Top 6 bệnh phổ biến liên quan đến thoái hóa xương khớp

Thoái hóa xương khớp là tình trạng tổn thương sụn, xương dưới sụn do tình trạng viêm, giảm dịch khớp, tuổi cao, ngoài ra còn có yếu tố khác như di truyền, béo phì, chấn thương, tai nạn lao động, tai nạn thể thao. Thoái hóa xương khớp có thể xuất hiện ở tất cả các xương khớp trên cơ thể. Tuy nhiên, bệnh phổ biến thường liên quan đến khớp đầu gối, khớp háng, khớp cột sống và khớp cổ, khớp ngón tay, khớp vai, khớp cổ chân. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về top 6 bệnh phổ biến liên quan đến thoái hóa xương khớp trong bài viết dưới đây.

1. Thoái hóa xương khớp đầu gối

Thoái hóa xương khớp đầu gối là hậu quả của sự mất cân bằng cơ học và sinh học, giữa tổng hợp và hủy hoại lớp sụn và xương dưới sụn, hình thành các gai xương và lỗ nhỏ ở bề mặt xương ở ngay dưới lớp sụn. Các triệu chứng của thoái hóa xương khớp đầu gối thường gặp là: đau ở phía trước và bên sườn một hoặc cả hai đầu gối, khớp gối ngày càng yếu dần, xuất hiện hiện tượng cứng khớp gối; khó đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang, đi lại khó khăn. Viêm xương khớp đầu gối thường gặp ở phụ nữ (chiếm khoảng 80% tổng số ca bệnh). Thoái hóa xương khớp đầu gối là một trong ba loại bệnh phổ biến nhất liên quan đến các loại thoái hóa xương khớp, với hơn 12% người trên 60 tuổi và hơn 6% người lớn trên 30 tuổi mắc bệnh này.

thoai-hoa-xương1 - Copy
80% thoái hóa xương khớp đầu gối xuất hiện ở phụ nữ

2. Thoái hóa xương khớp háng

Thoái hóa xương khớp háng xảy ra khi lớp sụn bao bọc xương bị bị rách, mỏng hơn khiến các đầu xương ở dưới lớp sụn tiến sát lại gần nhau và trượt vào nhau khiến người bệnh có cảm giác đau bên trong háng, đau có thể xuất hiện ở một, hai bên khớp háng hoặc phía trước háng, cơn đau có thể lan ra xung quanh hông. Cơn đau do thoái hóa xương khớp háng là đau mãn tính ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và tạo thêm gánh nặng cho gia đình và cộng đồng. Thoái hóa khớp háng chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi. Chính vì vậy nếu bệnh được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh sẽ thuyên giảm, bớt các triệu chứng đau đớn, người bệnh khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ tàn phế.

thoai-hoa-xuong2 - Copy
Thoái hóa xương khớp háng có thể xuất hiện ở một bên hoặc hai bên khớp háng

3. Thoái hóa xương khớp cột sống và cổ

Bệnh thoái hoá xương khớp cột sống và cổ tiến triển chậm, theo thời gian tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng cao. Bệnh này là hiện tượng các đĩa đệm bị bào mòn ngày càng mỏng hơn và dẫn đến các đốt sống cọ vào nhau và gây đau. Nếu thoái hóa cột sống và cổ chèn ép lên dây thần kinh sẽ dẫn đến cơn đau thần kinh tọa, tình trạng đau có thể lan xuống bàn chân, ngón chân hoặc lên đầu. Cảm giác đau mỏi sẽ xuất hiện nếu bạn làm việc nặng, ngủ sai tư thế. Nếu không được điều trị kịp thời cơn đau sẽ ngày càng dữ dội và kèm theo hiện tượng cứng, khó cử động cột sống.

4. Thoái hóa xương khớp ngón tay

Thoái hóa xương khớp ngón tay có thể ảnh hưởng đến tất cả các đốt ngón tay, nhưng thường phổ biến nhất là đốt ngón tay cái. Khi thoái hóa xảy ra bàn tay và các ngón tay của bạn sẽ cứng lại, không linh hoạt như trước, làm việc khó khăn vì khó cầm, nắm, duỗi tay. Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng cao (Bệnh này thường xuất hiện ở những người trong độ tuổi từ 60-65 tuổi). Có thể khi bị lão hóa lượng máu đến nuôi dưỡng các khớp bàn tay, ngón tay kém dẫn đến sự hao mòn sụn, xương dưới sụn của ngón tay.

5. Thoái hóa xương khớp vai

Khớp vai là một trong những khớp quan trọng nhất của cơ thể và hoạt động với tần suất cao trong suốt cuộc đời. Vì vậy, xương khớp vai dễ bị thoái hóa nhất nguyên nhân có thể do bao khớp bị viêm nhiễm, sụn khớp bị bào mòn dẫn đến xương dưới sụn bị tổn thương, lúc này các đầu xương bả vai không được bảo vệ, cọ xát vào nhau gây ra tình trạng đau bả vai, hạn chế vận động khớp vai. Thoái hóa xương khớp vai thường gặp ở những người làm công việc văn phòng, vận động khớp vai sai tư thế hoặc vận động khớp vai quá mức (công việc liên quan đến bê, vác vật nặng).

Mang vác vật nặng có thể là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa xương khớp vai
Mang vác vật nặng có thể là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa xương khớp vai

6. Thoái hóa xương khớp cổ chân

Thoái hóa xương khớp cổ chân thường gặp ở người già và trung niên. Các triệu chứng ban đầu là đau khớp cổ chân, cổ chân khó vận động. Cơn đau do thoái hóa cổ chân có thể xảy ra đột ngột, hoặc đau khi dùng ngón tay ấn vào khớp cổ chân, vận động cổ chân. Mức độ đau từ nhẹ đến nặng, tăng khi vận động nhiều và giảm khi nghỉ ngơi. Đa số bệnh nhân có biểu hiện sưng đỏ nóng ở khớp cổ chân. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị cứng, teo cơ và biến dạng xương cổ chân.

Khi có các triệu chứng bất thường nghi ngờ mắc bệnh thoái hóa xương khớp, cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hiện nay, các phương pháp điều trị thoái hóa khớp thường được áp dụng là: nội khoa, phẫu thuật, vận động khớp, vật lý trị liệu… Tùy theo mức độ tổn thương khớp mà bác sĩ sẽ đưa ra loại pháp điều trị cho từng trường hợp cụ thể. Thoái hóa xương khớp là một quá trình tự nhiên, tuy nhiên bạn có thể làm chậm quá trình thoái hóa bằng cách bổ sung dưỡng chất cho sụn và xương, duy trì trọng lượng cơ thể, dinh dưỡng khoa học, tập thể dục thường xuyên.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến top 6 bệnh thoái hóa xương khớp. Để tìm hiểu sâu hơn về phương pháp chẩn đoán và dự phòng bệnh thoái hóa xương khớp hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7