Thoái hóa cột sống và những điều bạn cần biết
Bạn cảm thấy mệt mỏi, đau nhức các vùng cổ vai gáy, vùng thắt lưng? Thực tế cho thấy cuộc sống hiện đại có rất nhiều người có những triệu chứng như vậy. Đó là những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thoái hóa cột sống. Vậy thoái hóa cột sống như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu.
Nội dung bài viết
1. Kiến thức chung về cột sống
Cơ thể của chúng ta có 33 đốt sống kéo dài từ cột sống cổ đến đốt sống cùng cụt, trong đó:
- Cột sống cổ: 07 đốt sống (C1 – C7)
- Cột sống lưng: 12 đốt sống (D1 – D12)
- Cột sống thắt lưng: 05 đốt sống (L1 – L5)
- Đốt sống cùng: 05 đốt sống liền thành một khối (S1 – S5)
- Xương cụt: 04 đốt hợp nhất, còn được gọi là xương đuôi.
2. Nguyên nhân thoái hóa cột sống
Có một quy luật không thể thay đổi đó là sự lão hóa của cơ thể đặc biệt là cột sống. Thoái hóa cột sống là một quá trình gần như sẽ diễn ra trong cơ thể chúng ta nhưng nhanh hay chậm phụ thuộc vào thể trạng, tuổi tác, điều kiện dinh dưỡng, điều kiện làm việc của từng người. Sau đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thoái hóa cột sống:
- Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thoái hóa cột sống là sự lão hóa của cơ thể. Cột sống là bộ khung nâng đỡ cơ thể nên các đốt sống luôn chịu áp lực lớn bởi trọng lượng cơ thể. Các đốt sống, sụn khớp bị tổn thương,hạn chế vận động, các dây chằng, đĩa đệm giảm tính đàn hồi do chúng phải chịu sức nặng và sự vận động của cơ thể thường xuyên trong thời gian dài.
- Ngoài ra, còn có các nguyên nhân thứ phát do chấn thương cột sống bởi tai nạn giao thông, tai nạn lao động nhưng điều trị không triệt để, dứt điểm.
- Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không đủ chất, thiếu Canxi, Magie…hay quá nhiều dầu mỡ khiến cơ thể thừa cân, béo phì dẫn đến sự gia tăng áp lực tác động lên cột sống làm cho cột sống bị thoái hóa nhanh hơn bình thường.
- Làm việc, luyện tập thể dục thể thao quá sức, vượt ngưỡng chịu đựng của cơ thể trong thời gian dài, hoặc sai tư thế, phương pháp.
- Thói quen xấu khi sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…cũng là nguyên nhân dẫn đến sự lão hóa của cơ thể đặc biệt là cột sống.
3. Triệu chứng thoái hóa cột sống
Các triệu chứng thoái hóa cột sống phụ thuộc vào vị trí trên cơ thể. Thực tế, trên lâm sàng thoái hóa cột sống chủ yếu xảy ra ở vùng cổ và thắt lưng.
Thoái hóa cột sống cổ:
- Hạn chế vận động do đau nhức vùng cổ, gáy. Cơn đau kéo dài hay ngắn có thể đánh giá mức độ thoái hóa cột sống cổ. Ví dụ: cơn đau xuất hiện đột ngột kéo dài trong vài giờ thì tình trạng vẫn còn nhẹ. Nhưng sẽ nặng hơn khi cơn đau kéo dài trong vài ngày và lan xuống vùng vai, gây tê cánh tay, cẳng tay.
- Triệu chứng có thể thấy khi thoái hóa cột sống cổ ở mức độ nặng và kéo dài đó là người bệnh sẽ đau đầu, chóng mặt, hạn chế vận động cùng cổ, vai, gáy và tê liệt chi trên.
Thoái hóa cột sống thắt lưng :
- Cột sống thắt lưng là nơi dễ bị thoái hóa nhất do chịu áp lực lớn bởi thân trên của cơ thể. Cơn đau âm ỉ ở mức độ nhẹ có thể thoáng qua.
- Người bệnh sẽ cảm thấy đau tăng khi làm nặng, ngồi lâu trong một tư thế (VD: làm việc bàn giấy, hành chính, may mặc,…)
- Khi thoái hóa cột sống thắt lưng ở mức độ nặng người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức vùng thắt lưng, hạn chế vận động do dây thần kinh bị chèn ép. Sẽ là nguy hiểm khi thoái hóa cột sống gây biến chứng như xẹp đốt sống, trượt đĩa đệm có thế gây tê, liệt chi dưới
Một số bệnh liên quan do thoái hóa cột sống gây nên:
- Gai cột sống: sự hình thành gai cột sống làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, đau đớn khi chúng cọ xát vào cơ, thần kinh xung quanh. Chúng được hình thành bởi sự lắng đọng canxi ở các đầu đốt sống.
- Đau dây thần kinh tọa
Sự chèn ép của đĩa đệm (thoát vị đĩa đệm) lên dây thần kinh vùng thắt lưng dẫn đến người bệnh có các triệu chứng như đau lưng, tê chân một hoặc hai bên, nặng thì người bệnh có thể hạn chế vận động, liệt chi dưới.
4. Biến chứng của thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống sẽ gây đau âm ỉ, kéo dài tuy không nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng sẽ để lại biến chứng rất khó khắc phục cho người bệnh như tê bì tay, chân, nặng có thể gây liệt chi.
- Thoái hóa cột sống cổ gây chèn ép dây thần kinh dẫn đến rối loạn cảm giác, liệt một hoặc 2 tay, rối loạn tiền đình gây ra các cơn đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chán ăn. Biến chứng nặng có thể gây rối loạn thần kinh thực vật, dẫn đến đại tiểu tiện không kiểm soát.
- Thoái hóa cột sống thắt lưng gây biến dạng đốt sống, cong gù, vẹo cột sống, nếu nặng có thể gây tê, hạn chế vận động hoặc liệt chi dưới
5. Thoái hóa cột sống – Cách phòng ngừa
Việc phòng ngừa thoái hóa cột sống khá đơn giản và cần phải kiên trì đó là thay đổi lối sống lành mạnh, tập thể dục thể thao thường xuyên, đúng cách, chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế làm việc nặng nhọc.
Thói quen sinh hoạt, làm việc và luyện tập
- Không nên làm việc ở một tư thế quá lâu, ví dụ như khi ngồi nhiều, khoảng 45 – 60 phút nên đi lại để cột sống, xương khớp được thư giãn.
- Hạn chế các công việc nặng cần nhiều sức nâng, chú ý tư thế khi nâng vác, giảm các áp lực lên cột sống.
- Thường xuyên tập thể dục, thể thao đúng tư thế, đúng cách giúp tăng cường sức khỏe cho cơ, xương khớp.
- Thư giãn hạn chế stress, căng thẳng, cân bằng cuộc sống.
Chế độ dinh dưỡng
- Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý tránh gây béo phì.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng bằng cách sử dụng thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho xương khớp như Canxi, vitamin D3, vitamin nhóm K ,vitamin C,…
- Bổ sung các loại thực phẩm chức năng có chứa Glucosamine.
- Không sử dụng các chất kích gây hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu, bia, cà phê. Nên uống tối thiểu 1,5 lít – 2 lít/ngày
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt