Viêm khớp háng ở trẻ em – những điều cha mẹ cần biết
Viêm khớp háng mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể khiến trẻ bị tàn phế cả đời. Bài viết dưới đây đề cập đến viêm khớp háng ở trẻ em cũng như cách điều trị căn bệnh này sao cho hiệu quả nhất.
Nội dung bài viết
1. Thế nào là viêm khớp háng ở trẻ em?
Viêm khớp háng là một bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Viêm khớp háng ở trẻ em thực chất là một dạng của viêm khớp gối, do hư điểm cốt hóa ở giai đoạn phát triển gây ra. Bệnh mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách trẻ co thể bị tàn phế suốt đời.
2. Tại sao trẻ em cũng có thể bị viêm khớp háng?
Thông thường, trẻ em gặp phải tình trạng viêm khớp háng chủ yếu do bị chấn thương khi vận động mạnh. Khi trẻ em hiếu động, hay tham gia các trò chơi chạy nhảy rất dễ bị té ngã lặp đi lặp lại nhiều lần có thể khiến khớp háng của các em bị tổn thương và rất dễ bị viêm. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý khi để con tham gia các trò chơi vận động mạnh.
Theo các chuyên gia, hệ miễn dịch của trẻ em còn rất yếu và chưa được hoàn thiện vì vậy rất dễ bị virus hoặc vi khuẩn tấn công gây ra các phản ứng viêm trong cơ thể. Ngoài ra, một số vấn đề bẩm sinh hay tự phát về xương khớp cũng có thể do một trong những nguyên nhân sau:
- Viêm màng hoạt dịch: Viêm màng hoạt dịch thường gặp ở trẻ em dưới 12 tuổi. Trẻ gặp phải tình trạng này chủ yếu là do xuất huyết khớp hoặc sự xâm nhập của virus, từ đó gây viêm khớp háng.
- Viêm khớp tự phát vị thành niên: Bệnh khởi phát do hệ miễn dịch của trẻ tự tấn công vào các mô sụn khỏe mạnh. Thường không xác định rõ được nguyên nhân nên bệnh lý này còn gọi là viêm khớp vô căn.
- Loạn sản xương hông: Đây chính là tình trạng trẻ bị trật xương hông khi vừa mới sinh ra. Tuy nhiên, dễ phát hiện nhất khi trẻ ở khoảng 3 – 4 tuổi. Thường là do mẹ bầu sản sinh hormone relaxin quá nhiều trong thời kỳ mang thai.
- Viêm khớp nhiễm trùng: Thường được kích hoạt bởi virus, vi khuẩn hay đôi khi là nấm.
- Hoại tử chỏm xương đùi: Thường thấy ở trẻ từ khoảng 6 – 9 tuổi. Nguyên nhân là do máu không được tuần hoàn đến xương chậu và xương đùi khiến cơ xương không được nuôi dưỡng và chết dần.
- Chấn thương: Trẻ bị chấn thương ở đầu gối nhiều lần, chấn thương lâu ngày không được điều trị có thể dẫn đến viêm khớp háng.
- Do virus xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
3. Trẻ bị viêm khớp háng có triệu chứng như thế nào?
Trẻ bị viêm khớp háng thường có những triệu chứng sau:
- Đau háng, không thể vận động như bình thường, đi lại khập khiễng và khó khăn
- Sốt nhẹ
- Đau dữ dội ở phần khớp háng khi bệnh tiến triển nặng
- Nhiễm trùng tai mũi họng hoặc đường tiêu hóa vài ngày trước khi phát bệnh.
- Khi chụp X – quang cho kết quả xương đầu, xương đùi bình thường nhưng lại có dấu hiệu bị tràn dịch khớp, giãn khe khớp, đặc biệt các mô mỡ xung quanh khớp bị nén lại, các phần mềm xung quanh bị nén lại tạo một lớp dày quanh háng.
4. Các cách điều trị viêm khớp háng ở trẻ em hiệu quả nhất
Các chuyên gia cơ xương khớp khuyến cáo, khi thấy trẻ có các triệu chứng nêu trên cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện có chuyên khoa cơ xương khớp để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định các phương án điều trị phù hợp.
Điều trị viêm khớp háng ở trẻ em bao gồm các phương pháp như dùng thuốc, vật lý trị liệu. Thuốc dùng trong điều trị viêm khớp háng ở trẻ là thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc giãn cơ… Cha mẹ không được tự ý mua thuốc cho trẻ mà phải sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Trong thời gian điều trị cần cho trẻ nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, chạy nhảy, chấn thương có thể ảnh hưởng tới tình trạng bệnh. Tái khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ để theo dõi tốt nhất tình trạng của con em mình.
5. Cách phòng ngừa viêm khớp háng cho trẻ
Viêm khớp háng có thể gặp ở bất cứ ai, kể cả người già và người trẻ. Tỷ lệ người bị viêm khớp háng khi trẻ tuổi ngày càng gia tăng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thoái hóa khớp là một quá trình phức tạp với nhiều nguyên nhân. Dưới đây là lời khuyên từ chuyên gia nhằm phòng ngừa thoái hóa khớp hoặc trì hoãn sự khởi phát bệnh:
5.1. Giữ cân nặng hợp lý
Phụ huynh cần hết sức lưu ý để giữ cân nặng cho trẻ một cách hợp lý. Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với viêm khớp háng. Thêm cân nặng đồng nghĩa với gây thêm áp lực lên các khớp chịu trọng lượng, chẳng hạn như phần háng, hông và đầu gối. Mỗi cân nặng mà trẻ tăng thêm tương đương với tăng thêm gần bốn lần trọng tải cho đầu gối và tăng áp lực lên háng gấp sáu lần. Theo thời gian, sự căng thẳng này gây phá vỡ sụn đệm cho các khớp.
Nhưng căng thẳng cơ học không phải là vấn đề duy nhất. Mô mỡ tạo ra protein gọi là cytokine thúc đẩy quá trình viêm trên toàn cơ thể. Trong các khớp, cytokine phá hủy mô bằng cách thay đổi chức năng của tế bào sụn. Khi tăng cân, cơ thể tạo ra và giải phóng nhiều protein phá hủy hơn.
5.2. Kiểm soát lượng đường trong máu
Nghiên cứu mới nhất cho thấy bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu (glucose) của cơ thể trẻ, có thể là một yếu tố nguy cơ đáng kể đối với viêm khớp háng. Đó là bởi vì mức glucose cao làm tăng tốc độ hình thành các phân tử nhất định làm cho sụn cứng hơn và nhạy cảm hơn với căng thẳng cơ học. Bệnh tiểu đường cũng có thể kích hoạt viêm toàn thân dẫn đến mất sụn. Mối liên hệ mới được phát hiện giữa bệnh tiểu đường và tổn thương khớp có thể giúp giải thích tại sao hơn một nửa số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường cũng bị các bệnh liên quan đến khớp.
5.3. Tập thể dục mỗi ngày
Hoạt động thể chất rất cần thiết cho khớp, đặc biệt là khớp háng. Đây cũng là một trong những cách tốt nhất để giữ cho khớp háng của trẻ được khỏe mạnh từ sớm. Chỉ cần 30 phút tập thể dục cường độ vừa phải và lặp lại 5 lần/tuần sẽ giúp các khớp xương khớp khỏe mạnh. Tập thể dục cũng tăng cường sức khỏe cho tim và phổi, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và là yếu tố chính trong kiểm soát cân nặng.
Đi bộ, hướng dẫn cho trẻ những bài tập thể dục nhẹ nhàng… là những cách đơn giản để rèn luyện. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có bài tập phù hợp với độ tuổi của con bạn và tình trạng bệnh. Nếu bạn bị đau sau khi tập luyện kéo dài hơn một hoặc hai giờ, vào lần sau, bạn hãy làm ít hơn và nghỉ ngơi nhiều hơn. Để tránh chấn thương, hãy theo dõi và lắng nghe cơ thể của trẻ.
5.4. Cẩn trọng khi chơi thể thao
Vì sụn không lành, khớp háng bị tổn thương có khả năng bị viêm khớp cao gấp gần 7 lần so với sụn không bao giờ bị thương. Gãy xương, trật khớp – thậm chí là rách dây chằng và căng thẳng – có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc thoái hóa khớp, xảy ra ở khoảng 50% những người gặp phải chấn thương. Mặc dù chấn thương không phải lúc nào cũng có thể tránh được khi cho trẻ chơi thể thao tuy nhiên vẫn cần hết sức cẩn trọng. Hãy cho trẻ mặc đồ bảo hộ khi chơi các môn thể thao vận động mạnh.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về viêm khớp háng ở trẻ em cũng như cách điều trị căn bệnh này sao cho hiệu quả nhất. Phụ huynh cần thận trọng khi cho trẻ chơi các trò chơi vận động mạnh.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt