Viêm khớp cổ chân được chẩn đoán và điều trị thế nào?

Viêm khớp cổ chân có thể bắt nguồn từ một chấn thương mà bạn gặp phải hay do lối sống thiếu khoa học. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể do các bệnh lý về cơ xương khớp gây ra. Bệnh nếu được phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp bạn khắc phục được những vấn đề rủi ro có thể phát sinh.

1. Chẩn đoán viêm khớp cổ chân

Người bệnh thường có cảm giác đau nhức kết hợp với sưng viêm ngay tại khớp cổ chân
Người bệnh thường có cảm giác đau nhức kết hợp với sưng viêm ngay tại khớp cổ chân

Để chẩn đoán mức độ viêm đau khớp gối, trước khi yêu cầu thực hiện các xét nghiệm, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng. Bạn có thể sẽ được chỉ định trả lời một số câu hỏi như:

  • Bạn bắt đầu thấy khớp cổ chân của mình có vấn đề từ khi nào?
  • Các triệu chứng có diễn ra thường xuyên không?
  • Tiền sử chấn thương và bệnh lý xương khớp của bạn?
  • Tiếp đến, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện kiểm tra thể chất. Điều này cho phép quan sát những chuyển động bất thường của khớp. Đồng thời bác sĩ có thể đánh giá được liên kết xương, lực từ các mô cơ lân cận.

Để xác định cụ thể hơn mức độ nặng nhẹ của bệnh, một số liệu pháp cận lâm sàng sẽ được bác sĩ chỉ định:

  • Chụp X-quang: Hình ảnh từ X-quang không chỉ giúp bác sĩ xác định mức độ nghiêm trọng của tổn thương khớp cổ chân mà còn nhìn rõ được tình trạng sụn khớp bị hư tổn. Ngoài ra, tình trạng hẹp không gian khớp hoặc sai lệch khớp cũng có thể sẽ hiển thị trên hình ảnh X-quang.
  • Chụp CT hay chụp cộng hưởng từ: Trường hợp hình ảnh X-quang không rõ nét thì 2 liệu pháp này có thể được chỉ định. Chúng đều có tác dụng đánh giá tốt hơn mức tổn thương tại khớp cổ chân.

2. Các phương pháp điều trị viêm khớp cổ chân

Đối với từng mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng cho phù hợp với hiện trạng mà bạn đang gặp phải. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm khớp cổ chân đang được sử dụng khá phổ biến.

2.1. Thuốc điều trị viêm khớp cổ chân

Một số loại thuốc giảm đau hay kháng viêm có thể sẽ được bác sĩ chỉ định trong điều trị viêm đau khớp cổ chân. Nhóm thuốc này thường có tác dụng khắc phục và cải thiện nhanh triệu chứng để giúp người bệnh thoải mái hơn trong vận động.

Một số loại thuốc giảm đau kháng viêm có thể được chỉ định để khắc phục triệu chứng viêm đau khớp cổ chân
Một số loại thuốc giảm đau kháng viêm có thể được chỉ định để khắc phục triệu chứng viêm đau khớp cổ chân

Sau đây là một số thuốc thường được dùng:

  • Thuốc giảm đau không kê toa: Nhóm thuốc này phù hợp với các cơn đau ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Bao gồm một số thuốc như Naproxen, Ibuprofen, Acetaminophen…
  • Thuốc điều trị ngoài da: Có thể là thuốc dạng gel, kem, xịt hoặc miếng dán được sử dụng trực tiếp lên vùng da tại khớp cổ chân. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau và giảm sưng viêm tương đối nhanh.
  • Thuốc tiêm: Sẽ được bác sĩ chỉ định trong trường hợp các loại thuốc uống không thể đáp ứng được các triệu chứng. Loại thuốc này thường có tác dụng mạnh nhưng lại có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. Chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết khi nhận được yêu cầu từ bác sĩ.

Các loại thuốc được đề cập trên đây mặc dù có tác dụng hỗ trợ giảm đau và chống viêm tốt nhưng có thể phát sinh rủi ro trong quá trình sử dụng. Bạn cần tuân thủ liều lượng và tần suất mà bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng hoặc quá lạm dụng.

