Viêm khớp vai là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp vai xảy ra khá phổ biến, không phân biệt nam nữ, già trẻ. Bệnh ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt hàng ngày. Do đó, nắm rõ các thông tin về bệnh này sẽ giúp chúng ta phát hiện sớm, điều trị kịp thời nhằm đạt hiệu quả cao. Đồng thời, góp phần hỗ trợ phòng ngừa bệnh được tốt hơn.

Viêm khớp vai là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Viêm khớp vai hiểu đơn giản là vùng khớp ở vai bị đau và hạn chế vận động. Khi tình trạng viêm xảy ra có nghĩa là phần mềm quanh khớp bị một số tổn thương nào đó.

Bệnh viêm khớp vai

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khớp vai bị viêm. Và dưới đây là những yếu tố chính:

Thoát vị đĩa đệm cổ

Khi bị thoát vị đĩa đệm ở cổ sẽ khiến nhân nhầy tràn ra khỏi đĩa đệm. Vì thế, lượng nhân này sẽ chèn ép mạnh lên rễ dây thần kinh khi chúng chảy ra ngoài. Với nguyên nhân này, bệnh sẽ gây đau âm ỉ rồi đến dữ dội. Ngoài ra, triệu chứng đi kèm khác còn là vùng từ vai gáy đến cánh tay, bàn tay đều bị tê bì.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm khớp vai. Thoái hóa sẽ làm cho áp lực lên các đốt sống cổ nhiều hơn nên gây ra sự bào mòn. Lúc này, lượng dịch nhầy ở các đốt sống cổ ít đi, thậm chí khô lại nên chúng sẽ cọ xát với nhau, làm cho rễ thần kinh bị chèn ép. Kết quả là gây ra viêm đau khớp vai.

Viêm gân xoay

Nếu trên bả vai xuất tình trạng viêm gân xoay với hiện tượng viêm nhiễm, các chấn thương thì sẽ gây ra tình trạng đau nhức ở vùng vai. Nếu để quá lâu mà không được điều trị kịp thời sẽ khiến việc cử động cánh tay như xoay, vặn bị hạn chế, thậm chí gây bại liệt.

Chấn thương

Vùng khớp vai bị chấn thương từ những tác động như ngã cầu thang, tai nạn giao thông… nhưng không được điều trị triệt để. Do đó, lâu dần sẽ dẫn đến các cơn đau do viêm khớp vai gây ra.

Chế độ sinh hoạt, làm việc không khoa học

Viêm khớp vai có thể bắt nguồn từ chính chế độ sinh hoạt, làm việc không khoa học. Có thể kể đến như:

  • Thường xuyên dùng vai, cổ để mang vác vật nặng.
  • Ngồi một chỗ với thời gian quá lâu.
  • Làm việc, nằm, đi đứng… không đúng tư thế.

Những nguyên nhân khác

  • Lười vận động, thừa cân, stress… kéo dài cũng có thể dẫn đến viêm khớp vai.
  • Bệnh lao xương khớp: Lúc này, các vi khuẩn lao sẽ tấn công cả vào xương khớp, gây đau nhức.

Triệu chứng viêm khớp vai

Viêm khớp vai ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc cũng như khả năng vận động của người bệnh bởi các triệu chứng điển hình sau:

  • Khớp vai đau nhức

Người bệnh sẽ thường xuyên đối mặt với những cơn đau vai, kèm theo đó là vùng khớp vai nóng rát âm ỉ. Những cơn đau này có thể lan lên cả vùng cổ và lên xuống phần lưng trên. Đặc biệt, khi ấn vào mỏm cùng vai, gân trên vai đều sẽ có cảm giác đau dữ dội. 

Viêm khớp vai gây đau nhức, ảnh hưởng đến khả năng vận động
  • Khớp vai bị cơ cứng

Vào buổi sáng sau khi thức dậy, người bệnh sẽ có cảm giác cơ cứng khớp vai, cử động khó khăn. Để hoạt động trở lại, người bệnh cần dành khoảng 15 – 30 phút để xoa bóp vùng khớp vai.

  • Vùng vai bị hạn chế vận động

Tình trạng đau nhức khi bị viêm khớp vai sẽ khiến vùng vai hạn chế vận động. Bởi mỗi động tác duỗi, xoay, co tay thì đều gây ra khó khăn. Thậm chí, nghiêm trọng hơn, bệnh nhân sẽ không thể tự thực hiện các công việc như chải đầu, thay áo.

  • Vai sưng đỏ, nóng rát

Vùng khớp vai bị đau sẽ xuất hiện tình trạng sưng tấy, nóng rát. Ngay cả khi trước đó không có tác động vào nhưng khớp vai vẫn tím lại.

  • Hiện tượng tê bì

Viêm khớp vai khi đã chuyển biến nặng thì sẽ càng gia tăng khả năng cọ xát giữa màng dịch hoạt khớp với rễ dây thần kinh trên vai. Kết quả là khiến bàn tay, cánh tay xuất hiện tình trạng tê bì.

Điều trị viêm khớp vai như thế nào hiệu quả?

Viêm khớp vai không chỉ gây ảnh hưởng đến vận động của người bệnh mà nếu để lâu còn xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến như:

  • Khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế.
  • Chèn ép rễ dây thần kinh, dẫn đến rối loạn thần kinh, vận động.
  • Gây ra biến chứng teo cơ, thậm chí cả đời sẽ bị tàn phế.

Với sự nguy hiểm của căn bệnh này, ngay khi phát hiện triệu chứng, các bạn nên đi thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Căn cứ vào tình trạng viêm khớp vai cũng như sức khỏe, độ tuổi, cơ địa mà bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp chữa trị phù hợp. Đó là:

Sử dụng thuốc Tây

Một số loại thuốc Tây thường được dùng để trị khớp vai bị viêm là:

  • Thuốc giảm đau: Tùy từng mức độ đau mà bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng đơn lẻ thuốc Paracetamol, Acetaminophen,… hoặc cũng có thể kết hợp thêm với Codien.
  • Thuốc kháng viêm: Mục đích là nhằm ngăn ngừa và chống viêm nhiễm, hạn chế tình trạng viêm xuất hiện ở vùng khớp vai. 
  • Thuốc giãn cơ: Mục đích là giúp tình trạng co thắt cơ vai giảm nên hỗ trợ giảm đau tốt hơn.
  • Vitamin nhóm B: Một số loại vitamin B như B1, B6, B12 có tác dụng chống viêm và giúp cải thiện sức đề kháng cho khớp vai cũng như cơ thể.

Lưu ý: Tây y điều trị cho hiệu quả nhanh nhưng cần tuân thủ đúng chỉ định dùng thuốc của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ đến gan, thận, xương…

Vật lý trị liệu

Kết hợp dùng thuốc với phương pháp vật lý trị liệu sẽ gia tăng hiệu quả trị viêm khớp vai nhanh, tốt hơn. Vật lý trị liệu sẽ sử dụng các bài tập đối với vùng vai cổ nhằm giảm cơn đau, tăng cường sức mạnh cơ cũng như hiệu quả vận động của khớp. Đồng thời, khắc phục tình trạng thoái hóa, cứng khớp, teo cơ…

Vật lý trị liệu giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp vai

Những bài tập luyện này sẽ được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn cẩn thận. Do đó, người bệnh cần phải làm theo để đạt hiệu quả và an toàn.

Phẫu thuật

Phẫu thuật nội soi chỉ được áp dụng khi những phương pháp trên không cho hiệu quả như mong muốn. Phương pháp này có ưu điểm là thời gian điều trị sẽ rút ngắn, vùng da bên ngoài không có sẹo.

Tùy từng mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp như:

  • Phẫu thuật cắt bỏ phần khớp vai.
  • Mổ nội soi khớp vai.
  • Phẫu thuật thay khớp vai.

Điều trị viêm khớp vai bằng đông y

Ngoài những phương pháp Tây y kể trên, hiện Đông y cũng được tin dùng và đánh giá cao về khả năng điều trị viêm khớp vai.

Đông y sẽ sử dụng những bài thuốc với thành phần thảo dược thiên nhiên để chữa bệnh. Kết hợp với đó là liệu pháp xoa bóp, kim châm để mang lại hiệu quả cao hơn.

Đông y có ưu điểm là tính an toàn, hầu như không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, cần điều trị trong thời gian dài mới nhận được hiệu quả cao.

Phòng ngừa viêm khớp vai

Chủ động phòng ngừa viêm khớp vai là việc làm cần thiết để giữ gìn sức khỏe, ngăn ngừa tái phát. Do đó, các bạn nên chú ý các biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Không làm việc, lao động quá sức. Hạn chế mang vác vật nặng trên vai, cổ.
  • Lựa chọn các môn thể thao phù hợp. Nếu theo đuổi những môn liên quan nhiều đến vai như cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền… thì cần phải cẩn thận.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Nên bổ sung nhiều canxi, vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
  • Thực hiện những động tác hoạt động khớp vai đúng chuẩn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về viêm khớp vai. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp mọi người có biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả, an toàn.

Rate this post
Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7