Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp phổ biến, đang có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Thoát vị đĩa đệm có chữa được không là mối quan tâm của nhiều người. Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về thoát vị đĩa đệm
Thành phần cấu tạo của đĩa đệm chủ yếu là nước, đĩa đệm nằm ở giữa các đốt xương, hình thành một khung xương nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Kích thước đĩa đệm càng xuống dưới sẽ càng lớn. Đối với những người trưởng thành, chiều cao của đĩa đệm cột sống cổ là 3mm, chiều cao của đĩa đệm cột sống lưng là 5mm và thắt lưng là 9mm. Cấu tạo tự nhiên này của cơ thể hoàn toàn phù hợp để thích nghi tự nhiên với dáng đứng thẳng.
Khi cơ thể thực hiện đi bằng hai chân, một số đĩa đệm bên dưới sẽ phải chịu lực nhiều áp lực tác động nhất là ở cột sống thắt lưng gây ra thoái hóa cột sống.
Những cơn đau của bệnh này thường khu trú ở vùng phía sau cổ, vai gáy sau đó lan dần lên chẩm và lan dần xuống vùng vai. Các biểu hiện đau nhói trong cơ xương để lại nhiều cảm giác đau nhức nhối khó chịu, đôi khi bệnh nhân có cảm giác như đang bị điện giật.
Một loại thoát vị đĩa đệm khác nữa có biểu hiện đau ở ngang thắt lưng và đau liên sườn. Cùng với đó người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng còn cảm thấy đau dọc vùng mông lan xuống chân, thường xuyên tê bì chân hoặc có các cơn đau kéo căng cơ chân khi cơ thể cúi, ngửa… Khi nằm bệnh nhân phải nằm ở một tư thế sao cho giảm đau.
2. Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm
Nguyên nhân của hiện tượng bệnh này đến từ nhiều lý do, và để hiểu được hết những tác nhân này thì cần phải biết được những kiến thức chuyên sâu về bệnh lý. Khái quát hơn, nguyên nhân chính bên trong, tác động cơ học là các yếu tố tác động từ bên ngoài. Cùng với đó, sự phối hợp của hai tác nhân bên trong và bên ngoài là nguồn phát sinh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cổ hoặc thoái hóa đốt sống lưng…
Có thể nói bệnh thoát vị đĩa đệm theo khuynh hướng sau bên vì dây chằng và vòng sợi dọc sau tạo thành lớp che thật khỏe phía sau cột sống nhưng hai bên cột sống lại tương đối yếu. Vòng sợi đĩa đệm bao ngoài nhân hơi nhầy, giúp cho nó ở vị trí trung tâm. Khối nhân nhầy bình thường sẽ đủ làm cho vòng sợi hơi căng và hơi phồng ra. Khi vòng sợi bị thoái hóa, mất đi sự đàn hồi, áp lực mà cột sống đang chịu làm vòng sợi nứt ra, nhân nhầy cũng theo đó mà chảy theo dần dần hình thành bệnh thoát vị đĩa đệm.
Mặc dù thoát vị đĩa đệm không phải là bệnh nan y nhưng để chữa trị dứt điểm không phải là điều dễ dàng. Nếu bệnh nhân không phát hiện và chữa trị kịp thời, để càng lâu và càng chủ quan thì bệnh sẽ càng lúc càng khó điều trị. Để phát hiện được mình có mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thì bạn nên dựa vào các triệu chứng cụ thể của bệnh.
3. Dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm rất đa dạng và khó phân biệt với các bệnh khác, nên các bệnh nhân thường có tâm lý chủ quan.
- Thường xuyên đau nhức tại vùng bị thoát vị đĩa đệm. Ở vị trí bị thoát vị đĩa đệm, sẽ xuất hiện thêm các cơn đau nhức, có thể cơn đau cũng lan sang cánh tay, mông và chân dọc theo các dây thần kinh khiến người bệnh vô cùng khó chịu, đứng ngồi không yên.
- Cơ thể bệnh nhân luôn bồn chồn, chân tay hay động đậy trong khi ngủ.
- Cơn đau do thoát vị đĩa đệm có thể kéo dài liên tục và theo từng đợt. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhiều hơn khi vận động và sẽ giảm cảm giác đau khi cơ thể được nghỉ ngơi.
- Thoát vị đĩa đệm gây ra những cơn đau nhức
- Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng, cơn đau dây thần kinh liên sườn, cơn đau tăng khi nằm nghiêng, ho hoặc khi đại tiện. Bệnh nhân sẽ thấy đau vùng cột sống lưng, mất cảm giác hoặc tê từng vùng ở chân, bàn chân, mông… trường hợp nặng có thể bệnh nhân sẽ bị liệt.
- Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, có nhiều biểu hiện đau ở vùng cổ và đau vai gáy. Đau tê và mất cảm giác các vùng, bao gồm tê cổ tay, bàn tay, bàn chân… Bệnh nhân bị bệnh này ở mức độ nặng có thể bị yếu cơ và lực các cử động cũng kém hơn do bị mất lực.
4. Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không là mối quan tâm của nhiều người. Theo các bác sĩ bệnh thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi được nếu người bệnh áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, biết thay đổi lối sống để hạn chế tái phát và ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
5. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm
Tuy thoát vị đĩa đệm không phải là căn bệnh nan y nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ phát triển nặng hơn và quá trình điều trị sẽ càng khó khăn hơn. Dưới đây là một số phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm mà các bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng tập vật lý trị liệu
Đây là phương pháp điều trị cần sự kiên trì của bệnh nhân rất nhiều. Nếu bệnh nhân luyện tập đều đặn trong thời gian dài dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ sẽ thấy được kết quả tốt. Xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt, sử dụng máy trị liệu và những bài tập là phương pháp được khá nhiều bệnh nhân áp dụng trong liệu trình.
Các bệnh nhân sử dụng phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm là vật lý trị liệu thì phải sử dụng thêm thuốc do bác sĩ kê đơn để thúc đẩy tốc độ hồi phục của cơ thể.
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng ngoại khoa
Can thiệp ngoại khoa là phương pháp thường áp dụng là kéo giãn và nắn chỉnh cột sống. Bác sĩ tiêm ngoài màng cứng một lượng steroid giúp làm giảm các kích thích gây đau vào dây thần kinh.
Điều trị thoát vị đĩa đệm sử dụng thuốc Tây
Bệnh nhân có thể được điều trị bệnh bằng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm như aspirin, paracetamol, acetaminophen, ibuprofen, thuốc giãn cơ, vitamin nhóm B… để ức chế các cơn đau. Nếu chỉ áp dụng duy nhất phương pháp này thì người bệnh sẽ không chữa khỏi tận gốc bệnh được, bệnh sẽ tái phát nhiều lần.
Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm
Trong trường hợp điều trị bằng các phương pháp trên không mang lại hiệu quả hoặc bệnh thoát vị đĩa đệm đã tiến triển nặng hơn gây biến chứng như bí đại tiểu tiện, liệt chi thì bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên tiến hành phẫu thuật. Phương pháp chữa trị bằng phẫu thuật cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro vì bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng hoặc viêm sau khi mổ.
6. Cách phòng chống bệnh thoát vị đĩa đệm
Để phòng ngừa căn bệnh thoát vị đĩa đệm các bạn cần lưu ý bảo vệ các đốt sống luôn được khỏe mạnh. Muốn làm được điều đó, mỗi người cần có thói quen sinh hoạt hàng ngày sao cho khoa học.
- Luôn giữ cột sống được thẳng trong mọi tư thế: nằm, ngồi, đi đứng. Đây không chỉ là phòng chống được bệnh thoát vị đĩa đệm mà còn giúp bạn phòng chống được nhiều căn bệnh liên quan đến cột sống khác. Bên cạnh đó, có thói quen luôn giữ cột sống thẳng sẽ giúp bạn có ngoại hình đẹp hơn.
- Trong các hoạt động hằng ngày, mọi người cần tránh khuân vác các vật nặng, nhất là những tư thế gây nhiều áp lực lên cột sống cần hạn chế tối đa. Nếu do tính chất công việc bắt buộc bạn phải dùng lực nhiều để khuân vác thì hãy chú ý nhiều đến chế độ nghỉ ngơi sao cho hợp lý, nhất là tuyệt đối không được làm việc quá sức.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý luôn là một lời khuyên không thể thiếu trong các cách phòng chống bệnh. Bạn cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn không bỏ bữa, uống nhiều nước.
- Nên thường xuyên tập thể dục, rèn luyện giúp phòng ngừa bệnh về xương khớp
Ngoài các phương pháp trên, bạn cũng nên thường xuyên tập thể dục, rèn luyện sự linh hoạt của cơ thể và sự dẻo dai ở các khớp xương. Bên cạnh đó, mỗi người nên thường xuyên đi thăm khám sức khỏe định kỳ 6 – 12 tháng/lần.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt