Triệu chứng thoái hóa khớp vai bạn tuyệt đối không được “lơ là”

Các triệu chứng của thoái hóa khớp vai rất dễ nhận biết thông qua các biểu hiện đau nhức vai, sưng tấy, nóng đỏ, cứng khớp ở vùng vai. Bệnh hay để lại biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.

1. Bệnh thoái hóa khớp vai là gì?

Dân văn phòng là nhóm đối tượng dễ mắc thoái hóa khớp vai
Dân văn phòng là nhóm đối tượng dễ mắc thoái hóa khớp vai

Khớp vai có cấu tạo gồm 5 khớp: khớp vai chính, khớp mỏm cùng cánh tay, khớp mỏm cùng, xương đòn, khớp xương bả vai lồng ngực. Nhờ hệ thống gân cơ bao quanh chóp xoay, khớp vai có thể vận động linh hoạt được. Tuy nhiên, khi các khớp của vai bị thoái hóa, bệnh nhân sẽ rất dễ đối diện với tình trạng đau nhức, khó chịu ở phần vai.

Không giống như khớp háng và khớp gối, phải chịu nhiều tác động của trọng lượng cơ thể, khớp vai có nguy cơ thoái hóa ít hơn. Điều đó không có nghĩa người bệnh sẽ ít gặp phải căn bệnh này. Thực tế, không ít bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp vai là người trẻ tuổi. Đây là căn bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức hoạt cũng như cuộc sống của bệnh nhân.

2. Biểu hiện, triệu chứng thoái hóa khớp vai

Người bệnh thoái hóa khớp vai sẽ gặp phải những triệu chứng điển hình nhất của căn bệnh này. Cụ thể, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như sau:

2.1. Đau nhức khớp vai

Đây là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh thoái hóa khớp vai. Khi bệnh chỉ mới khởi phát, người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng đau nhức thoáng qua. Tuy nhiên, rất ít bệnh nhân để ý đến dấu hiệu này. Về sau, cơn đau ngày càng tăng nhanh chóng, nhất là vào buổi sáng thức dậy. Người bệnh có thể bị đau khớp bả vai phải hoặc trái hoặc cả hai vai.

Vai bị đau nhức, sưng tấy do thoái hóa khớp
Vai bị đau nhức, sưng tấy do thoái hóa khớp

Đôi khi người bệnh có cảm giác đau nhói như dao cắt ở vùng khớp vai. Cơn đau lan rộng từ bả vai xuống cánh tay, khuỷu tay, bàn tay và ngón tay. Nếu thời tiết chuyển lạnh, tình trạng đau nhức khớp vai càng dữ dội hơn. Nhiều bệnh nhân đã không thể chịu đựng được những cơn đau nhức, khó chịu này.

2.2. Khớp vai bị sưng đỏ

Nếu sử dụng mắt quan sát, bạn sẽ nhận thấy khớp vai của bệnh nhân có dấu hiệu bị sưng và đỏ hẳn lên. Đồng thời, khớp vai có dấu hiệu nóng rát do viêm ở khớp. Tình trạng sưng đỏ sẽ diễn ra trong khoảng thời gian dài nếu người bệnh không tiến hành điều trị bệnh dứt điểm.

2.3. Khớp vai phát ra tiếng kêu

Tình trạng thoái hóa khớp vai sẽ khiến cho người bệnh dễ gặp phải tiếng kêu lục cục, lạo xạo trong khớp vai. Âm thanh này phát ra thường xuyên khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Nhất là khi người bệnh thực hiện một số động tác tạo lực ở cánh tay, sẽ khiến cho khớp vai phát ra tiếng kêu này. Chỉ cần người bệnh thực hiện một động tác nhỏ đã thấy tiếng kêu trong khớp phát ra.

2.4. Cứng khớp vai vào buổi sáng

Không chỉ khớp háng, khớp đầu gối mà khi mắc bệnh thoái hóa khớp vai, người bệnh thường gặp phải tình trạng cứng khớp vào buổi sáng. Khi người bệnh ngủ dậy và tiến hành các hoạt động ở khớp vai, bệnh nhân sẽ cảm thấy khớp bị cứng dần và không thể vận động được. Để có thể hoạt động bình thường trở lại, người bệnh cần phải tiến hành xoa bóp khoảng 30 phút, khớp vai mới không còn bị đau nhức, khó chịu nữa.

