Viêm khớp vảy nến là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh
Viêm khớp vảy nến là bệnh lý mãn tính chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, người bệnh sẽ phải chung sống suốt đời. Bệnh lý này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời. Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm khớp vảy nến dưới đây để phòng tránh bệnh hiệu quả.
Nội dung bài viết
1. Viêm khớp vảy nến là gì?
Viêm khớp vảy nến là một loại viêm khớp được phát hiện trên những người mắc bệnh vảy nến. Tuy nhiên khi nói tới bệnh lý viêm khớp vảy nến, nhiều người lầm tưởng đây là bệnh lý về da với các triệu chứng như da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy và bong tróc. Nhưng thực tế, đây là bệnh lý tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch cơ thể tự tấn công lại các mô khớp và làm tổn thương da. Khi đó, các khớp xương bị sưng, viêm, xơ cứng và biến dạng khớp nếu không được điều trị kịp thời.
Theo số liệu thống kê, có 10 – 30% người bệnh vảy nến phát triển thành viêm khớp vảy nến. Nhưng một số trường hợp sẽ không bị tổn thương gì về da, chỉ xuất hiện triệu chứng sưng và viêm khớp. Nam giới và nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh lý này.
Bệnh lý này bao gồm 5 loại phổ biến:
- Viêm khớp vảy ngoại biên: người bệnh bị viêm khớp, cứng khớp ở các đầu ngón chân và ngón tay; móng bị đốm trắng và màu đục.
- Viêm khớp đối xứng: Người bệnh bị viêm khớp, sưng khớp ở cả hai bên đối xứng cùng lúc. Đây là loại viêm khớp vảy nến phổ biến nhất.
- Viêm khớp bất đối xứng: Tình trạng viêm khớp không xuất hiện ở hai khớp đối xứng.
- Viêm cột sống: Người bệnh bị đau cứng khớp ở cột sống và cổ.
- Viêm màng phổi: Đây là loại viêm khớp vảy nến nghiêm trọng nhất nhưng chỉ chiếm khoảng 5%. Bệnh gây biến dạng các khớp, hủy hoại hoàn toàn các mô xương.
2. Nguyên nhân của viêm khớp vảy nến
Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này. Tuy nhiên, theo khảo sát ở các bệnh nhân mắc bệnh, có những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp vảy nến là:
- Yếu tố di truyền: Thành viên trong gia đình đã có người bị vảy nến thì bạn sẽ có nguy cơ cao bị viêm khớp vảy nến. Bệnh có thể di truyền từ ông bà, bố mẹ hoặc các anh chị em trong gia đình. Do đó, nếu phát hiện người thân mắc bệnh, bạn cần chú ý tới các triệu chứng của cơ thể và chẩn đoán sớm tình trạng bệnh.
- Các vết thương nhiễm trùng: Vùng vết thương hở bị nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch của cơ thể, kích thích hệ miễn dịch bị rối loạn, gây ra viêm khớp vảy nến.
- Thói quen sử dụng các chất kích thích: Những người có thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá nhiều có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn những người bình thường.
3. Triệu chứng cảnh báo viêm khớp vảy nến
3.1. Sưng khớp
Người bệnh thường có triệu chứng bị sưng khớp ngón chân hoặc ngón tay. Ban đầu, khớp chỉ sưng kèm theo các cơn đau nhức nhẹ. Nhưng nếu chủ quan không điều trị, viêm khớp sẽ lan ra nhiều vị trí khớp khác trên cơ thể, các cơn đau dữ dội và kéo dài hơn gây biến dạng khớp.
3.2. Cứng khớp vào buổi sáng
Cũng giống như triệu chứng của viêm khớp thông thường, người bệnh sẽ có dấu hiệu bị cứng khớp vào buổi sáng. Khi đứng dậy hoặc ngồi quá lâu, người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển hoặc vận động mạnh.
3.3. Đau chân
Người bệnh viêm khớp vảy nến thường gặp phải triệu chứng đau chân. Nguyên nhân do gân và dây chậu bị tổn thương:
- Viêm gân: gân kết nối cơ bắp chân với xương gót bị viêm gây đau gót chân.
- Viêm dây chậu: gân nối gót chân với ngón chân bị viêm khiến người bệnh bị đau lòng bàn chân.
3.4. Đau lưng
Khoảng 20% người bệnh bị viêm khớp vảy nến có triệu chứng đau lưng. Nguyên nhân do khớp cột sống cũng bị viêm và sưng. Các cơn đau lưng thường diễn ra âm ỉ, đau nhiều về ban đêm.
3.5. Các vấn đề về móng
Ở giai đoạn đầu, móng của người bệnh xuất hiện các đốm trắng, móng bị nứt đôi ở đầu móng. Màu móng bị đổi màu sang vàng hoặc trắng đục. Ở giai đoạn cuối, móng có dấu hiệu bị vỡ, dễ gãy.
3.6. Hạn chế chuyển động của cơ thể
Tình trạng đau khớp, sưng tấy khớp khiến người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển hoặc vận động mạnh. Bệnh nhân cũng khó có thể mang vác nặng nếu không muốn tổn thương khớp trở nên nặng hơn. Ngoài ra, cơ thể người bệnh cũng cảm thấy mệt mỏi do tình trạng lưu thông máu kém hiệu quả.
3.7. Đau mắt
Người bệnh thường gặp phải các vấn đề về thị lực như mắt bị sưng đau, khô mắt, thị lực giảm, sưng mí. Nếu không được điều trị trong thời gian dài, người bệnh sẽ bị tăng nhãn áp và kèm theo nhiều tổn thương mắt vĩnh viễn.
4. Điều trị viêm khớp vảy nến
Bệnh lý này có thể gây biến dạng khớp, phá hủy cấu trúc khớp khiến người bệnh có nguy cơ cao bị tàn phế. Viêm khớp vảy nến hiện nay chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn nhưng nếu phát hiện điều trị sớm, người bệnh sẽ có thể hạn chế được nhiều triệu chứng khó chịu của bệnh. Hiện nay, phương pháp điều trị phổ biến là sử dụng thuốc kết hợp với tập thể dục điều độ và vật lý trị liệu. Cụ thể như sau:
- Sử dụng thuốc đặc trị vảy nến: nếu điều trị bằng thuốc kháng viêm tình trạng bệnh không thuyên giảm, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc này để làm chậm tiến độ phát triển của bệnh viêm khớp.
- Thuốc kháng viêm không steroid có tác dụng giảm sưng, giảm viêm và các cơn đau khớp.
- Kết hợp chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau và giảm cứng khớp.
- Tập thể dục thể thao với các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh.
- Duy trì cân nặng hợp lý để tránh tạo áp lực cho khớp và di chuyển dễ dàng hơn. Cách tốt nhất để duy trì cân nặng là điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn thịt đỏ nhiều đạm và đồ chiên rán, ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần được theo dõi liên tục suốt quá trình điều trị, không được tự ý dùng thuốc hoặc đổi thuốc. Ngoài ra, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm xét nghiệm định kỳ (xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, SGPT, SGOT) 2 tuần 1 lần trong tháng điều trị đầu tiên, mỗi tháng 1 lần trong 3 tháng tiếp theo.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt