Viêm khớp dạng thấp là gì? Nguyên nhân, cách điều trị?

Viêm khớp dạng thấp là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị như thế nào được rất nhiều người quan tâm. Căn bệnh này không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng làm ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ của con người. Cùng tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này ngay sau đây!

1. Khái niệm viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp hay viêm đa khớp dạng thấp là một dạng bệnh học có diễn biến mãn tính. Bệnh gây viêm, sưng đỏ các khớp dẫn đến đau và xơ cứng khớp, phần lớn là khớp tay, khớp bàn chân, khớp lưng và khớp gối.

Viêm khớp dạng thấp bệnh học cũng có thể xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể như da, phổi, tim, mắt và dây thần kinh, tuy nhiên đây là trường hợp khá hiếm gặp.

Bệnh viêm khớp dạng thấp gây viêm, sưng đỏ các khớp dẫn đến đau và xơ cứng khớp
Bệnh viêm khớp dạng thấp gây viêm, sưng đỏ các khớp dẫn đến đau và xơ cứng khớp

2. Nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm khớp dạng thấp

Chưa có một xác nhận chính xác về nguyên nhân của căn bệnh này nhưng nhiều người cho rằng nó được hình thành bởi các yếu tố sau:

  • Tác nhân gây bệnh: Có thể là các loại vi rút, vi khuẩn nhưng chưa được chắc chắn.
  • Yếu tố cơ địa: Bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính vì 70 – 80% là nữ và có đến 60 – 70% gặp ở người trên 30 tuổi.
  • Yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng rất lớn vì người trong gia đình bị viêm khớp dạng thấp thì có đến 60 – 70% là người sau bị nhiễm.
  • Yếu tố sinh hoạt, môi trường sống ẩm thấp, tiếp xúc với khói thuốc, uống nhiều cafe làm ảnh hưởng khá nhiều đến việc hình thành viêm khớp dạng thấp.

3. Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Viêm khớp dạng thấp xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn gây đau và sưng nhưng không nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên chúng lại có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc sống hàng ngày cũng như rút ngắn tuổi thọ của người bệnh. Ngoài ra, tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà có ảnh hưởng ít hay nhiều.

3.1. Viêm khớp dạng thấp nhẹ

Khi bị viêm khớp dạng thấp nhẹ thì cũng không ảnh hưởng gì nhiều đối với cuộc sống hàng ngày mà chỉ đau nhức ở vị trí mình gặp phải. Chẳng hạn như khớp tay sẽ khó cầm nắm vật nặng, khớp bàn chân thì việc đi lại khó khăn, không linh hoạt, khối lưng sẽ khó để cúi, gập người,…Nếu được phát hiện sớm và kịp thời thì việc điều trị cũng dễ dàng và nhanh chóng.

3.2. Viêm khớp dạng thấp nặng

Nếu viêm khớp dạng thấp nặng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm về:

  • Mắt: Viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ mắc hội chứng khô mắt, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới mù lòa.
  • Phổi: Bệnh này nặng sẽ làm tăng nguy cơ tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ, tăng huyết áp trong phổi hoặc viêm lớp niêm mạc phổi.
  • Tim mạch: So với người bình thường thì viêm đa khớp dạng thấp có nguy cơ mắc tim mạch cao hơn 50%; dễ lên cơn đau tim gấp 2 -3 lần và nguy cơ đột tử cũng cao hơn gần 2 lần,..
  • Thần kinh: Nếu đang bị viêm khớp mà có dấu hiệu đau cổ và mất thăng bằng thì có thể căn bệnh đã làm tổn thương hệ thần kinh của người bệnh.
  • Mạch máu bị viêm sẽ thu hẹp lại hoặc giảm kích thước khiến mạch máu yếu hơn, ảnh hưởng đến sự lưu thông máu trong cơ thể.
  • Có thể bị loãng xương do một số loại thuốc điều trị viêm khớp có thể làm giảm mật độ xương do đau nên ít vận động.

Các cơ quan, bộ phận trên cơ thể bị ảnh hưởng thì đồng thời sức khỏe cũng yếu đi, chính vì vậy căn bệnh này mới làm suy giảm cả tuổi thọ của người bệnh.

Bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh
Bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh

4. Các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp

4.1. Sử dụng thuốc

Hiện nay mọi người có 2 cách điều trị bệnh đó là sử dụng thuốc Tây y và Đông y. Bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 phương pháp điều trị này:

Tây y

Thuốc Tây y nên sử dụng thuốc kháng viêm không chứa Steroid như Naproxen và Ibuprofen có tác dụng giảm sưng và đau. Bên cạnh đó là thuốc chống thấp khớp với tác dụng chậm (DMARD) có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp và ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn ở khớp.

Một số loại thuốc DMARD phổ biến bao gồm methotrexate (Trexall), leflunomide (Arava), hydroxychloroquine (Plaquenil) và sulfasalazine (Azulfidine).

Đông y

Sử dụng bài thuốc Nam là cách điều trị bằng Đông y khá hiệu quả với nguyên liệu dễ tìm. Sau đây là 2 bài thuốc khá nổi tiếng trị căn bệnh này:

  • Bài thuốc mật ong và bột quế: Lấy 1 thìa cafe mật ong trộn đều cùng 1 thìa cafe bột quế, chia uống 2 lần/ngày.
  • Bài thuốc bằng lá lốt: Sử dụng 50g lá lốt tươi, rửa sạch và đun cùng nước uống hàng ngày thay nước lọc.

Đối với phương pháp này cần có sự kiên trì lâu hơn so với thuốc Tây y nhưng lành tính với dạ dày.

4.2. Vật lý trị liệu

Dù lựa chọn cách điều trị viêm khớp dạng thấp theo Đông y hay Tây y thì các bạn cũng nên kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu như: Ngâm nước nóng, chiếu đèn nhiệt 250 watt làm ấm khớp, miếng dán nóng và trị liệu giảm đau bằng thủy lực để hỗ trợ điều trị viêm khớp và hồi phục sau điều trị.

Các bài tập vật lý trị liệu giúp phục hồi nhanh chóng
Các bài tập vật lý trị liệu giúp phục hồi nhanh chóng

4.3. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể vô tình khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn nhưng cũng có những thói quen giúp bạn hệ chế diễn tiến của bệnh. Người bệnh cần:

  • Giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì
  • Trò chuyện hay đọc sách, nghe nhạc, tập yoga để giảm stress
  • Tập thể dục thường xuyên thông qua lời khuyên của chuyên gia với các bài tập có cường độ thích hợp
  • Đi khám ngay nếu có các biểu hiện viêm khớp dạng thấp.
  • Hạn chế uống rượu khi đang điều trị bệnh.
  • Uống thuốc đúng chỉ dẫn và quy định của bác sĩ.

Trên đây là các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả nhưng các thông tin đó cũng không thể thay thế cho lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa. Vì thế, khi phát hiện dấu hiệu viêm khớp dạng thấp hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

4.4. Lưu ý chung trong điều trị viêm khớp dạng thấp

Đây là căn bệnh mãn tính nên đòi hỏi quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục nhiều năm.

  • Điều trị phải kết hợp nhiều phương pháp nội khoa, phục hồi chức năng và ngoại khoa, tức là điều trị từ viện đến khi về nhà kết hợp với việc vận động theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Cũng chính vì thế, thời gian điều trị phải chia làm nhiều giai đoạn từ nội trú, ngoại trú đến điều dưỡng.
  • Trong quá trình điều trị cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh và các biến chứng có thể xảy ra để có phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp kịp thời.

Bài viết trên chúng tôi đã tổng hợp cho các bạn những kiến thức cơ bản về viêm khớp dạng thấp là gì. Với những chia sẻ trên, hy vọng các bạn trẻ sẽ ý thức sớm việc bảo vệ xương khớp của mình; các anh chị ở độ tuổi trung niên có thể phát hiện sớm ra tình trạng để có cách chữa viêm khớp dạng thấp,..

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7