2.5. Hạn chế vận động

Bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp vai rất dễ bị hạn chế vận động. Người bệnh bị giảm biên độ vận động của khớp do khớp vai bị đau nhức và cứng. Chính điều này đã khiến cho người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc đưa tay ra trước hoặc vòng tay ra sau. Đặc biệt, người bệnh sẽ không thực hiện được một số hoạt động như quay lật tay ra phía ngoài hoặc vào trong, đưa tay lên cao… Những động tác đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày như chải đầu, gãi lưng cũng trở nên bất tiện hơn rất nhiều.

2.6. Khớp vai dễ bị biến dạng

Sụn khớp và đầu xương dễ bị phá hủy nếu tình trạng thoái hóa vai kéo dài. Lúc này, khớp vai trở nên biến dạng, teo ổ khớp, mỏm vai nhô lên. Khi quan sát bằng mắt, chúng ta có thể nhìn thấy khớp vai bị lệch và có dấu hiệu nghiêng 1 bên hoặc biến dạng hoàn toàn.

2.7. Cảm giác tê tay, lực tay yếu

Các bộ phận bên trong và xung quanh khớp vai bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này đã khiến cho lượng máu lưu thông đến cánh tay không được đảm bảo. Thời gian dài, tay của người bệnh thường yếu và khớp tay bị đau nhức. Lực cánh tay bị yếu dần và bệnh nhân không thể mang vác các vật nặng. Nếu người bệnh cứ tiếp tục cố gắng thực hiện hoạt động này sẽ khiến cho tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.

2.8. Bại liệt cánh tay

Đây là hệ quả tất yếu của căn bệnh thoái hóa khớp vai nhưng không được tiến hành điều trị kịp thời. Sau một khoảng thời gian dài mắc bệnh, người bệnh sẽ dễ bị bại liệt cánh tay. Dần dần, bệnh nhân sẽ mất đi khả năng vận động cơ thể.

3. Khi nào người bệnh thoái hóa khớp vai cần đi khám?

Thoái hóa khớp vai nếu phát hiện sớm sẽ hạn chế được nhiều biến chứng nguy hiểm
Thoái hóa khớp vai nếu phát hiện sớm sẽ hạn chế được nhiều biến chứng nguy hiểm

Việc chủ quan, không tiến hành thăm khám bệnh sớm sẽ khiến cho bệnh nhân rất dễ đối diện với những biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa khớp vai gây ra. Với căn bệnh này, người bệnh cần phải tiến hành thăm khám và điều trị bệnh sớm. Bệnh nhân cần phải đến bác sĩ thăm khám khi nhận thấy bản thân có một trong những dấu hiệu sau:

  • Đau nhức ở khớp vai.
  • Khớp vai bỗng nhiên nóng và sưng tấy.
  • Các cử động ở khớp vai hoạt động khó khăn.
  • Sau khi đã tiến hành sử dụng thuốc điều trị nhưng bệnh vẫn không có dấu hiệu giảm bớt.
  • Nếu trong quá trình dùng thuốc điều trị, người bệnh gặp bất cứ tác dụng phụ bất thường của thuốc.

4. Những cách phòng bệnh thoái hóa khớp vai bạn cần nắm rõ

Với căn bệnh thoái hóa khớp vai, việc tiến hành phòng ngừa bệnh tấn công là việc mà nhiều người cần phải chú ý. Bởi căn bệnh này có thể gặp phải ở bất cứ ai, không chỉ người già mà cả người trẻ tuổi. Dưới đây là một số cách giúp người bệnh có thể dễ dàng phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp vai.

  • Xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý. Bổ sung cho cơ thể các dưỡng chất từ sữa, rau xanh và trái cây.
  • Hạn chế thực hiện một số động tác gây rách, giãn gân cơ chóp xoay như đưa tay lên quá cao, mang vác vật nặng.
  • Tránh thực hiện một số động tác đột ngột như giật mạnh tay ra sau lấy đồ thay vì xoay người ra sau để lấy. Điều này sẽ rất dễ khiến cho phần gân cơ bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên bằng một số bài tập như bơi lội, khí công, tập dưỡng sinh, yoga.

Vốn dĩ bệnh thoái hóa khớp vai có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp vai. Chính vì vậy, nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng thoái hóa khớp vai, bạn cần tiến hành thăm khám sớm. Việc làm này có thể giúp người bệnh ngăn chặn được sự tiến triển của bệnh và phối hợp điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7