Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em không chỉ làm trẻ khổ sở mà còn khiến các bậc phụ huynh lo lắng, mất ăn mất ngủ. Tuy tỉ lệ trẻ em mắc phải căn bệnh này không cao, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Trẻ có thể sẽ bị hạn chế khả năng vận động hoặc mắc các bệnh liên quan khác.

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là gì?

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em hay còn được biết đến với cái tên là viêm khớp dạng thấp chưa thành niên. Đây là bệnh lý xảy ra do sự rối loạn tự miễn của cơ thể. Chúng không phân biệt được các tế bào và mô khỏe mạnh với tác nhân xấu, dẫn đến hiện tượng tấn công cả các tế bào khỏe mạnh.

viem-khop-dang-thap_12
Viêm khớp dạng thấp chưa thành niên thường gặp ở trẻ từ 13 – 16 tuổi

Các tế bào và mô bị tổn thương sẽ viêm nhiễm, sưng tấy và gây ra hiện tượng đau xương, khớp cho trẻ. Một số những vị trí dễ bị là cổ tay, ngón tay, cổ chân và ngón chân. Thường thì bệnh sẽ gặp ở các trẻ từ 13 tới 16 tuổi.

Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Các chuyên gia cho rằng, một số nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp dạng thấp chưa thành niên có thể kể đến như:

Các chấn thương về xương khớp

Những tác động ngoại lực khi gặp phải chấn thương khiến cho xương khớp bị ảnh hưởng, suy giảm chức năng. Nếu như không kịp thời phát hiện và áp dụng các biện pháp chữa trị đúng cách thì sẽ dẫn đến viêm khớp dạng thấp ở trẻ.

Trẻ bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus

Ở trẻ nhỏ, hệ thống đề kháng chưa thực sự hoàn thiện. Do vậy, khi các vi khuẩn, virus xâm nhập và phát triển trong cơ thể, sức đề kháng của trẻ không đủ  khả năng kháng lại. Vì thế mà hình thành nên bệnh.

Do di truyền

Ở những gia đình có người lớn bị viêm khớp dạng thấp thì khả năng di truyền sang con cháu là có thể xảy ra.

Do tình trạng béo phì, thừa cân

Khi trẻ bị béo phì, thừa cân thì việc chuyển hóa bên trong cơ thể có thẻ bị rối loạn. Đồng thời, trọng lượng cơ thể quá tải so với sức chịu đựng của hệ xương non yếu thì sức ép lên các cơ là rất cao. Vì vậy, mà dẫn đến tình trạng viêm khớp dạng thấp ở trẻ.

Triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp chưa thành niên

Các bậc phụ huynh có thể nhận biết những triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em qua những biểu hiện sau:

  • Trẻ đột nhiên bị sút cân. Cơ thể xanh xao, gầy gò.
  • Sáng khi thức dậy hoặc khi ngồi một chỗ quá lâu, trẻ sẽ cảm thấy đau các khớp. Khi sờ vào có thể thấy tình trạng xơ cứng. Nó khiến cho trẻ vận động nặng nề hơn.
viem-khop-dang-thap_1
Viêm khớp dạng thấp ở trẻ gây đau các khớp
  • Khi bệnh nặng hơn, các khớp xương của trẻ có thể dễ dàng thấy hiện tượng sưng đỏ và nóng. Thậm chí là biến dạng nhẹ.
  • Ngoài ra, còn có một số các triệu chứng đi kèm như: Chán ăn, ăn không ngon, thở không sâu, ngứa mắt, chân nổi nhọt…

Khi thấy con em mình xuất hiện các triệu chứng trên, dù là chúng có thể sẽ xuất hiện đột ngột và nhanh biến mất, nhưng cũng không được chủ quan. Hãy nhanh chóng cho trẻ đi thăm khám tại các cơ sở uy tín để các bác sĩ đánh giá nguyên nhân và bệnh trạng của trẻ. Nếu như cần điều trị thì phải tiến hành sớm. Tránh để quá lâu khiến bệnh nặng, gây hại cho sức khỏe của trẻ về sau.

Cách điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Có thể nói, viêm khớp dạng thấp ở trẻ là một bệnh lý mãn tính, khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Bởi bệnh này liên quan tới hệ thống miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên, việc can thiệp sớm và kịp thời bằng những biện pháp phù hợp sẽ giúp trẻ giảm sưng đau và phần nào ngăn ngừa những tổn thương nặng hơn.

Một số các biện pháp điều trị bệnh thường được áp dụng là:

Dùng thuốc Tây y

Các triệu chứng của bệnh như sưng viêm, đau nhức xương khớp có thể được cải thiện nhờ việc dùng thuốc Tây y. Tùy vào bệnh trạng của mỗi trẻ mà các bác sĩ sẽ kê những đơn thuốc phù hợp. Các loại thuốc thường được chỉ định dùng bao gồm:

Thuốc chống viêm non – Steroid (NSAID)

Các thuốc như Ibuprofen, Naproxen…có tác dụng giảm sưng, giảm viêm, cải thiện sự đau nhức. 

Thuốc chống thấp khớp DMARDs

Tác dụng của thuốc chống thấp khớp DMARDs là làm chậm quá trình phát triển của viêm khớp. Việc dùng thuốc này sẽ có tác dụng chậm nên bác sĩ thường sẽ chỉ định sử dụng kèm với thuốc non – Steroid.

Thuốc Corticosteroid

Với những bệnh nhi bị viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn nặng, các bác sĩ bắt buộc phải cho sử dụng thuốc Corticosteroid. Thuốc sẽ được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc thông qua đường uống. 

viem-khop-dang-thap_15
Thuốc Corticosteroid sử dụng tiêm tĩnh mạch cho người bị viêm khớp thấp dạng nặng (ảnh minh họa)

Tác dụng nhanh và mạnh của thuốc sẽ làm tình trạng sưng, viêm nhanh chóng bị đẩy lùi. Thuốc cũng giúp hạn chế nguy cơ khớp bị biến dạng. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc này có thể sẽ có nhiều tác dụng phụ, cần phải tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Vật lý trị liệu 

Bên cạnh việc dùng thuốc thì việc áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu cũng rất cần thiết cho điều trị bệnh. Các biện pháp này bao gồm:

Vận động nhẹ nhàng

Một số các bài tập như đi bộ, xoay khớp sẽ giảm sự co cứng và sưng khớp. Các chuyên gia trị liệu sẽ hướng dẫn và theo dõi quá trình vận động của trẻ.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Việc chườm nóng và chườm lạnh sẽ tác động trực tiếp lên vùng bị sưng đau. Giúp cải thiện cảm giác khó chịu từ bệnh cho trẻ.

Xoa bóp và bấm huyệt

Để kích thích lưu thông máu tới các vị trí khớp bị sưng đau, việc xoa bóp và bấm huyệt được xem là khá hữu ích. Trẻ sẽ dễ chịu và thư giãn hơn sau mỗi lần thực hiện biện pháp vật lý trị liệu này.

Tiến hành phẫu thuật

Trong trường hợp trẻ bị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em nặng và nguy cơ biến chứng cao, trong khi các biện pháp dùng thuốc không hiệu quả, thì cần phẫu thuật. Một số phương pháp phẫu thuật được áp dụng như:

  • Phẫu thuật nội soi
  • Phẫu thuật sửa chữa gân
  • Phẫu thuật chỉnh trục
  • Phẫu thuật thay thế toàn bộ khớp

Dùng thuốc Đông y

Theo Đông y thì bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em có nguyên nhân là do thấp nhiệt xâm nhập, khí huyết không thông và vận động không phù hợp với thể trạng. Do vậy, Đông y thực hiện điều trị bệnh theo nguyên tắc là dựa vào biểu hiện lâm sàng cũng như các căn nguyên gây ra bệnh. Vì thế, cho hiệu quả trị bệnh tốt và lâu dài. Tuy nhiên, cần điều trị trong thời gian dài mới cảm nhận được hiệu quả.

Ngoài ra, cha mẹ cần cho con đi thăm khám tại cơ sở, phòng khám Đông y để được sử dụng bài thuốc uống, thuốc bôi… sao cho phù hợp.

Làm thế nào để phòng ngừa viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em không hề dễ dàng và có thể khiến cuộc sống của trẻ sau này gặp nhiều ảnh hưởng không tốt. Do vậy, các bậc phụ huynh cần nhớ những điểm sau đề phòng ngừa bệnh cho con em mình, đặc biệt là các trẻ đã mắc bệnh:

  • Thời tiết ảnh hưởng không nhỏ đến bệnh trạng và sự phát triển của trẻ. Do vậy, khi trời trở lạnh, phụ huynh cần giữ cho trẻ đủ ấm. Khi trời nóng thì cần cho trẻ mặc các bộ đồ thoáng mát.
  • Kiểm soát tốt tình trạng cân nặng của trẻ, không để trẻ bị thừa dinh dưỡng dẫn tới béo phì.
  • Xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống khoa học bằng việc bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tránh xa các loại đồ ăn không tốt như đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, thức uống ngọt, thức uống có ga.
  • Chú ý bổ sung thêm cho trẻ những thực phẩm có nhiều canxi và vitamin, khoáng chất có lợi cho hệ xương khớp.
  • Động viên trẻ tích cực tham gia những môn thể dục thể thao nhẹ nhàng. Như vậy, sẽ giúp cho hệ xương khớp dẻo dai hơn.

Bài viết trên đây vừa chia sẻ với các bạn một số thông tin liên quan đến viêm khớp dạng thấp ở trẻ em. Mong rằng thông tin bài viết sẽ hữu ích cho các bạn!

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7