Viêm khớp kiêng ăn gì? Những thực phẩm tốt cho người bệnh viêm khớp

Người bệnh viêm khớp ngoài việc điều trị kiên trì theo chỉ định của bác sĩ còn cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý để hỗ trợ cho việc điều trị đạt chất lượng cao. Viêm khớp kiêng ăn gì? Bài viết dưới đây đề cập đến một số những lưu ý ăn uống với người viêm khớp.

1. Người bệnh viêm khớp kiêng ăn gì?

Theo các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ ăn uống phù hợp có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Mặc dù điều chỉnh cách ăn uống không phải là một phương pháp chữa bệnh nhưng nó có thể làm giảm nguy cơ tái phát các cơn gút cấp, làm chậm tiến triển của tổn thương khớp. Người bệnh vẫn cần phải thăm khám và điều trị y tế theo chỉ định của bác sĩ.

Sau đây là những thực phẩm mà người bệnh viêm khớp nên tránh xa hoặc hạn chế tiêu thụ trong bữa ăn hàng ngày.

viêm khớp nên hạn chế ăn các đồ ăn chiên, rán

Đồ uống có cồn thường có hàm lượng purin cao, đặc biệt là bia. Các nghiên cứu gần đây cho thấy nam giới uống rượu hằng ngày có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cao gấp đôi so với người bình thường. Do đó, người bệnh viêm khớp cần kiêng các loại đồ uống có cồn.

1.2. Thịt, cá có chứa nhiều purin

Khi cơ thể tiêu hóa các thực phẩm chứa purin, cơ thể sẽ tăng cường sản sinh axit uric. Nồng độ axit uric trong máu vượt ngưỡng cho phép sẽ ứ đọng tại các ổ khớp gây viêm khớp và đau xương khớp. Các cơ quan nội tạng động vật như gan, thận, não có hàm lượng purin cao nhất. Cá có nhiều purin nhất là cá mòi và cá cơm. Người bệnh viêm khớp cần tránh 2 loại cá này và nội tạng động vật để tránh khớp bị tổn thương nhanh chóng hơn.

1.3. Các loại rau, đậu giàu purin

Đậu nành, đậu lăng và đậu Hà Lan đều có hàm lượng purin khá cao. Do đó, người bệnh viêm khớp cần hạn chế ăn các loại thực phẩm này để kiểm soát nồng độ  axit uric trong máu không làm tổn thương khớp.

1.4. Thực phẩm giàu chất béo

Chất béo sẽ làm suy giảm khả năng loại bỏ axit uric của thận. Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, mỡ động vật, thịt đỏ, da của gia cầm, sữa nguyên kem, dầu cọ, dầu dừa… là những thực phẩm mà người bệnh viêm khớp cần tránh. Ngoài ra, các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, dăm bông, thịt xông khói cũng nên hạn chế sử dụng.

Người bệnh viêm khớp nên hạn chế ăn các đồ ăn chiên, rán

1.5. Măng tây

Các loại rau có chứa hàm lượng purin cao như: măng tây, súp lơ, rau chân vịt, nấm. Người bệnh viêm khớp nên hạn chế ăn các loại rau này. Tuy nhiên, người bệnh cần bù lại chế độ ăn nhiều rau bằng các loại rau khác để cơ thể có thể tự đào thải purin tốt hơn.

Ngoài những thực phẩm cần hạn chế tiêu thụ nêu trên, bệnh nhân viêm khớp cũng phải tránh một số loại thuốc nhất định. Do đó người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ để tạm thời ngừng sử dụng hoặc thay thế bằng loại thuốc khác.

Người bệnh viêm khớp dạng thấp thường thấy mệt mỏi, cứng các khớp xương vào buổi sáng. Vì vậy, người bệnh cần ăn sáng đầy đủ để tăng thêm sức lực. Ngoài 3 bữa chính trong này, bệnh nhân nên ăn thêm 2-3 bữa phụ với các thực phẩm giàu năng lượng. Theo đó, thức ăn càng đa dạng càng tốt. Ăn nhiều rau củ quả, thực phẩm giàu chất xơ. Các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt cá, trứng, sữa, nghêu sò, tào phớ và đậu các loại… đều có lợi cho sức khỏe. Chú ý chỉ ăn thịt nạc bỏ da.

2. Người bệnh viêm khớp nên ăn gì?

2.1. Axit béo omega – 3

Nghiên cứu cho thấy, axit béo omega-3 có thẻ ngăn ngừa nguy cơ mắc viêm khớp và giảm các triệu chứng và cơn đau do viêm khớp gây ra. Nguyên nhân do các enzyme COX-2 gây nên viêm khớp sẽ hoạt động kém hơn khi cơ thể tiêu thụ các axit béo omega-3. Bạn có thể tìm thấy axit béo omega-3 trong các thực phẩm như:

  • Cá hồi, cá thu (Chỉ nên ăn phần thịt, bỏ da)
  • Hạt lanh
  • Hạt óc chó.
Cá hồi là thực phẩm rất tốt cho người bệnh viêm khớp

2.2. Gừng

Dừng là thảo dược từ lâu đời trong các bài thuốc Đông y điều trị cảm lạnh, chứng đau nửa đầu và cao huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy, sử dụng gừng còn có tác dụng kháng viêm,chống oxy hóa rất tốt. Do đó, người bệnh viêm khớp có thể bổ sung gừng vào chế độ ăn hằng ngày. Tuy nhiên, gừng cũng là nguy cơ gây loãng máu, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

2.3. Vitamin C

Liều lượng vitamin C tiêu chuẩn cần thiết với nữ giới là 75mg/ngày, với nam giới là 90mg/ngày. Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C có thể giảm đến 30% nguy cơ mắc viêm khớp. Các loại thực phẩm giàu vitamin C như ớt chuông, súp lơ, bông cải xanh, kiwi, cà chua, đu đủ, dâu tây, xoài,… Ngoài ra, bạn có thể bổ sung trực tiếp vitamin C bằng thuốc.

2.4. Dứa

Thành phần trong trái chứa có chứa một loại  enzyme gọi là bromelain có tác dụng giảm đau, giảm viêm và cứng khớp hiệu quả. Ăn dứa tươi trực tiếp hoặc ép nước dứa tươi sẽ là nguồn cung cấp các enzyme có lợi cho cơ thể.

2.4. Bông cải xanh

Theo một nghiên cứu, bông cải xanh, cải bắp và rau cải khác đã được chứng minh là bảo vệ chống lại sự phát triển của bệnh viêm khớp. Tăng cường chất xơ cho cơ thể cũng giúp người bệnh viêm khớp giữ vóc dáng cân đối, tránh thừa cân sẽ gây áp lực cho khớp.

2.5. Vitamin D

Vitamin D là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho người bệnh viêm khớp. Những người ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin D có tình trạng tiến triển bệnh viêm khớp chậm hơn các bệnh nhân khác. Do đó, các thực phẩm giàu vitamin D rất tốt cho người bệnh viêm khớp. Vitamin D có trong:

  • Hải sản: Hàu, tôm, cá hồi
  • Lòng đỏ trứng
  • Sữa đậu nành, yến mạch
  • Nấm.

2.6. Các loại dầu ăn thực vật

Dầu oliu rất có lợi cho tim, ngoài ra các thành phần chất béo trong dầu oliu cũng có tác dụng chống viêm hiệu quả với người bệnh viêm khớp. Dầu ăn chiết xuất từ quả bơ, dầu cây rum cũng có tác dụng giảm nồng độ mỡ trong máu. Đặc biệt, dầu hạt óc chó cũng là thực phẩm người bệnh viêm khớp nên ăn do có chứa lượng omega-3 dồi dào.

2.7. Trà xanh

Lá trà xanh có chứa hàm lượng polyphenol cao, đây là chất chống oxy hóa và giảm viêm, giảm nguy cơ tổn thương sụn khớp hiệu quả. Hãm lá trà xanh uống trà hằng ngày có tác dụng ngăn chặn các phân tử gây tổn thương khớp. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm uống uống trà xanh quá nhiều do nước trà xanh có thể gây mất ngủ và cồn ruột nếu uống khi đói.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7