2.2. Vật lý trị liệu

Đây là phương pháp điều trị bệnh không cần đến sử dụng thuốc, được các chuyên gia khuyến nghị áp dụng trong điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp, trong đó có viêm khớp cổ chân.

Một số liệu pháp sau đây thường sẽ được chỉ định:

  • Bài tập trị liệu cho khớp cổ chân
  • Chỉnh hình khớp
  • Massage trị liệu
  • Nhiệt trị liệu
  • Điện trị liệu
  • Siêu âm trị liệu

Các liệu pháp này sẽ tác động tích cực đến khớp cổ chân đang bị tổn thương. Không chỉ giúp giảm đau, giảm sưng viêm mà còn cải thiện độ linh hoạt, dẻo dai của khớp. Từ đó, giúp phục hồi chức năng vận động và làm chậm sự phát triển của bệnh.

2.3. Điều trị viêm khớp cổ chân bằng phẫu thuật

Khi các phương pháp điều trị bảo tồn nêu trên không đáp ứng được tình trạng bệnh, khiến chức năng vận động của người bệnh bị đe dọa, bác sĩ sẽ cân nhắc đến phương pháp phẫu thuật. Đây là hình thức xâm lấn trong điều trị tình trạng viêm đau khớp gối.

Phẫu thuật thay thế khớp cổ chân bán phần hay toàn phần có thể sẽ được lựa chọn tùy thuộc vào mức độ tổn thương của sụn xương. Ngoài việc thay thế khớp thì bác sĩ cũng có thể phẫu thuật để đặt một thiết bị hỗ trợ vào khớp. Thiết bị này sẽ giúp ổn định không gian khớp, để khớp di chuyển và hoạt động được dễ dàng hơn. Và sau khoảng 3 tháng, người bệnh sẽ phải trải qua thêm một cuộc phẫu thuật để gỡ bỏ thiết bị hỗ trợ.

Phẫu thuật xâm lấn sẽ được cân nhắc khi biện pháp điều trị bảo tồn không đáp ứng
Phẫu thuật xâm lấn sẽ được cân nhắc khi biện pháp điều trị bảo tồn không đáp ứng

Tuy nhiên, bác sĩ luôn phải cân nhắc rất kỹ lưỡng trước khi chỉ định phẫu thuật. Bởi người bệnh có thể đứng trước nguy cơ gặp phải những rủi ro cả trong và sau phẫu thuật.

3. Cách chăm sóc người bệnh viêm khớp cổ chân tại nhà

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra, bạn nên kết hợp hài hòa với các liệu pháp chăm sóc tại nhà để nhanh chóng cải thiện bệnh.

  • Giảm đau nhanh bằng việc áp dụng các liệu pháp đơn giản như massage với dầu nóng, chườm lạnh, chườm nóng thay vì quá lạm dụng các loại thuốc giảm đau.
  • Hạn chế thức quá khuya, tiêu thụ các loại chất kích thích, thức uống có cồn hay hút thuốc lá…
  • Tránh làm việc quá sức, mang vác nặng, leo cầu thang nhiều để giảm áp lực cho khớp cổ chân.
  • Duy trì và kiểm soát trọng lượng cơ thể ở mức độ ổn định.
  • Bổ sung các chất cần thiết để nuôi dưỡng tốt hơn sụn khớp đang tổn thương. Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, Omega-3… trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
  • Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ vì nó sẽ khiến tình trạng bệnh của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Luyện tập thể dục với các bài tập cùng thời gian và tần suất tập luyện phù hợp với hiện trạng sức khỏe. Tránh tập các môn gây quá nhiều áp lực cho khớp cổ chân như đạp xe, chạy bộ, đá bóng…

Trên đây là những thông tin cơ bản mà bạn cần biết về tình trạng viêm khớp cổ chân. Nên sớm thăm khám để kiểm soát tốt tình hình khi cơ thể bạn xuất hiện bất cứ triệu chứng nào của tình trạng này. Tránh chủ quan bởi có thể phải đối mặt với các vấn đề nguy hiểm.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7