Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em – Các phụ huynh không được chủ quan!

Nhiều người lầm tưởng viêm khớp chỉ xảy ra ở người lớn, còn trẻ em thì không. Đây là một vấn đề suy nghĩ sai lầm bởi bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em rất phổ biến. Bệnh sẽ được trị dứt điểm nếu như phát hiện kịp thời và cũng như được điều trị đúng cách. Nếu bệnh trở nặng mà không được điều trị thì rất có thể sẽ chuyển qua giai đoạn mạn tính, gây ảnh hưởng đến khả năng vận động. 

1. Giúp phụ huynh hiểu hơn về viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

1.1. Thông tin chung

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là một trong những bệnh lý về xương khớp, bên cạnh đó còn là một loại bệnh rối loạn tự miễn, bệnh phổ biến với những trẻ tuổi từ 13 đến 16. 

Không giống với bệnh viêm khớp dạng thấp ở người lớn, sau quá trình chăm sóc, bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em có thể biến mất hoàn toàn. Một số trường hợp thì bệnh sẽ xuất hiện lâu dài và chuyển bước vào giai đoạn mãn tính. 

Những triệu chứng của bệnh sẽ từ 6 tuần cho đến 3 tháng nếu như bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra tác động nghiêm trọng đến xương khớp, gây khó khăn cho vận động, đi lại của trẻ. 

1.2. Các dạng bệnh

Bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ có 3 dạng như sau:

  • Oligoarticular (hay gọi là Pauciarticular): Loại bệnh này xảy ra phổ biến ở 5 khớp nhỏ hoặc ít hơn tại các vị trí như khuỷu tay, cổ tay hay đầu gối. Theo như số liệu nghiên cứu, số trẻ em mắc bệnh Oligoarticular chiếm đến 50% . 
  • Bệnh viêm khớp dạng thấp toàn thân: hay còn có tên gọi khác là bệnh Still: Những trẻ em mắc phải bệnh này, cơ thể sẽ bị tác động nghiêm trọng ở các cơ quan như tim, gan và lá lách. Đồng thời bệnh lý sẽ ảnh hưởng không ít đến các vị trí khớp của trẻ. Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh này là chiếm khoảng 10 – 15%. 
  • Viêm khớp dạng thấp đa giác. Đối với dạng bệnh này, sẽ ảnh hưởng nhiều đến 5 khớp tại những vị trí như cổ, hàm, bàn tay hay khớp bàn chân của trẻ. Theo thống kê, trong tổng số trẻ em mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có đến 30 – 40% trẻ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp đa giác.
Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em không hề hiếm gặp 
Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em không hề hiếm gặp

2. Các giai đoạn của bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em gồm 4 giai đoạn cụ thể như sau:

2.1. Giai đoạn 1

Lúc này màng trên khớp của trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện tình trạng viêm dẫn tới tình trạng sưng khớp kèm theo những cơn đau. Bên cạnh đó, những tế bào của hệ thống miễn dịch sẽ dần dịch chuyển đến vị trí này. Vì vậy số lượng các tế bào tăng cao đột ngột. 

2.2. Giai đoạn 2

Bệnh bắt đầu tiến triển nhanh hơn, viêm khớp lan rộng ra các mô. Lúc này mô xương ngày càng phát triển làm thu hẹp không gian của khoang và sụn của khớp. Lâu dần làm tổn thương, phá huỷ sụn khớp dẫn đến nhiều hệ luỵ như khớp bị nhỏ dần. 

2.3. Giai đoạn 3

Giai đoạn này được coi là bệnh đang trong giai đoạn nặng. Lúc này những sụn khớp đã biến mất hoàn toàn, khiến cho phần xương nằm dưới sụn bắt đầu bị trồi ra ngoài. 

Khi đó vùng vị trí vị viêm sẽ xuất hiện đau dữ dội cùng với sưng tấy, trẻ khó có thể di chuyển, vận động và đang dần hình thành dị dạng trên cơ.

2.4. Giai đoạn 4

Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến đến giai đoạn 4 là giai đoạn cuối của bệnh. Những xương chùng và mô xơ bắt đầu hình thành làm vô hiệu hoá khả năng của xương khớp từ đó dẫn đến trẻ bị bại liệt.

Giai đoạn 4 là lúc bệnh đã trở nặng

3. Những dấu hiệu để nhận biết bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của mỗi trẻ, thời gian phát bệnh hay mức độ nghiêm trọng của bệnh thì sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. 

Dưới đây là một số dấu hiệu chung của bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em mà bạn có thể tham khảo:

  • Trẻ cảm thấy mệt mỏi liên tục, cân nặng bị sụt giảm.
  • Cảm giác đau và xơ cứng ở khớp và xương: Nhất là những lúc trẻ vừa ngủ dậy hay ngồi lâu một chỗ, cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng nặng nề hay đau nhức. Cơn đau sẽ giảm nếu như trẻ vận động cơ thể nhiều. Bệnh rất gây ra lầm tưởng vì hiện tượng xơ cứng khớp, xương diễn ra nhanh chóng và đột ngột. 
  • Những khớp xương tự nhiên xuất hiện tình trạng sưng, đỏ và nóng. 
  • Một số dấu hiệu khác như: mắt bị ngứa, nhọt xuất hiện ở chân, ăn không ngon và chán ăn hay sốt cao,…
Trẻ cảm thấy mệt mỏi liên tục, cân nặng bị sụt giảm

4. Những nguyên dân dẫn đến bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em 

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là do hệ thống miễn dịch của trẻ có vấn đề. 

Hệ thống miễn dịch này lầm tưởng rằng các mô và các tế bào đang phát triển bình thường là những dị nguyên không tốt cho cơ thể. Do đó, hệ thống tự miễn có xu hướng chống lại những tế bào này gây ra hiện tượng viêm và sưng tấy ở những khớp xương. 

Ngoài lý do trên thì nhiều nhà nghiên cứu bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ còn đến tử các nguyên nhân như:

  • Nhiễm virus, vi khuẩn: Những vi khuẩn và virus có cơ hội tấn công nếu như hệ miễn dịch của trẻ còn yếu do chưa được hoàn thiện tạo ra bệnh. 
  • Xương khớp bị chấn thương: Những chấn thương ở trẻ đến từ việc vận động, chơi thể thao nếu không được phát hiện và có hướng điều trị đúng đắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các vị trí xương khớp, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Thừa cân – béo phì: Những trẻ thừa cân – béo phì, trọng lượng của cơ thể sẽ gây tác động không nhỏ đến xương khớp, gây chèn ép vào các khớp đặc biệt là những bộ phận chịu nhiều áp lực như khớp gối và bàn chân gây ra bệnh. 
  • Yếu tố di truyền: Một kháng nguyên có tên là HLA sẽ được truyền từ cha mẹ sang con cái khi trẻ được sinh ra. Trong một số trường hợp, trẻ được di truyền HLA này sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những đứa trẻ khác.
Xương khớp bị chấn thương là 1 trong những nguyên nhân chính

5. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em 

Bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em rất khó để nhận biết ngay từ lúc bệnh mới phát triển. Vì vậy, đa phần các quý phụ huynh thường sẽ đưa trẻ đến xơ sở y tế hoặc bệnh viện khi trẻ đã xuất hiện tình trạng viêm, sưng khớp hay bị dị dạng ở khớp. 

Để xác định chính xác bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán dựa trên những triệu chứng lâm sàng và thông qua các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm máu: Những trẻ bị viêm khớp dạng thấp thì tốc Sed – ESR và protein phản ứng CRP trong máu ở mức cao. Chính vì thế, thông qua xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ xác định chuẩn xác được mức độ viêm nhiễm khớp.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang và MRI sẽ giúp các bác sĩ đánh giá được mức độ nghiêm trọng của bệnh cùng với xác định chính xác vị trí khớp bị viêm, tổn thương, sau đó tiến hành đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Theo nghiên cứu, một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ là đến từ bệnh thận. Chính vì thế, việc xét nghiệm nước tiểu sẽ nhận biết được lượng bạch cầu, hồng cầu và protein.
Xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh

Như vậy, bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em thật sự là một loại bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, phụ huynh không nên chủ quan và phải luôn để ý đến sức khoẻ của con cái để khi thấy dấu hiệu bất thường hãy đến ngay các bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7