Biến chứng thoái hóa cột sống cổ bạn nên cần biết

Thoái hóa cột sống là căn bệnh liên quan đến quá trình lão hóa xương khớp làm mất dần cấu trúc và chức năng bình thường. Đây cũng là thuật ngữ để chỉ một số dạng bệnh như thoái vị đĩa đệm, gai cột sống, viêm xương khớp ở cột sống…trong đó cột sống cổ và cột sống lưng là 2 khu vực dễ bị thoái hóa nhất. Bệnh thường gặp ở những người cao tuổi, người lao động nặng nhọc, nhân viên văn phòng…. Để xảy ra tình trạng thoái hóa cột sống cổ chủ yếu do người vận động sai tư thế, thói quen sinh hoạt sai cách, ăn uống thiếu chất và do yếu tố di truyền, biến chứng một số bệnh lý gây ra.

cot song co
Thoái hóa cột sống cổ – Đừng chủ quan nếu không muốn tàn phế vĩnh viễn

Thoái hóa cột sống cổ hay còn gọi thoái hóa đốt sống cổ (Cervical spondylosis) bắt nguồn từ hiện tượng hư khớp tại các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau ở vùng đầu cổ. Thoái hóa cột sống cổ ảnh hưởng trực tiếp tới 7 đốt sống cổ, trong đó, các tổn thương thường gặp nhất là ở các đốt sống C4, C5 và C6 (các đốt sống cổ được ký hiệu từ C1 – C7), gây khó khăn cho việc quay đầu.

Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ

Đau cột sống cổ: khi người bệnh bị thoái hóa cột sống cổ thường xuất hiện các cơn đau cột sống cổ có thể âm ỉ hoặc dữ dội, liên tục hoặc ngắt quãng tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân, gây khó khăn cho việc quay cổ. Nguyên nhân gây bệnh do tuổi tác, chấn thương, trầm cảm và các cử động cổ không đúng cách.

Dấu hiệu Lhermitte: đây là triệu chứng gây ra hiện tượng bủn rủn chân tay, buốt nhói như điện giật từ đỉnh đầu xuống vùng vai gáy và bàn tay, bàn chân khi bệnh nhân gập cổ hơi mạnh.

Tổn thương rễ thần kinh: Khi bị thoái hóa đốt sống cổ rễ thần kinh bị chèn ép, người bệnh sẽ cảm thấy đau buốt vùng chẩm, đau đầu, tê bì cánh tay…

Thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa cột sống cổ làm tổn thương rễ thần kinh

Hạn chế vận động: Bệnh thoái hóa đốt sống cổ làm khó khăn cho việc vận động như ngoái đầu, cúi gập, ngửa cổ, xoay cổ…nhất là vào buổi sáng.

Tổn thương ngoài cổ: Người bị thoái hóa đốt sống cổ ngoài cảm giác đau cổ, bệnh nhân còn phải đối mặt với nhiều triệu chứng khác như mất ngủ, gầy, xanh xao, nhức đầu, ăn kém.

Biến chứng thoái hóa cột sống cổ

Mất ngủ, dễ cáu gắt

Đối với những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ ở giai đoạn đầu thường chỉ gây đau vào ban ngày khi sinh hoạt, lao động và giảm đau khi được nghỉ ngơi. Nhưng khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, các sụn và xương dưới sụn không được tái tạo kịp thời làm cho người bệnh mất ngủ, mệt mỏi kéo dài, dễ cáu gắt thậm chí dễ bị tăng huyết áp và có nguy cơ đột qụy cao.

Chèn ép rễ thần kinh

Nguyên nhân của tình trạng này là do các rễ thần kinh cổ từ tủy sống bị chèn ép gây ra các cơn đau nhức vùng cổ, gáy; các cơn đau này còn lan sang cả vai, truyền xuống cánh tay, bàn tay và đến các ngón tay.

Thiếu máu não

Thiếu máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu tới não, khiến cho việc cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng não bị giảm. Bệnh kéo theo tình trạng thiếu năng lượng hoạt động, làm ảnh hưởng đến cấu trúc, sự tồn tại và phát triển của hệ thần kinh trung ương. Hậu quả của quá trình thoái hóa đốt sống cổ có thể chèn ép động mạch, cản trở quá trình lưu thông máu đến nuôi dưỡng các tế bào thần kinh. Thiếu máu não có thể gây ra một số triệu chứng như: khó nói, nói đớ, yếu liệt tay chân, tê nửa người, hoa mắt, chóng mặt, mất khả năng tập trung, suy giảm trí nhớ, méo miệng… Trường hợp nặng, thiếu máu não  rất nguy hiểm bởi nó có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như liệt nửa người (có nhiều mức độ khác nhau), thậm chí dẫn tới đột tử.

Thieu mau nao dan den dot quy
Thoái hóa cột sống cổ gây ra thiếu máu não dẫn đến đột quỵ

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ có thể làm nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí trung tâm, gây bệnh thoát vị đĩa đệm. Bệnh gây ra nhiều đau nhức trên diện rộng, cơn đau khởi phát tại một hoặc 2 đốt sống cổ sau đó lan ra vùng bả vai, cánh tay hoặc lan lên sau đầu và hốc mắt, làm giảm khả năng lao động và ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, kinh tế gia đình.

Gai cột sống cổ

Gai cột sống (gai xương) là tình trạng xuất hiện những mỏm gai ở mặt trước, hai bên của đốt sống, đĩa sụn và các dây chằng chủ yếu do viêm khớp mạn tính, thoái hóa tự nhiên và sự lắng đọng canxi lâu ngày. Bệnh phát triển khi bề mặt sụn ở cột sống xù xì và mỏng dần, xương dưới sụn bị biến đổi hình dạng, cấu trúc sẽ dễ hình thành và phát triển các gai xương. Khi người bệnh cử động, các gai xương sẽ cọ sát các mô mềm xung quanh cột sống cổ như cơ, gân, dây chằng hoặc chèn ép các dây thần kinh làm tăng mức độ đau nhức. Cơn đau sẽ truyền xuống hai tay hoặc hai chân, đau tăng mạnh hơn khi làm việc, đi lại và lao động.

Thoái hóa cột sống cổ là một bệnh thường gặp chủ yếu ở tuổi trung niên, đặc biệt ở người tuổi cao. Bệnh gây biến chứng ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt do đó khi có dấu hiệu bị đau cột sống cổ, người bệnh cần sử dụng các loại thuốc giảm đau, nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, sử dụng các phương pháp xoa bóp, bấm huyệt, các loại sản phẩm hỗ trợ về xương khớp chứa Bột đạm thủy phân. Xây dựng lối sống ăn, uống, luyện tập khoa học để tăng cường sức mạnh cơ bắp, giúp cho sụn khớp phát triển. Khi đã bị thoái hóa cột sống cổ, người bệnh cần nên tuân thủ các chế độ điều trị do bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7