Nguyên nhân và cách chữa bệnh khô khớp xương như thế nào?

Chữa bệnh khô khớp xương bằng cách nào là điều nhiều người muốn biết. Đặc biệt, khi căn bệnh này đang khá phổ biến và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe người bệnh. Để hiểu sâu hơn mời bạn đọc tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây.

1. Bệnh khô khớp xương là gì?

Khô khớp xương là hiện tượng các khớp khi vận động phát ra tiếng kêu lạo xạo
Khô khớp xương là hiện tượng các khớp khi vận động phát ra tiếng kêu lạo xạo

Khô khớp xương là hiện tượng các khớp khi vận động phát ra tiếng kêu lạo xạo. Tình trạng khô khớp xương thường xảy ra ở người già khi xương khớp có dấu hiệu thoái hóa, xong nhiều người ở độ tuổi còn trẻ cũng có thể gặp phải hiện tượng này…

Đây là một dấu hiệu của bệnh lý khớp, tình trạng khô khớp xương có thể kèm theo các triệu chứng khác của bệnh khớp như sưng, nóng, đỏ khớp, đau khớp, hạn chế vận động.

Khô khớp chủ yếu gặp ở các vị trí: khớp gối, khớp cổ tay, các khớp ngón tay…

2. Bệnh khô khớp xương do nguyên nhân nào?

Theo nghiên cứu y học và các chuyên gia y tế, tình trạng khô khớp xương do ba nguyên nhân chính gây ra:

2.1. Lão hóa

Tình trạng lão hóa xương khớp diễn ra như một tiến trình tự nhiên ở những người cao tuổi. Khi tuổi cao, các sụn khớp bị bào mòn gây ra hiện tượng rách bao sụn và biến dạng tổ chức sụn. Các xương khi không còn lớp sụn bảo vệ sẽ cọ xát vào nhau gây ra hiện tượng khô khớp xương. Tuy nhiên, lứa tuổi thiếu niên cũng có thể bị khô khớp xương. Đó là do sự phát triển không đồng đều của các dây chằng, gân, cơ, và xương trong thời kì khớp đang phát triển.

2.2. Thoái hóa khớp

Viêm khớp do nhiễm khuẩn hay viêm khớp sinh mủ là viêm khớp do vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu, không phải do lao, phong
Viêm khớp do nhiễm khuẩn hay viêm khớp sinh mủ là viêm khớp do vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu, không phải do lao, phong

Hiện tượng thoái hóa khớp thường do tuổi già, do bị chấn thương gãy xương vùng khớp gối. Ngoài ra có thể do các bệnh thấp khớp, gút, đứt dây chằng mà không điều trị kịp thời. Việc thường xuyên làm việc, sinh hoạt với các tư thế như ngồi xổm, gác chân, hay khiêng vác quá nặng cũng có thể dẫn đến sự thoái hóa khớp và gây khô khớp. Thoái hóa khớp làm lớp sụn bị bào mòn và mất dần tính chất mềm mại, trở nên cứng, trơ, gây chèn ép, cọ xát lên lớp màng xương ở các đầu xương, gây ra tiếng lạo xạo và cảm giác đau đớn.

2.3. Những vấn đề khác tác động trực tiếp đến khô khớp xương:

  • Tuổi cao: Người trên 60 tuổi dễ bị khô khớp. Do khi đó chức năng sụn bị suy giảm và lượng dịch khớp tiết ra cũng hạn chế dần.
  • Ít vận động: Nếu còn trẻ nhưng ít vận động, cơ thể sẽ thiếu dưỡng chất cần thiết cho xương khớp.
  • Thói quen sử dụng rượu, bia, thuốc là và các chất kích thích.
  • Tình trạng béo phì: Tỷ lệ người bị béo phì mắc bệnh khô khớp xương cao gấp nhiều lần người có cân nặng bình thường.
  • Việc thường xuyên bê, vác các vật nặng: Việc này gây đè nén mạnh và liên tục lên hệ xương khớp.
  • Tình trạng thiếu hụt nội tiết tố sau thời kỳ mãn kinh ở chị em phụ nữ.

3. Chữa bệnh khô khớp xương như thế nào?

Khi bị bệnh khô khớp, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và điều trị. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể ổn định bệnh trong thời gian dài. Tùy từng trường hợp như: khô khớp cổ, khô khớp cổ chân, khô khớp cổ tay, khô khớp gối, khô khớp háng… và các yếu tố như mức độ bệnh, tuổi tác, thể trạng người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp như:

Dùng thuốc uống

Dùng các thuốc giúp phục hồi khớp bị tổn thương, chống thoái hóa khớp chứa các thành phần của sụn khớp như collagen tuýp 2, glucosamin, chondroitin, axit hyaluronic.

Chữa bệnh khô khớp xương bằng cách dùng thuốc giúp phục hồi
Chữa bệnh khô khớp xương bằng cách dùng thuốc giúp phục hồi

Tiêm chất nhờn vào khớp

Áp dụng liệu pháp tiêm axit hyaluronic, thường vào khớp gối, vai nhằm cung cấp axit hyaluronic giúp bôi trơn, giảm ma sát, giảm xóc, làm khớp vận động trơn tru. Nhưng khi lựa chọn phương pháp này để điều trị, bệnh nhân cần được xác định cụ thể tình trạng khớp, theo dõi liên tục, thực hiện ở cơ sở y tế uy tín và cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Thay đổi lối sống

Luyện tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội mỗi ngày. Không nên tập quá sức, khi cảm thấy khớp có triệu chứng, đau, mỏi cần nghỉ ngơi. Thường xuyên kiểm tra trọng lượng cơ thể, tránh bị béo phì và thừa cân. Từ đó hạn chế sự thoái hóa khớp và ngăn sức nặng của cơ thể gây áp lực lên ổ khớp. Chế độ ăn có nhiều thực phẩm có lợi cho xương khớp như: tôm, cua, sò, hàu, dầu cá…

Bên cạnh đó, các loại rau xanh cũng rất tốt khi chứa nhiều vitamin D, B, K, folic acid. Tránh thói quen bẻ khớp ngón tay, chân hay vặn xương sống. Bẻ các khớp sẽ càng làm cho khớp khô hơn, lâu dần sẽ tăng tình trạng thoái hóa. Hạn chế gấp duỗi gối. Không được ngồi xổm, ngồi gập gối quá 90 độ bởi việc này sẽ tăng áp lực lên khớp bánh chè xương đùi.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7