau khi chạm vào đồ vật, cảm giác như bị lửa thiêu đốt.
- Nhiều người bệnh thoát vị đĩa đệm ở cổ bị yếu cơ khó cầm nắm các vật dùng như bút, đũa hoặc khó khăn trong tự mặc quần áo.
3.2. Nhóm bệnh lý tủy
Ở nhóm bệnh này, đĩa đệm bị chèn ép và thương tổn vùng trung ương.
- Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là tê và yếu liệt vùng cổ, vùng tay và chân. Cơ thể người bệnh khó hoạt động, đi lại vẫn bình thường, nhưng các thớ cơ rung lên mỗi khi đụng chạm hay gắng sức cầm nắm, nâng bất kỳ vật nào. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như táo bón, khó tiêu, khó thở.
- Người bệnh thoát vị đĩa đệm vùng cổ khó khăn khi leo lên bậc cầu thang, đạp xe vì những hoạt động này khiến cơ thể mệt mỏi rã rời, rớt dép, dễ bị vấp ngã, khó điều khiển chân tay…
4. Các phương pháp điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cổ
4.1. Sử dụng thuốc Tây
Bệnh nhân có thể được điều trị bệnh bằng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm như aspirin, paracetamol, acetaminophen, ibuprofen, thuốc giãn cơ, vitamin nhóm B… để ức chế các cơn đau. Nếu chỉ áp dụng duy nhất phương pháp này thì người bệnh sẽ không chữa khỏi tận gốc bệnh được, bệnh sẽ tái phát nhiều lần.
4.2. Phẫu thuật
Nếu tiến hành phẫu thuật và làm theo các chỉ định của các y bác sĩ thì khả năng hồi phục của bệnh nhân là có thể. Tuy nhiên, phẫu thuật cũng là phương pháp có khả năng gây ra nhiều biến chứng sau phẫu thuật, chưa kể đến các biến chứng như nhiễm trùng, vết thương lâu lành thì người bệnh cũng có thể gặp các bệnh khác về đĩa đệm cổ.
Vì thế, nếu bệnh nhân muốn áp dụng phương pháp này nên tìm đến các bệnh viện nổi tiếng, uy tín, có đội ngũ y bác sĩ lành nghề để được hưởng các dịch vụ tốt nhất.
5. Cách phòng chống bệnh thoát vị đĩa đệm cổ
Để phòng ngừa căn bệnh thoát vị đĩa đệm ở cổ các bạn cần lưu ý bảo vệ các đốt sống cổ luôn được khỏe mạnh. Muốn làm được điều đó, mỗi người cần có thói quen sinh hoạt hàng ngày một cách khoa học.
Trong các hoạt động hằng ngày, mọi người cần tránh khuân vác những vật nặng, không giữ tư thế cúi đầu quá lâu, nhất là tư thế sử dụng điện thoại. Nếu do tính chất công việc bắt buộc bạn phải chú ý nhiều đến chế độ nghỉ ngơi sao cho hợp lý, nhất là tuyệt đối không được làm việc quá sức.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý luôn là một lời khuyên không thể thiếu dành cho những người muốn khỏe mạnh. Bạn cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn không bỏ bữa, thức ăn bổ sung các vitamin và chất đạm, uống nhiều nước. Mọi người nên thường xuyên tập thể dục, rèn luyện sự linh hoạt của cơ thể và sự dẻo dai ở các khớp xương.
Ngoài các phương pháp trên, bạn cũng nên thường xuyên đi thăm khám sức khỏe định kỳ 6 – 12 tháng/lần.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt