Triệu chứng đau nhức chân là bệnh gì?
Thông thường cơn đau nhức, tê bì chân chỉ gây khó chịu, nhưng trong một số trường hợp, triệu chứng đau nhức chân này có thể ảnh hưởng đến khả năng đi lại hay nặng hơn là bại biệt. Những cơn đau này có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột gây ảnh hưởng đến các bộ phận từ đầu gối, bàn chân và ngón chân.
Nội dung bài viết
Vậy đau nhức chân là bệnh gì?
Viêm gân. Triệu chứng ban đầu của bệnh viêm gân achilles cũng bắt đầu từ cảm giác chân bị đau nhức. Bệnh này còn kèm theo các dấu hiệu khác như chân bị sưng, căng hoặc rách.
Gãy xương hoặc bong gân. Sau va chạm hoặc chấn thương, người bệnh thường có cảm giác đau nhức, vận động khó khăn.
Huyết khối tĩnh mạch sâu hay còn được gọi với tên khác là tình trạng đông máu. Tình trạng này gây ra hiện tượng đau nhức chân và đau tăng lên khi đi lại. Biến chứng của bệnh là dẫn đến thuyên tắc phổi, chân bị phù nề kéo dài.
Giãn tĩnh mạch. Không chỉ có cảm giác đau nhức ở chân mà người bệnh còn bị sưng nề, tím ở cẳng chân, mu bàn chân kèm theo hiện tượng tê, ngứa và nặng hơn có thể viêm da, lở loét, xơ cứng.
Bệnh động mạch ngoại biên chi dưới xảy ra khi các động mạch ở chân bị tắc nghẽn, tổn thương có thể dẫn đến triệu chứng dễ bị chuột rút, đau nhức chân, đặc biệt chân đau hơn khi đi bộ, leo cầu thang.
Đau thần kinh tọa. Triệu chứng đau của bệnh này rất đặc trưng, người bệnh thường có cảm giác đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Vị trí đau bắt đầu từ cột sống thắt lưng sau đó lan đến mặt ngoài đùi, cẳng chân, mắt cá ngoài lan đến tận các ngón chân.
Thoái hóa khớp. Đây là tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương kèm theo phản ứng viêm tại khớp. Bệnh thường gặp ở người trung niên và người già. Cảm giác đau nhức thường hay gặp ở khớp gối, khớp bàn chân, cột sống, cánh tay.
Bệnh gout. Khi những khối tinh thể muối urat bị tích tụ và lắng đọng tại các khớp chân và tay gây nên tình trạng sưng đỏ, viêm đau cho người bệnh.
Viêm khớp dạng thấp. Được biết đến với loại bệnh tự miễn khá điển hình, người mắc phải viêm khớp dạng thấp ban đầu hay có cảm giác đau nhiều về đêm, tăng dần vào sáng sớm và cứng khớp khi thức dậy. Đặc biệt, bệnh có tính đối xứng, chỉ cần một bên khớp chân hoặc tay bị viêm đau thì bên còn lại sẽ có những biển hiện tương tự.
Ngoài những bệnh phổ biến kể trên thì đau nhức chân cũng là triệu chứng ban đầu của nhiều bệnh như u nang, viêm xương tủy, viêm khớp nhiễm khuẩn…
Vậy khi nào cần đi khám bác sĩ?
Bác sĩ sẽ là người giúp bạn giải đáp được chính xác nhất câu hỏi đau nhức chân là bệnh gì? Bởi vậy, người bệnh cần đi gặp bác sĩ ngay nếu thấy cơ thể mình có kèm theo các dấu hiệu sau:
- Bị chấn thương chân với vết cắt sâu hoặc lộ xương hoặc gân
- Không thể đi bộ hoặc đặt trọng lượng lên chân của bạn
- Bị đau, sưng, đỏ hoặc ấm ở bắp chân
- Dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như đỏ, ấm hoặc đau, hoặc bạn bị sốt lớn hơn 100 F (37,8 C)
- Một chân bị sưng, nhợt nhạt khác thường
- Đau bắp chân, đặc biệt là sau khi ngồi lâu, chẳng hạn như trên một chuyến đi xe dài hoặc đi máy bay
- Sưng ở cả hai chân cùng với các vấn đề về hô hấp
- Bất kỳ triệu chứng chân nghiêm trọng phát triển mà không có lý do rõ ràng
- Bạn bị đau trong hoặc sau khi đi bộ
- Bạn bị sưng ở cả hai chân
- Cơn đau của bạn trở nên tồi tệ hơn
- Các triệu chứng của bạn không cải thiện sau một vài ngày điều trị tại nhà
Cách điều trị đau nhức chân
Người bệnh có thể áp dụng những phương pháp sau đây để điều trị và giảm đau nhức chân ngay tại nhà:
- Nghỉ ngơi chân càng nhiều càng tốt
- Nâng cao chân của bạn với gối
- Uống thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin hoặc ibuprofen
- Sử dụng dụng cụ nẹp hỗ trợ
- Chườm lạnh. Chườm đá vào vùng chân bị đau nhức ít nhất bốn lần mỗi ngày. Bạn có thể làm điều này thậm chí thường xuyên hơn trong vài ngày đầu sau khi cơn đau xuất hiện. Bạn có thể để băng trong khoảng 15 phút mỗi lần.
- Tắm nước ấm, sau đó nhẹ nhàng kéo căng cơ bắp: Nếu bạn bị đau ở phần dưới của chân, hãy thử chỉ và duỗi thẳng ngón chân khi ngồi hoặc đứng
Cách phòng ngừa đau nhức chân
Bạn nên thường xuyên kéo giãn cơ bắp trước khi vận động để ngăn ngừa chấn thương. Ngoài ra người bệnh có thể áp dụng những cách phòng ngừa như bổ sung thực phẩm nhiều kali, chẳng hạn như chuối và thịt gà để giúp ngăn ngừa chấn thương cơ bắp chân và gân. Mỗi chúng ta cần tập thể dục trong 30 phút mỗi ngày, năm ngày mỗi tuần, duy trì cân nặng khỏe mạnh và có thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Thông thường, đa số trường hợp đau nhức chân đều là hệ quả của các bệnh xương khớp mãn tính như đau thần kinh tọa, viêm khớp, thoái hóa khớp… Vì thế việc sử dụng phương pháp đơn lẻ chỉ giúp làm giảm triệu chứng phần ngọn mà không giải quyết phần gốc của bệnh.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt