Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em không nên xem thường
Viêm khớp háng ở trẻ em – căn bệnh không còn xa lạ bởi hiện nay tình trạng trẻ em bị mắc bệnh này ngày càng nhiều. Viêm khớp háng trẻ em có nguyên nhân do đâu, triệu chứng cụ thể như thế nào và điều trị ra sao? Đọc bài viết sau để biết thêm chi tiết.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân viêm khớp háng trẻ em
Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, hiện nay chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng viêm khớp háng trẻ em. Tuy nhiên, từ những nhận định ban đầu và biểu hiện của bệnh thì rất có thể viêm khớp háng là do các nguyên nhân sau:
- Chấn thương: Lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng thường hiếu động, ham chơi nên dễ bị vấp ngã dẫn đến những chấn thương không mong muốn. Khi các chấn thương này không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến khớp háng của các em bị đau.
- Virus: Virus tấn công do sức đề kháng của trẻ yếu cũng là nguyên nhân gây đau khớp háng. Thông thường, một số bệnh xương khớp xuất phát từ nguyên nhân virus xâm nhập làm tổn thương sụn khớp.
- Viêm màng hoạt dịch: Triệu chứng nổi bật là đau ở hông do viêm các túi nhỏ ở khớp háng. Bệnh thường gặp ở nhỏ dưới 12 tuổi.
- Viêm khớp tự phát vị thành niên (viêm khớp vô căn): Nguyên nhân gây bệnh khó được xác định rõ ràng, bệnh thường khởi phát do hệ miễn dịch của cơ thể tự tấn công tới các mô sụn khỏe mạnh.
- Hoại tử chỏm xương đùi: Tình trạng này thường gặp ở trẻ có độ tuổi trong khoảng 6-9 tuổi do thiếu máu nuôi dưỡng làm mất chức năng của khớp háng, dễ dẫn đến tình trạng tàn phế.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp háng ở trẻ em
Đau khớp háng ở trẻ em thì triệu chứng điển hình, đặc trưng nhất chính là hiện tượng đau ở vùng khớp háng. Tuy nhiên, hiện tượng này còn có một số dấu hiệu nhận biết khác như:
- Các cơn đau khởi phát đột ngột, trẻ có hiện tượng bị sốt, đau vùng chân, gối, đùi, cử động, xoay khớp hay di chuyển đều đau. Càng về sau, trẻ có thể bị đau dữ dội ở phần khớp háng, cơn đau lan dần ra phía trước, và xung quanh đùi cho đến khớp gối. Trẻ sẽ đau tăng lên mỗi lần đi lại, dẫn đến bước đi khập khiễng, lệch sang một bên. Triệu chứng này gây khó khăn cho việc ngồi, mặc quần.
- Quan sát có thể thấy được, trẻ đi lại khó khăn, đi tập tễnh, thậm chí mặc quần áo cũng khó khăn.
- Trẻ có thể bị nhiễm trùng tai – mũi – họng hoặc đường tiêu hóa trước khi các cơn đau nhức khớp háng kéo đến. Khi chụp X – quang xương đầu, xương đùi bình thường nhưng trẻ lại có dấu hiệu bị tràn dịch khớp, giãn khe khớp, đặc biệt các mô mỡ xung quanh khớp bị nén lại, các phần mềm xung quanh bị nén lại tạo một lớp dày quanh háng.
- Tràn dịch khớp háng nếu cho trẻ đi chụp X-quang, khe giữa các khớp giãn hơn bình thường, trong khi đường mỡ xung quanh bị nén lại, phần mềm thì dày lên.
- Hiện tượng tăng phản ứng protein hay tốc độ lắng máu tăng lên khi làm các xét nghiệm.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng, mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất cho trẻ. Điều đặc biệt cần lưu ý là bố mẹ không được tự ý mua thuốc cho trẻ dùng mà không có chỉ định của bác sĩ.
3. Cách điều trị viêm khớp háng ở trẻ em
Đau khớp háng ở trẻ em tuy là bệnh thường gặp, không quá nguy hiểm nhưng nếu được điều trị đến nơi đến t sẽ giúp trẻ loại bỏ những nguy cơ gây biến chứng. Có cách chữa bệnh nào hiệu quả mà an toàn không?
3.1. Điều trị bệnh viêm khớp háng ở trẻ em bằng thuốc
Thuốc dùng để chữa bệnh chủ yếu là thuốc kháng sinh là những loại giảm đau, kháng viêm… Điển hình nhất trong thuốc kháng sinh cho trẻ viêm khớp háng là thuốc giảm đau không Steroid như naproxen, Ibuprofen 400, hay aspirin. Đây là những thuốc có tác dụng nhẹ, dùng cho những trẻ có mức độ đau nhẹ.
Trường hợp trẻ bị đau nhiều, bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc ức chế miễn dịch để giảm đau bên ngoài, điều trị bệnh bên trong. Những loại thuốc điển hình như: corticosteroid hay methotrexat với tác dụng giảm đau nhanh chóng.
3.2. Chữa viêm khớp háng ở trẻ em bằng vật lý trị liệu
Áp dụng những bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp trẻ em phục hồi khớp háng bị tổn thương nhanh hơn. Tuy nhiên, cần phải áp dụng đúng cách, theo hướng dẫn của chuyên gia, và hơn hết cần phải kết hợp dùng thuốc.
Những bài vật lý trị liệu có thể áp dụng đối với trẻ em bị viêm khớp háng như xoa bóp, bấm huyệt, massage… Tiến hành nhẹ nhàng, từ nhẹ đến mạnh để các em cảm nhận dần dần và điều trị bệnh dần dần.
3.3. Bệnh đau khớp háng ở trẻ em và cách chữa bằng phẫu thuật
Nếu áp dụng dùng thuốc mà không mang lại kết quả thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật thay khớp cho trẻ. Biện pháp này chỉ áp dụng cho những bệnh nhân bị bệnh quá nặng, áp dụng những biện pháp khác không mang lại hiệu quả.
4. Giải pháp phòng ngừa viêm khớp háng ở trẻ
Viêm đau khớp háng ở trẻ em gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống và khả năng vận động của bản thân, cho nên việc tìm hiểu những biện pháp ngăn ngừa là rất quan trọng và cần thiết. Ngoài các biện pháp chữa bệnh bằng thuốc, vật lý trị liệu, các phương pháp dân gian hay mẹo thì việc có những cách phòng tránh bệnh cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp giúp ngăn ngừa viêm đau khớp háng cho trẻ:
- Cần hạn chế cho trẻ cử động mạnh, leo cầu thang nhiều trong quá trình trị bệnh để không làm ảnh hưởng đến khớp háng.
- Có chế độ ăn uống khoa học, chế độ tập luyện điều độ để xương khớp luôn chắc khỏe, dẻo dai.
- Uống nhiều nước để điều hòa dịch nhờn trong sụn khớp, đảm bảo xương khớp hoạt động trơn tru.
- Thăm khám sức khỏe thường xuyên để sớm phát hiện bệnh và có hướng điều trị hợp lý.
- Thường xuyên cho trẻ luyện tập thể dục thể thao, tăng cường vận động ngoài trời trong những khoảng thời gian nhất định mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và độ dẻo dai.
- Duy trì cân nặng phù hợp với độ tuổi và chiều cao của trẻ để tránh tạo áp lực nên các khớp háng, khớp gối.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt