Dấu hiệu rách sụn chêm khớp gối và cách điều trị
Rách sụn chêm khớp gối là chấn thương thường gặp phải khi bị tai nạn giao thông, tai nạn do chơi thể thao hoặc vận động. Sụn chêm khớp gối khi bị tổn thương gây ra những cơn đau, khó chịu cho người bệnh và ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động thường ngày.
Nội dung bài viết
1. Vai trò của sụn chêm khớp gối
Sụn chêm là bộ phận khớp phức hợp nằm trong khớp gối, có vai trò quan trọng trong việc chịu áp lực tải trọng của toàn bộ cơ thể. Khớp gối bao gồm: đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi và xương bánh chè. Sụn chêm là phần sụn đệm lót giữa 3 bộ phận này. Cấu tạo sụn chêm gồm 2 tấm:
- Sụn chêm hình chữ C ở phía trong khớp
- Sụn chêm hình chữ O nằm phía ngoài khớp
Phần sụn chêm có đặc tính rất dai và độ đàn hồi cao, tạo nên sự vững chắc của khớp gối khi phải chịu áp lực trọng tải của toàn bộ cơ thể. Sụn chêm có vai trò quan trọng:
- Giúp khớp gối vững chắc hơn
- Phân phối trọng lực đều lên khớp gối
- Giảm xóc cho cơ thể khi di chuyển
- Tránh màng hoạt dịch và bao khớp không bị kẹt vào khe khớp
- Giúp phân bố dinh dưỡng khắp sụn khớp.
- Rách sụn chêm khớp gối khiến người bệnh đau khớp, đầu gối sưng, phù nề
2. Nguyên nhân gây rách sụn chêm khớp gối
Sụn chêm khớp gối có thể bị rách ở nhiều vị trí khác nhau như rách sừng trước, rách vùng có mạch nuôi, rách sừng sau, rách vùng mô mạch,… Người lớn và trẻ em đều có nguy cơ rách sụn chêm do các nguyên nhân:
- Rách sụn chêm ở người lớn: do chấn thương chơi thể thao, tai nạn giao thông, người già cơ thể bị thoái hóa hay tư thế vận động sai cách.
- Rách sụn chêm ở trẻ em: thường do chấn thương vận động, chơi thể thao hoặc tai nạn giao thông hoặc bị chấn thương trong trạng thái gối gập, chân vặn xoắn.
3. Dấu hiệu rách sụn chêm khớp gối là gì?
Khi vừa rách sụn viêm khớp gối, người bệnh vẫn có thể vận động bình thường. Thậm chí người bệnh có thể tiếp tục chơi thể thao và vận động mạnh. Tuy nhiên, các cơn đau do rách sụn chêm sẽ xuất hiện sau 2 – 3 ngày khiến đầu gối sưng lên và vận động khó khăn hơn.
Dấu hiệu rách sụn chêm khớp gối bao gồm:
- Khớp gối bị kẹt, người bệnh khó khăn khi đi lại, vận động
- Có tiếng khục khi sụn chêm bị rách
- Đầu gối sưng và đau
- Khi vận động khớp có tiếng lục cục, khó co duỗi khớp gối
- Người bệnh bị đau khi ấn vào khe khớp gối.
- Khi có dấu hiệu đau bất thường vùng khớp gối, đó có thể là dấu hiệu rách sụn chêm
4. Điều trị rách sụn chêm khớp gối như thế nào?
Khi có những dấu hiệu trên sau khi vừa bị chấn thương, người bệnh cần nghĩ đến khả năng sụn chêm bị rách và đi khám kịp thời. Người bệnh sẽ được bác sỹ chỉ định thực hiện các phương pháp kiểm tra như:
- Nội soi: Giúp xác định mức độ tổn thương của sụn chêm và các bộ phận khác ở khớp gối.
- Chụp X-quang: Kiểm tra tình trạng xương khớp gối và sụn chêm.
- Chụp cộng hưởng từ: Xác định chính xác vị trí, tình trạng tổn thương của sụn chêm.
Điều trị rách sụn chêm theo vùng
Tùy vào vị trí, kích thước vùng tổn thương của sụn chêm mà bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác nhau cho người bệnh. Cụ thể:
- Rách sụn chêm vùng trung gian: Sụn chêm rách 1⁄3 ở vùng giữa sụn. Ở vị trí tổn thương này, sụn chêm có thể lành nhanh chóng nhưng hiệu quả điều trị thấp hơn vùng ngoài.
- Rách sụn chêm vùng nhiều mạch máu nuôi: Vị trí này dễ lành, nếu vết rách nhỏ có thể tự liền, không cần can thiệp điều trị.
- Rách sụn chêm vùng vô mạch: Đây là trường hợp nghiêm trọng nhất, người bệnh không có khả năng phục hồi tổn thương. Bác sĩ phải can thiệp phẫu thuật để cắt bỏ phần sụn bị rách.
Điều trị không phẫu thuật
Với những trường hợp vết rách ở sụn chêm nhỏ, không gây đau và ảnh hưởng ít tới khả năng vận động thì không cần thiết phải phẫu thuật. Bác sỹ sẽ kê đơn thuốc chống viêm, thuốc giảm phù nề cho người bệnh để điều trị. Người bệnh chỉ cần hạn chế vận động và nghỉ ngơi trong thời gian điều trị.
Ngoài ra, bác sỹ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện liệu trình trị liệu bao gồm: nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và nâng cao chân. Liệu trình này có hiệu quả điều trị nhanh chóng với hầu hết các tổn thương khớp gối. Cụ thể, các bước trị liệu bao gồm:
- Chườm đá: Người bệnh có thể sử dụng túi chườm lạnh trong khoảng 20 phút để giảm đau. Tránh đặt đá trực tiếp lên da.
- Hạn chế vận động: Người bệnh cần nghỉ ngơi, tạm thời hạn chế vận động, đi lại để tránh tạo áp lực lên vùng khớp gối. Người bệnh có thể sử dụng nạng để tiện di chuyển.
- Băng ép: Bạn cần mang băng ép đàn hồi để hạn chế đầu gối bị sưng và mất máu.
- Nâng cao chân: Khi nằm, người bệnh cần đưa chân lên cao hơn tim để giảm sưng cho vùng khớp.
Điều trị phẫu thuật
Với trường hợp rách sụn chêm khiến đầu gối đau và sưng to, biến dạng khớp đầu gối thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để cắt toàn bộ sụn chêm bị rách hoặc cắt một phần sụn chêm hoặc khâu sụn chêm. Cụ thể:
- Phẫu thuật nội soi một phần: các mô sụn chêm bị rách sẽ được cắt bỏ.
- Phẫu thuật khâu sụn chêm: Do sụn chêm khâu lại nên cần thời gian phục hồi sau điều trị lâu hơn cắt bỏ mô rách.
Sau khi phẫu thuật, bác sỹ sẽ thực hiện bó bột hoặc nẹp cố định gối. Nếu trường hợp không cần bó bột, người bệnh chỉ cần sử dụng nạng khoảng một tháng. Với ca phẫu thuật, thời gian phục hồi sẽ lâu hơn. Trong quá trình điều trị phục hồi, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn tập các bài tập phục hồi chức năng vận động và tránh teo cơ.
- Bạn cần thực hiện phẫu thuật điều trị rách sụn chêm khi gối sưng và đau, khó khăn khi vận động
5. Phòng ngừa rách sụn chêm khớp gối
Để phòng ngừa rách sụn chêm, bạn nên thường xuyên tập các bài tập tăng cường cơ bắp chân để ổn định khớp gối và hạn chế chấn thương. Khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh, hãy sử dụng các dụng cụ bảo hộ đầu gối để hạn chế nguy cơ chấn thương.
Bạn nên lựa chọn bài tập thể dục phù hợp với thể trạng cơ thể và tránh vận động quá sức gây áp lực lên đầu gối. Một số mẹo giúp bạn có thể tránh các chấn thương khi chơi thể thao là:
- Sử dụng giày thể thao chuyên dụng, thắt dây giày chắc chắn
- Làm nóng cơ thể và vận động nhẹ nhàng trước khi chơi thể thao
- Luôn chuẩn bị các đồ bảo hộ với đầu gối.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt