Những điều cần biết về thoái hóa khớp cổ chân
Thoái hóa khớp cổ chân gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Cùng tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp cổ chân qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Thoái hoá khớp cổ chân là gì?
Thoái hóa khớp cổ chân là một bệnh lý về cơ xương khớp thường gặp ở người ngoài 40 tuổi hoặc người bị chấn thương phần cổ chân. Bệnh xảy ra ở ngón chân, bàn chân hay gót chân do phần sụn ở các khớp này bị bào mòn dần, gây nên tình trạng đau nhức và làm hạn chế vận động.
Thoái hóa khớp cổ chân là căn bệnh có tiến triển chậm, các dấu hiệu ban đầu thường không rõ ràng nên khó nhận biết, theo thời gian sẽ làm ảnh hưởng đến việc di chuyển, vận động, cũng như các sinh hoạt thường ngày.
2. Nguyên nhân thoái hóa khớp cổ chân
Theo các chuyên gia thì chưa có nguyên nhân chính xác nào gây nên bệnh thoái hóa khớp cổ chân, mà chỉ có các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, đó là:
2.1. Do tuổi tác
Tuổi càng cao khiến cho các bộ phận xương khớp bị lão hóa càng nhanh, đặc biệt là với độ tuổi trên 40 tuổi.
2.2 Các chấn thương
Các va chạm gây trật khớp hay viêm khớp, các tổn thương tại vùng khớp cổ chân do đi hoặc đứng liên tục, đeo giày cao gót, vận động viên múa,… khiến cho cổ chân bị thoái hóa nhanh và dễ mắc bệnh.
2.3. Thừa cân, béo phì
Tạo áp lực lên vùng khớp xương khiến chúng bị yếu, dễ gặp các tổn thương hơn người bình thường.
2.4. Vận động mạnh
Lao động năng, vận động mạnh hoặc chơi thể thao mạch hoặc sai cách,… có thể làm ảnh hưởng đến các cơ và dây chằng quanh khớp, lâu dần gây tổn thương cho sụn khớp, viêm khớp và thoái hóa khớp cổ chân.
2.5. Do mắc các bệnh lý về xương khớp
Việc mắc các bệnh lý về xương khớp như viêm đa khớp, gout, viêm khớp dạng thấp cũng là nguyên nhân gây thoái hóa đốt cổ chân.
3. Dấu hiệu thoái hóa khớp cổ chân
Một số dấu hiệu thường gặp ở bệnh thoái hóa khớp cổ chân đó là:
- Xuất hiện những cơn đau cổ chân, đặc biệt là vào đêm và sáng sớm.
- Đau nhức khi thời tiết chuyển mùa, có thể kéo dài trong vài ngày hoặc một vài tuần.
- Đau kèm theo hiện tượng sưng đỏ tại cổ chân, người cảm thấy bị mệt mỏi, chán ăn, làm việc không hiệu quả, chất lượng cuộc sống giảm sút.
- Vận động, di chuyển bị hạn chế. Việc xoay cổ chân trở nên khó khăn, khi đứng lên cảm thấy đau nhói.
- Khi bệnh trở nên nặng có thể bị teo cơ, biến dạng phần khớp cổ chân hay mất khả năng cử động.
4. Biến chứng của thoái hóa khớp cổ chân
Thoái hóa khớp cổ chân không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm ảnh hưởng nhiều đến vận động, làm giảm chất lượng cuộc sống, cụ thể đó là:
- Hiện tượng đau nhức kéo dài: sụn khớp ở cổ chân bị mòn, các khớp bị xơ cứng, hai đầu xương bị lộ ra gây cảm giác đau nhức, khó chịu. Đôi khi xuất hiện các gai xương chèn ép lên các dây thần kinh, khiến đau lan ra khắp cơ thể.
- Gây teo cơ, tàn phế: nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thoái hóa khớp cổ chân có thể gây teo cơ, làm biến dạng xương khớp, lâu dần sẽ dẫn đến tàn phế, mất hoàn toàn khả năng vận động.
- Các biến chứng khác: thoái hóa khớp cổ chân có thể gây ra nhiều biến chứng khác như biến dạng khớp, trật khớp, bị vẹo cổ chân, người bệnh di chuyển với dáng đi không bình thường, những mảnh vỡ của sụn có thể gây tổn thương những vùng xung quanh.
5. Điều trị thoái hóa khớp cổ chân
5.1. Điều trị bằng thuốc
Thuốc Tây y: sử dụng các loại thuốc giảm đau là biện pháp phổ biến giúp điều trị bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc uống, thuốc tiêm… Khi sử dụng thuốc tây cần theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý thay đổi để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc Đông y: đây là biện pháp an toàn, không gây ra những tác dụng phụ cho cơ thể. Tuy nhiên thời gian tác dụng chậm vì thế cần kiên nhẫn sử dụng thuốc.
5.2. Điều trị bằng vật lý trị liệu
Chữa thoái hóa khớp cổ chân bằng phương pháp vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp chữa trị an toàn và hiệu quả, được nhiều bác sĩ khuyên nên áp dụng. Các bệnh nhân sẽ được các kỹ thuật viên hướng dẫn chi tiết trong những liệu trình điều trị, mang đến tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên vùng cổ chân bị thoái hóa, nhờ thế giúp cho sụn khớp được phục hồi, làm chậm đi quá trình thoái hóa tại cổ chân.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị vật lý trị liệu nhờ sự hỗ trợ của các thiết thị máy móc hiện đại như: siêu âm trị liệu, hồng ngoại trị liệu, các bài tập phục hồi chức năng.
6. Biện pháp thoái hóa khớp cổ chân
Hãy thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp cổ chân:
- Hạn chế mang vác vật nặng hoặc di chuyển quá nhiều vì khớp cổ chân chính là nơi chịu sự chèn ép của cơ thể, giúp thực hiện sự chuyển động.
- Hạn chế đi giày cao gót trong thời gian quá dài, chọn giày dép vừa, ôm chân, không đi dép quá cứng có thể gây tổn thương cho khớp cổ chân.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên với những môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đạp xe, đi bộ, hoặc thực hiện các bài tập yoga.
- Nên thường xuyên ngâm chân với nước muối ấm, kết hợp cùng với massage, xoa bóp vùng cổ chân và bàn chân, nhất là những ngày di chuyển nhiều hoặc đứng nhiều.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin để giúp xương khớp được chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương và thoái hóa khớp.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ, nhất là khi có biểu hiện đau nhức để có thể sớm phát hiện được bệnh và điều trị kịp thời.
Thoái hóa khớp cổ chân là một bệnh lý nguy hiểm, các bạn hãy áp dụng các biện pháp phòng tránh đồng thời thăm khám để phát hiện sớm nếu bị bệnh giúp cho việc chữa trị được tốt nhất.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt