Viêm khớp dạng thấp là gì? Triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả

Viêm khớp dạng thấp ở Việt Nam chiếm 20% các loại bệnh khớp nằm điều trị tại bệnh viện. Viêm khớp dạng thấp là gì? Tại sao tỷ lệ mắc viêm khớp dạng thấp lại nhiều như vậy, nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp là gì và cách điều trị ra sao, hy vọng bài viết sau đây sẽ giải đáp được những thắc mắc về căn bệnh này

1. Tìm hiểu về bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh xảy ra khi hệ thống tự miễn dịch tự tấn công lên mô xung quanh của khớp (màng hoạt dịch), sụn khớp và đầu xương dưới sụn, viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là viêm mạn tính tự miễn trong các khớp.

Biểu hiện của viêm khớp dạng thấp là sưng, đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên, ngoài ra còn có các biểu hiện toàn thân (mệt mỏi, xanh xao, sốt, gầy sút cân,…), bệnh còn gây tổn thương các cơ quan khác trên cơ thể, bệnh diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp

2. Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có thể gây biến dạng khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động (ảnh minh họa)
Viêm khớp dạng thấp có thể gây biến dạng khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động (ảnh minh họa)

– Giai đoạn đầu (giai đoạn khởi phát): bệnh khởi phát từ từ, tăng dần, khớp bị sưng nóng, người bệnh sốt nhẹ, mệt mỏi, gầy sút, ra nhiều mồ hôi, tê các đầu chi. Giai đoạn này kéo dài đến vài tuần hoặc vài tháng rồi chuyển sang giai đoạn toàn phát.

– Giai đoạn toàn phát: Xuất hiện viêm đau nhiều khớp (khớp cổ tay, khớp bàn ngón, khớp cổ chân,…), xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, ở giai đoạn này người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động.

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu gối xương sụn. Nếu không điều trị, bệnh diễn biến mạn tính có thể dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp. Cùng tìm hiểu những triệu chứng của viêm khớp dạng thấp để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời. 

2.1. Đau và sưng

Các triệu chứng chính của bệnh viêm khớp dạng thấp là đau, cứng và sưng các khớp bị ảnh hưởng. Những triệu chứng này có tính đối xứng, nghĩa là triệu chứng xuất hiện ở một bên cơ thể cũng sẽ xuất hiện ở bên còn lại. Tuy nhiên người bệnh có thể cảm thấy đau ở một bên nhiều hơn. Theo Trung tâm Y khoa của Đại học Maryland, các cơn đau và cứng khớp phổ biến vào buổi sáng và sẽ kéo dài ít nhất 1 giờ. Thời gian bị cứng khớp là một trong những điểm khác biệt giữa viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Cụ thể cứng khớp do viêm xương khớp thường giảm dần trong vòng 30 phút.

2.2. Mệt mỏi

Mệt mỏi là một triệu chứng của viêm khớp dạng thấp thường gặp. Theo Arthritis Foundation, tình trạng mệt mỏi khi phải trải qua những cơn đau và các triệu chứng khác của bệnh viêm khớp dạng thấp, có thể khiến người bệnh bị căng thẳng và trầm cảm. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng chúng ta vẫn có thể làm giảm sự mệt mỏi bằng cách tìm ra nguyên nhận chính xác gây ra tình trạng này. Người bệnh có thể ghi chép lại nhật ký về chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, sau đó xác định xem liệu các hoạt động này có gây mệt mỏi không, ảnh hưởng như thế nào đến năng lượng cơ thể. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để biết người bệnh có bị thiếu máu hay không.

Mệt mỏi là một triệu chứng của viêm khớp dạng thấp thường gặp.
Mệt mỏi là một triệu chứng của viêm khớp dạng thấp thường gặp.

2.3. Các triệu chứng khác

Theo báo cáo về triệu chứng ban đầu của viêm khớp dạng thấp bao gồm chán ăn, suy nhược và đau nhức bắp thịt. Khi bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, bàn tay hoặc bàn chân của người bệnh bị biến dạng, xanh xao, sốt nhẹ và/hoặc tê các chi bị ảnh hưởng.

2.4. Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên

Mayo Clinic cho biết các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên bao gồm sốt và/hoặc phát ban. Cả hai triệu chứng này đều có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh chóng. Ngoài ra các hạch bạch huyết và mắt cũng có nguy cơ bị sưng. Tình trạng viêm mắt này rất nghiêm trọng vì nó có thể dẫn tới mù lòa. Đau, sưng, cứng khớp là triệu chứng phổ biến của viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên. Những triệu chứng này có thể khiến người bệnh đi đứng khập khiễng.

3. Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp là do hệ thống miễn dịch của người bệnh hoạt động quá mức, tự tấn công, chống lại các tế bào và các cơ quan của cơ thể dẫn tới các biểu hiện của bệnh.

Theo các chuyên gia cơ xương khớp, hiện nay y học vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân nào khiến hệ miễn dịch bị rối loạn và bắt đầu tấn công các mô khỏe mạnh trong viêm khớp dạng thấp mà mới chỉ xác định được một số yếu tố có vai trò quan trọng như, yếu tố môi trường và di truyền. Một số tác nhân gây bệnh khác là vi trùng và vi rút.

Theo thống kê, có khoảng 0,5% – 1,5% dân số trên thế giới bị bệnh viêm khớp dạng thấp. Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở tất cả các chủng tộc và tất cả các lứa tuổi khác nhau nhưng lứa tuổi thường bị nhất là 30-50 tuổi. Nữ giới có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao gấp 2-3 lần so với nam giới.

Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được biết một cách đầy đủ, tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy, viêm khớp dạng thấp có liên quan đến các yếu tố sau:

  • Yếu tố di truyền
  • Các tác nhân gây bệnh như vi rút, vi khuẩn,…
  • Yếu tố môi trường sống như môi trường sống ẩm thấp, nhiễm lạnh…
  • Yếu tố cơ địa: cơ thể suy yếu, mệt mỏi, nhiễm lạnh, nữ giới khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn và độ tuổi trên 30 cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.

4. Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp

– Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính kéo dài hàng chục năm, do đó đòi hỏi quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục, có khi đến hết đời. Thời gian điều trị phải chia làm nhiều giai đoạn: nội trú, ngoại trú và điều dưỡng.

– Có thể phải điều trị kết hợp giữa nội khoa, phục hồi chức năng và ngoại khoa.

– Trong quá trình điều trị cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh và các tai biến, biến chứng có thể xảy ra.

Tùy vào mức độ và giai đoạn viêm khớp dạng thấp của từng người mà bác sĩ có cách điều trị khác nhau
Tùy vào mức độ và giai đoạn viêm khớp dạng thấp của từng người mà bác sĩ có cách điều trị khác nhau.

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về bệnh viêm khớp dạng thấp là gì cũng như những nguyên nhân, triệu chứng khi bị viêm khớp dạng thấp.Khi phát hiện có những dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp, bạn cần tới khám tại các phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để được chẩn đoán sớm và có phương pháp điều trị thích hợp nhằm hạn chế những tai biến biến chứng có thể xảy ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống như teo cơ, biến dạng khớp, thậm chí là tàn phế do viêm khớp dạng thấp.

Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7