Thoái hóa lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Thoái hóa lưng khiến người bệnh phải đối mặt với những cơn đau nhức, khó chịu, thậm chí còn ảnh hưởng đến quá trình vận động, sinh hoạt, công việc hàng ngày. Do đó, việc nắm rõ triệu chứng của bệnh, nguyên nhân gây thoái hóa sẽ giúp chúng ta có biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống.

Thoái hóa lưng là gì? 

Thoái hóa lưng còn được gọi với tên khác là thoái hóa cột sống lưng, với tên tiếng anh là Degenerative spine. Khi có sự thay đổi về hình thái những tổ chức liên quan đến cột sống là gai xương, dây chằng, đĩa đệm… thì sẽ dẫn đến thoái hóa lưng. Thông thường, bệnh chủ yếu gặp phải ở phần cổ và thắt lưng.

thoai-hoa-dot-song-lung_1
Thoái hóa lưng gây ảnh hưởng đến vận động

Đây là bệnh mạn tính và sẽ tiến triển dần theo thời gian. Tuổi càng cao thì tình trạng thoái hóa lưng càng nghiêm trọng do vấn đề lão hóa. Theo đó, cơn đau sẽ tăng dần và làm cột sống thắt lưng biến dạng, hạn chế vận động nhưng không hề có biểu hiện viêm.

Nghiên cứu cho thấy, có đến hơn 80% người ở độ tuổi trên 50 tại Việt Nam mắc thoái hóa cột sống lưng. Trong đó, nữ giới có tỷ lệ mắc cao hơn… 

Nguyên nhân thoái hóa lưng

Thoái hóa lưng có nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, các nguyên nhân chính bao gồm:

Tuổi tác

Tuổi tác càng cao thì tỷ lệ mắc thoái hóa lưng càng tăng. Bởi lão hóa là quy luật tự nhiên, gây suy giảm độ đàn hồi của tế bào sụn cột sống. Từ đó, khiến khả năng chịu lực của vùng cột sống bị suy giảm và hạn chế vận động.

Mang vác nặng thường xuyên

Với những người làm công việc phải mang vác nặng thường xuyên sẽ khiến cột sống tại cổ, vai chịu áp lực lớn và liên tục. Từ đó, sẽ khiến quá trình lão hóa diễn ra mạnh và nhanh hơn. Kết quả là gây thoái hóa lưng.

Ngồi quá lâu

Dân văn phòng là một trong những đối tượng dễ bị thoái hóa cột sống lưng. Nguyên nhân là vì những đối tượng này phải ngồi làm việc một chỗ với thời gian dài, lên đến vài 7 – 8 tiếng/ngày. Điều này, sẽ khiến cột sống, đặc biệt là cổ và lưng chịu áp lực lớn. 

thoai-hoa-dot-song-lung_12
Ngồi quá lâu một chỗ là một trong những nguyên nhân gây thoái hóa lưng

Ngoài ra, nhiều người ngồi trong thời gian dài nhưng lại không đúng tư thế càng làm gia tăng nguy cơ bị thoái hóa cao hơn.

Ít vận động

Hiện nay, không ít người vì áp lực công việc, gia đình, gánh nặng cơm – áo – gạo – tiền mà không có thời gian cho bản thân. Họ không có nhiều thời gian để vận động, thư giãn, khiến cho hệ xương khớp bị ảnh hưởng, dễ gây đau nhức.

Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt

Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo đủ dưỡng chất sẽ khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị rối loạn. Từ đó, càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp hơn, trong đó có bệnh thoái hóa lưng.

Những nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì cũng có một vài tác nhân khác khiến con người bị mắc thoái hóa cột sống lưng. Đó là:

  • Di truyền: Nếu gia đình từng có người bị thoái hóa thì khả năng con cái mắc bệnh này sẽ cao hơn.
  • Những người béo phì, thừa cân.
  • Những người mắc các bệnh lý về xương khớp như: lao cột sống, loãng xương, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp…
  • Tập luyện thể thao không đúng cách, không đúng tư thế…
  • Chấn thương ở vùng cột sống, người đã từng phẫu thuật cột sống…

Triệu chứng thoái hóa lưng

Thoái hóa lưng khá dễ nhận biết bởi các triệu chứng điển hình rất rõ ràng. Cụ thể như sau:

  • Các cơn đau vùng lưng mà người bệnh mặc phải sẽ diễn ra thường xuyên. Có khi chỉ đau âm ỉ, nhưng cũng có lúc đau dữ dội. Mức độ đau sẽ tăng khi thay đổi thời tiết, vận động… Và khi nghỉ ngơi, cơn đau sẽ giảm.
thoai-hoa-dot-song-lung_13
Đau nhức lưng là một trong những triệu chứng điển hình của thoái hóa lưng
  • Vùng lưng dưới là nơi xuất hiện cơn đau chủ yếu. Sau đó, cơn đau sẽ lan dần xuống mông và hai chân. Từ đó, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc cúi và đứng, ngồi.
  • Cơn đau sẽ càng gia tăng khi người bệnh bị chấn thương hay vận động quá mức. Thậm chí, ở cột sống còn có dấu hiệu co cứng cơ.
  • Nhiều trường hợp, người bệnh còn bị đau tại rễ thần kinh xuất phát từ thoái hóa lưng.
  • Nếu thoái hóa lưng ở gần vùng cổ sẽ làm cơn đau lan ở vùng gáy, bả vai, cánh tay, khiến ngón tay và cẳng tay bị tê.
  • Người bệnh bị đau nhức nên gây ảnh hưởng đến việc ngửa cổ, cúi, xoay cổ hay xoay người.
  • Nhiều trường hợp, thoái hóa lưng gây ra nhiều triệu chứng khác như chóng mặt, ù tai, hoa mắt, thiếu máu cục bộ, mắt mờ, đau hố mắt, đau thái dương…

Cách điều trị thoái hóa lưng như thế nào?

Thoái hóa lưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến những di chứng nghiêm trọng như:

  • Ảnh hưởng đến khả năng vận động, đi lại, sinh hoạt, làm việc…
  • Cột sống bị biến dạng, cong vẹo.
  • Dễ gây ra các bệnh lý khác như gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, tổn thương đĩa đệm.
  • Đau thần kinh tọa, khiến thị lực bị ảnh hưởng.
  • Có thể gây bại liệt.

Do đó, khi phát hiện triệu chứng của bệnh, chúng ta không được chủ quan mà cần nhanh chóng đi thăm khám để được bác sĩ xác định mức độ và có hướng điều trị kịp thời. Thông thường, các biện pháp được chỉ định để điều trị thoái hóa lưng gồm 1 trong những giải pháp sau:

Điều trị bằng thuốc Tây

  • Thuốc giãn cơ: Mục đích của loại thuốc này là giúp cột sống nhận được lượng máu lưu thông nhiều hơn. Nhờ đó, tình trạng cư cứng khớp được cải thiện. Thường loại thuốc được chỉ định là Mydocalm.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Thường sẽ là các thuốc Diclofenac, Piroxicam, Meloxicam, Aspirin, Indomethacin… Tác dụng của loại thuốc này là giảm đau nhanh chóng, hỗ trợ việc vận động thuận lợi hơn.
  • Thuốc giảm đau: Với những người bị đau quá, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc này nhằm giảm, cắt cơn đau. Tuyệt nhiên, không nên quá lạm dụng loại thuốc này để tránh gây hại.
thoai-hoa-dot-song-lung_14
Điều trị thoái hóa lưng bằng thuốc tây cho hiệu quả nhanh nhưng nhiều tác dụng phụ

Lưu ý: Thuốc Tây cho hiệu quả nhanh nhưng dễ gây tác dụng phụ. Do đó, chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ và cần dùng đúng liều lượng.

Điều trị bằng đông y

Ngoài thuốc Tây thì đông y cũng là phương pháp hay để điều trị thoái hóa lưng. Phương pháp này sử dụng các bài thuốc với 100% là những thảo dược thiên nhiên nên an toàn, lành tính và tốt cho sức khỏe. Vì thế, vừa mang lại hiệu quả trị bệnh cao, ngăn ngừa tái phát mà còn tăng sức đề kháng.

Tuy nhiên, bạn nên đi thăm khám tại những trung tâm đông y uy tín để được lương y cân nhắc bốc đơn thuốc sao cho phù hợp.

Vật lý trị liệu

Tùy từng tình hình bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng một hoặc kết hợp vài phương pháp vật lý trị liệu như:

  • Sử dụng tia hồng ngoại.
  • Liệu pháp suối khoáng.
  • Sử dụng bùn nóng.
  • Kích thích điện.
  • Kéo giãn cột sống.
  • Châm cứu.
  • Xoa bóp bấm huyệt.
  • Các bài tập nhằm điều trị thoái hóa lưng.

Vật lý trị liệu mặc dù có tác dụng chậm nhưng cho hiệu quả lâu dài và an toàn. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp phương pháp này với dùng thuốc để gia tăng hiệu quả.

Phẫu thuật

Nếu các phương pháp trên không đem lại hiệu quả như mong muốn thì phẫu thuật sẽ được chỉ định. Tuy nhiên, chỉ nên thực hiện phẫu thuật tại những bệnh viện lớn, uy tín để đảm bảo hiệu quả, an toàn và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro.

Phòng ngừa thoái hóa lưng như thế nào?

  • Chú ý chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu.
  • Nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh mang vác nặng hay vận động quá mạnh.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá…
  • Tập luyện thể dục thể thao hợp lý và đúng cách.
  • Kiểm soát cân nặng.

Thoái hóa lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả đã được bật mí trên đây. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích và giúp mọi người có biện pháp phòng ngừa cũng như khắc phục thoái hóa cột sống lưng an toàn, hiệu quả cao để cải thiện chất lượng cuộc sống.

5/5 - (1 bình chọn)
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7