Viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không, có chữa được không?
Viêm khớp thái dương hàm là căn bệnh khá phiền toái với người bệnh bởi chúng ảnh hưởng tới khả năng nhai, nói và hoạt động của cơ miệng. Ngoài những ảnh hưởng trên, bệnh viêm thái dương hàm còn những biến chứng nào, bệnh có chữa được không?
Nội dung bài viết
1. Bệnh viêm khớp thái dương hàm là gì, có nguy hiểm không?
Trong cấu tạo khu vực xương sọ mặt, khớp thái dương hàm chính là khớp duy nhất có thể cử động được. Chúng là vùng khớp bao gồm khớp xương của hàm dưới và diện khớp xương của phần xương thái dương. Bên cạnh đó, chúng có nhiều thành phần khác hỗ trợ hoạt động như dây chằng, bao khớp, đĩa khớp và mô sau đĩa. Về chức năng, khớp thái dương hàm này thường thực hiện việc đóng – mở hàm để chúng ta nói, ăn, uống, …
Bệnh viêm khớp thái dương hàm hay còn được gọi với tên gọi khác là rối loạn khớp thái dương hàm hoặc viêm khớp hàm thái dương. Bệnh lý này thể hiện khớp thái dương hàm hoạt động không ổn định không theo chu kỳ. Chúng gây nên tình trạng co thắt cơ và làm khiến khớp nối xương hàm và xương sọ mất đi sự cân bằng.
Bệnh không quá nguy hiểm nhưng chúng khiến khớp cắn rối loạn, ăn uống khó khăn. Các hoạt động đơn giản như nhai nuốt hay đơn giản là há miệng nói cũng khó khăn. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, triệt để sẽ gây nên các biến chứng nặng hơn như: mặt mất cân đối, cơ nhai phình đại, đau và ù tai, đau đầu, đau răng hay ảnh hưởng đến thính lực.
Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh là giãn khớp. Giãn khớp làm bệnh nhân tăng nguy cơ trật hoặc dính khớp, thủng đĩa khớp gây phá hủy đầu xương, khu vực khớp cứng làm bệnh nhân không thể há miệng được.
2. Những nguyên nhân nào gây bệnh viêm khớp thái dương hàm?
Viêm khớp thái dương hàm do rất nhiều nguyên nhân gây nên bao gồm nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân không phải bệnh lý như sau:
Nguyên nhân bệnh lý
Các bệnh như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm khuẩn khớp, viêm cột sống dính khớp là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Viêm khớp dạng thấp có thể chiếm tới 50% trong số các nguyên nhân gây bệnh. Khớp thái dương hàm thường là khớp sẽ bị tác động cuối cùng sau khi bệnh nhân đã bị thoái hóa khớp tại bàn tay, cổ tay, khớp gối, …
Nguyên nhân cơ học
- Chấn thương: Tai nạn lao động, tai nạn giao thông, vận động mạnh hoặc ngã, … đều là những nguyên nhân phổ biến gây nên các chấn thương tại vùng thái dương hàm. Bên cạnh đó, thói quen ngủ nghiến răng, há miệng đột ngột, thường xuyên nhai kẹo cao su, … cũng khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Các nguyên nhân khác: Răng mọc lệch, nhổ răng hàm, sang chấn tâm lý, mọc răng khôn, căng thẳng thần kinh kéo dài, biến dạng bẩm sinh xương mặt, … cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm khớp thái dương hàm.
3. Triệu chứng bệnh viêm khớp thái dương hàm
Khi bị viêm khớp thái dương hàm, bệnh nhân thường sẽ xuất hiện các biểu hiện và triệu chứng như sau:
Viêm khớp thái dương hàm gây đau thái dương hàm
Những cơn đau này có thể xuất hiện ở 1 hoặc 2 bên. Ban đầu chúng chỉ là những cơn đau nhẹ và có thể tự khỏi nên bệnh nhân thường chủ quan. Khi bệnh đã tiến triển nặng hơn, các cơn đau từ đó cũng tăng cao hơn. Thời gian đau, mức độ đau sẽ tăng nhanh khi người bệnh ăn, nhai hoặc nói.
Tiếng kêu ở khớp thái dương hàm
Khi viêm khớp thái dương hàm tiến triển nặng hơn, các cơn đau sẽ xuất hiện ở xung quanh tai hoặc trong tai mỗi khi người bệnh cử động hàm. Bên cạnh đó, khi người bệnh nhai thức ăn sẽ phát ra tiếng kêu lục khục của khớp kèm theo cảm giác đau dữ dội. Khi đó, bệnh nhân phải ngậm miệng lệch sang một bên cho bớt đau.
Viêm khớp thái dưới hàm gây nổi hạch
Bệnh nhân xuất hiện các cơn đau nhức tại khu vực hạch quanh cổ. Biến chứng này rất nguy hiểm bởi chúng gây nên viêm khớp quai hàm và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:
- Bệnh nhân khó cử động khớp hàm, bệnh tiến triển nên mãn tính khiến bệnh nhân không thể há miệng được.
- Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, sốt nóng thường xuất hiện vào ban đêm. Hạch càng lớn bệnh nhân càng đau nhức, mệt mỏi.
- Biến dạng mặt: Bệnh nếu kéo dài và không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ khiến khớp thái dương hàm bị sưng phì đại lên, khuôn mặt bị lệch và thiếu cân đối. Người bệnh sẽ rất khó khăn khi nói chuyện với người khác.
- Giãn khớp ở quai hàm: Bệnh nhân không thể nào tự há miệng như thông thường hoặc thực hiện các hoạt động nói, cười, nhai như bình thường nữa.
4. Cách điều trị khi bị viêm khớp thái dương hàm
Bệnh nếu được phát hiện và điều trị đúng cách, chúng sẽ hết trong vòng 1 tuần. Phần lớn bệnh nhân sau khi đã được điều trị khỏi bệnh sẽ không bị tái phát bệnh. Với bệnh nhân bệnh nặng hoặc bị nhiều yếu tố tác động thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Ngoài ra, thời gian chữa trị ở bệnh nhân nặng có thể kéo dài cả năm, thậm chí suốt đời.
Sử dụng thuốc điều trị viêm khớp thái dương hàm
Tùy nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc phù hợp. Để chuẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện các chẩn đoán gồm chụp X – quang, MRI (Cộng hưởng từ), xét nghiệm công thức máu, …
Bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc chữa viêm khớp thái dương hàm do nhiễm khuẩn hoặc thuốc cho chấn thương hay viêm khớp dạng thấp.
Phẫu thuật điều trị viêm khớp thái dương hàm
Đây là phương pháp ít được sử dụng. Nguyên nhân là do bệnh ít nguy hiểm có thể điều trị bằng thuốc hay các phương pháp khác. Các khớp bị hư hại sẽ được bảo tồn hoặc thay thế giúp tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được thuyên giảm.
Cách điều trị kết hợp
- Chỉnh hình răng, khớp: Phương pháp này dành cho bệnh nhân bị sai lệch cấu trúc khi bị viêm khớp thái dương hàm để cải thiện tình trạng đau nhức. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện niềng răng hoặc nhỏ bỏ, nắn chỉnh khớp hoặc phục hình thẩm mỹ răng…
- Vật lý trị liệu: Phương pháp này bao gồm châm cứu, bấm huyệt, chiếu tia hồng ngoại, tia laser; chườm nóng, thực hiện tập thể dục thể thao, … Các cách thức này hỗ trợ giảm thiểu nhanh những triệu chứng của bệnh viêm khớp thái dương hàm. Các cơn đau vì thế cũng sẽ nhanh chóng được giảm thiểu. Phương pháp vật lý trị liệu này còn giúp người bệnh an tâm hơn, giảm bớt căng thẳng, lo lắng và có được giấc ngủ ngon hơn.
Hy vọng những thông tin trên về bệnh viêm khớp thái dương hàm đã giúp bạn có thêm thông tin về căn bệnh này. Khi cần tư vấn, bệnh hãy liên hệ ngay chúng tôi để được các chuyên gia giải đáp.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt