Viêm khớp hàm là gì? Triệu chứng và cách điều trị bệnh
Bệnh viêm khớp hàm là bệnh lý phổ biến, thường gây ra những các cơn đau, nhức ở vùng xương hàm. Chúng khiến người bệnh cảm thấy khó nhai hoặc cắn thức ăn. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng chúng gây ra nhiều phiến toái đối với người bệnh trong việc ăn uống.
Nội dung bài viết
1. Viêm khớp hàm là gì?
Viêm khớp hàm (hay còn gọi là viêm khớp thái dương hàm) là tình trạng đau nhức vùng cơ ở phần thái dương hàm, do sự co thắt cơ và mất cân bằng ở khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ.
Khi bị viêm khớp hàm, người bệnh sẽ cảm thấy đau, nhức, khó cử động hàm khi nhai hay cắn thức ăn. Tình trạng này để lâu, có thể ảnh hưởng đến chức năng nhai và gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh trong việc ăn uống hoặc cử động hàm.
2. Nguyên nhân viêm khớp hàm
Các nguyên nhân gây ra rối loạn khớp thái dương hàm có thể do bạn làm việc căng thẳng, răng cắn chặt vào hàm hoặc nghiến răng, răng mọc không khớp nhau hoặc răng mọc lệch. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây chấn thương hàm và tổn thương vùng xương đầu và xương đốt sống cổ.
Có thể kể đến một số nguyên nhân viêm khớp hàm như:
- Đĩa bị xói mòn hoặc đĩa di chuyển ra khỏi vị trí của nó
- Sụn khớp bị tổn thương vì viêm khớp
- Khớp bị viêm, tổn thương do chấn thương hoặc tác động khác
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nguyên nhân của viêm khớp hàm thường không rõ ràng. Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển các rối loạn thái dương hàm bao gồm:
- Các loại viêm khớp khác nhau, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp, viêm khớp phản ứng.
- Chấn thương hàm do tai nạn
- Nghiền răng hoặc nghiến răng lâu dài (mãn tính)
- Một số bệnh mô liên kết gây ra các vấn đề có thể ảnh hưởng đến khớp tạm thời.
Nguyên nhân viêm khớp hàm có thể do thói quen của người bệnh gây tổn thương vùng khớp hàm
3. Biểu hiện của bệnh viêm khớp hàm
Bệnh viêm khớp hàm thường xuất hiện các triệu chứng khá dễ để nhận biết, vì chúng có các biểu hiện đặc trưng tại xương hàm như:
- Đau nhức một bên hoặc cả hai bên hàm
- Đau hơn khi nhai hoặc khi cử động hàm
- Khi nhai có tiếng động “lục cục” phát ra
- Há miệng khó khăn, bệnh nặng có thể gây đau liên hồi
- Mệt mỏi, nhức, sưng tại vùng hàm bị viêm
- Viêm nặng có thể kéo theo đau răng, đau tai, đau đầu, chóng mặt,…
Bên cạnh đó, viêm khớp thái dương hàm cũng có thể gây ra tiếng kêu khi mở miệng hoặc nhai. Nếu bạn bị đau dai dẳng, đau ở khớp thái dương hàm, hoặc không thể mở hay đóng hàm hoàn toàn. Bạn nên đi thăm khám với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị hiệu quả.
Và khi có các triệu chứng này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp xử lý sớm, tránh tình trạng viêm nặng gây ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và sức khỏe.
Phát hiện sớm tình trạng bệnh giúp nâng cao hiệu quả điều trị viêm khớp hàm
4. Điều trị viêm khớp hàm bằng cách nào?
Viêm khớp hàm thường chủ yếu xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 50. Ngoài ra có thể gặp ở trẻ nhỏ hay những người ít tuổi do một biến dạng bẩm sinh xương mặt ảnh hưởng đến hoạt động của hàm.
Việc điều trị viêm khớp hàm bằng thuốc cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân cần được thăm khám trực tiếp bởi bác sĩ, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh căn cứ trên kết quả khám và chẩn đoán.
Điều trị viêm khớp hàm bằng thuốc chủ yếu là thuốc chống viêm, giảm đau. Lưu ý, điều trị viêm khớp hàm bằng thuốc phải theo kê đơn chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không tự ý mua thuốc về dùng để tránh biến chứng tiền mất tật mang.
Điều trị cải thiện
Việc điều trị viêm khớp thái dương hàm tùy thuộc vào từng mức độ của bệnh.
- Nếu như chỉ viêm nhẹ, có thể chỉ đau một hoặc vài ngày, sau đó các dấu hiệu trên tự biến mất. Khi đó người bệnh không cần phải sử dụng thuốc, chỉ cần giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ăn các đồ ăn mềm.
- Nếu viêm nặng hơn phải điều trị bằng thuốc: các loại thuốc điều trị viêm khớp thái dương hàm chủ yếu là thuốc giảm đau. Thuốc kháng viêm và chườm nhiệt hoặc chườm lạnh có thể làm giảm đau nên bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp này. Kết hợp với một số bài tập giúp thả lỏng hàm và chế độ ăn mềm, ít nhai nhiều để giảm sự sưng tấy, đau nhức và mệt mỏi cho người bệnh.
Điều trị nội khoa
Nếu điều trị cải thiện không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm chuyên dụng. Ngoài ra, một số phương pháp sẽ được áp dụng giúp người bệnh hạn chế nghiến răng ban đêm như:
- Đeo đệm lót răng: Giúp hạn chế răng cắn vào nhau, bảo vệ khớp khỏi bị tổn thương nặng hơn khi ngủ.
- Chọc rửa khớp: Dùng chất lỏng để loại bỏ các mảng khớp vụn và chèn kim vào khớp.
- Cân bằng mặt nhai của răng, thay thế chiếc răng bị mất hoặc thay thế chất trám.
Phẫu thuật
Trong một số ít trường hợp, có thể phải tiến hành phẫu thuật để sửa hoặc thay thế phần khớp thái dương hàm để bảo vệ chức năng nhai cho cơ thể. Đây là biện pháp cuối cùng, nếu như phương pháp điều trị nội khoa trên không có hiệu quả.
Vì vậy, khi bạn có các biểu hiện viêm khớp thái dương hàm nêu trên, nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa răng-hàm-mặt và cơ-xương-khớp để được thăm khám và điều trị triệt để nguyên nhân. Giúp bạn sớm loại bỏ các triệu chứng khó chịu mà viêm khớp thái dương hàm gây ra.
Ngoài ra, để đảm bảo kết quả điều trị, bác bác sĩ cũng khuyến cáo, người bệnh viêm khớp hàm cần tránh:
- Nghiến răng, nhai đồ vật hoặc đồ ăn cứng
- Giữ cho hàm nghỉ ngơi bằng cách để lưỡi chạm nhẹ vào phía trên miệng và hàm răng trên
- Tránh dùng cơ hàm quá mức bằng cách nhai đồ ăn mềm, cắt đồ ăn từng miếng nhỏ, tránh nhai gum
- Khi ngáp, tránh mở miệng quá to; Ngáp nên dùng tay giữ hàm dưới
- Tập và massage cơ hàm
- Tránh điều trị nha khoa trong thời gian điều trị viêm khớp hàm
- Đổi bên thường xuyên khi nhai, tránh nhai lệch một bên
- Khi đau cơ hàm có thể dùng vật ấm hoặc lạnh để áp lên cơ hàm có thể làm cơ hàm nghỉ ngơi và giảm đau
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt