Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh: triệu chứng và cách điều trị
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là bệnh lý thường gặp do đĩa đệm cột sống lệch khỏi vị trí và chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây rối loạn chức năng vận động của người bệnh, nặng hơn sẽ teo cơ, mất dần khả năng di chuyển.
Nội dung bài viết
1. Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có nguy hiểm không?
Nhiều người lầm tưởng thoát vị đĩa đệm chỉ là bệnh lý ở người già và gây nên các biến chứng nhẹ. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên môn đánh giá, thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như:
- Thiếu máu lên não: đây là triệu chứng phổ biến gây nên rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn máu não. Người bệnh sẽ thường xuyên bị mệt mỏi, chán ăn và dần sút cân nhanh chóng.
- Chèn ép hạch thần kinh giao cảm: người bệnh thường xuyên bị co giật, khó thở và các cơn đau dữ dội.
- Mất dần khả năng vận động: Khi đĩa đệm thoái hóa chèn ép vào dây thần kinh, người bệnh bị đau nhức xung quanh vùng tổn thương, thậm chí là liệt 2 tay hoặc 2 chân.
- Teo cơ: Khi dây thần kinh ở lưng bị chèn ép, người bệnh sẽ phải chịu các cơn đau vùng thắt lưng kéo dài xuống hai chân. Thậm chí người bệnh có thể bị teo cơ và liệt một bên chân.
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thường gặp ở các bệnh nhân ngoài 50 tuổi. Tuy nhiên ngày nay, thoát vị đĩa đệm ngày càng có xu hướng trẻ hóa ở các bệnh nhân làm việc văn phòng thời gian dài. Phát hiện và điều trị sớm thoát vị đĩa đệm sẽ giảm nguy cơ các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng vận động. Tham khảo cụ thể các dấu hiệu, triệu chứng thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh dưới đây.
2. Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
2.1. Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh ở cổ
Khu vực cột sống cổ bao gồm hệ thống dây thần kinh và mạch máu cung cấp oxy, dưỡng chất lên não và truyền đạt thông tin vận động. Khi đĩa đệm đốt sống cổ bị thoát vị chèn ép vào dây thần kinh, quá trình cung cấp máu lên não không đủ sẽ gây ra rối loạn tuần hoàn máu não.
Khu vực cột sống cổ có rất nhiều hệ thống dây thần kinh và mạch máu với vai trò truyền đạt thông tin, tín hiệu, cung cấp oxy, dưỡng chất đến não. Khi những dây thần kinh ở cổ bị chèn ép dẫn đến quá trình cung cấp máu đến não không đủ gây rối loạn tuần hoàn não.
Nhận biết dấu hiệu thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh ở cổ như:
- Người bệnh đi lại không vững, mất khả năng giữ thăng bằng.
- Thường đau khi cử động cổ, nhức mỏi ở vai và gáy.
- Thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, dễ ngất xỉu.
- Giảm khả năng thính giác, tầm nhìn bị hạn chế, thi thoảng mắt bị mờ.
- Ngáy trong khi ngủ, thi thoảng giọng nói bị thay đổi.
- Cánh tay bị tê mỏi, cử động khó khăn, không thể cầm nắm vật nặng.
2.2. Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh ở ngực
Khi thoát vị đĩa đệm chèn ép vào các dây thần kinh ở ngực, các cơn đau sẽ có thể lan ra dọc sườn và sau lưng. Các triệu chứng lúc này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về tim, phổi hoặc dạ dày. Nhưng nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy các triệu chứng rõ rệt khi cột sống chèn dây thần kinh ở ngực như:
- Thường xuyên có các cơn đau nhói ở khoang ngực, nhất là khi ho hay cười, vận động chạy nhảy.
- Xuất hiện các cơn đau bất thường ở vùng bụng và lưng.
2.3. Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh thắt lưng
Những người làm việc văn phòng thời gian dài, ít vận động hoặc lao động nặng nhọc dễ mắc phải tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh thắt lưng. Dấu hiệu nhận biết cụ thể như:
- Cơ thể thường mệt mỏi, khó chịu, chán ăn.
- Xuất hiện các cơn đau nhức vùng thắt lưng lan xuống mông, đùi và cẳng chân. Các cơn đau sẽ dữ dội hơn khi thay đổi thời tiết.
- Thường bị tê cứng bàn chân, co cơ, chuột rút.
- Bị rối loạn chức năng tiểu tiện.
3. Cách chữa thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
3.1. Điều trị bằng cách uống thuốc Tây giảm đau
Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh gây ra các cơn đau khó chịu cho người bệnh và ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động hằng ngày. Do đó, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau theo tình trạng biến chứng của bệnh giúp chống viêm, giãn cơ và giảm đau. Ngoài ra, người bệnh được khuyến khích bổ sung canxi và kali để phòng ngừa các biến chứng của bệnh.
3.2. Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu thường được kết hợp trong liệu trình điều trị thoát vị đĩa đệm với tác dụng đưa cột sống về đúng vị trí, giảm tác động lên đĩa đệm và dây thần kinh. Hơn thế nữa, người bệnh có thể tự tập vật lý trị liệu tại nhà để giảm đau, duy trì tính năng vận động của cơ giúp hạn chế nguy cơ teo cơ và bại liệt. Bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp châm cứu, bấm huyệt với tình trạng bệnh nhẹ, chưa xuất hiện nhiều biến chứng.
3.3. Phẫu thuật
Ở giai đoạn nặng, người bệnh được bác sĩ chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ nhân nhầy bên ngoài và thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép. Chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp:
- Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh cấp tính.
- Điều trị nội khoa thất bại sau 5 – 8 lần.
- Thoát vị đĩa đệm gây rách bao xơ và đau quá mức. Người bệnh được can thiệp thuốc giảm đau nhưng không có tác dụng.
- Thoát vị đĩa đệm gây liệt.
Các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng là phẫu thuật mổ mở truyền thống và phẫu thuật nội soi cột sống. Việc can thiệp phẫu thuật mang lại hiệu quả cao nhưng cũng gây ra nhiều biến chứng và rủi ro nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng sau mổ: Tình trạng này thường xảy ra khi vết rạch sau phẫu thuật không được vệ sinh sạch, đĩa đệm nhân tạo gây viêm và hoại tử.
- Các cơn đau bị tái phát: Theo thống kê, chỉ 18,6% bệnh nhân phục hồi hoàn toàn sau phẫu thuật. Còn lại tỷ lệ người bệnh bị tái phát các cơn đau thoát vị đĩa đệm rất cao do dây thần kinh đã bị tổn thương không thể phục hồi hoàn toàn.
- Thoái hóa cột sống: Sau khi thực hiện phẫu thuật, hình thái tự nhiên của cột sống đã bị thay đổi nên sẽ dần yếu đi và thoái hóa nhanh hơn.
Tỷ lệ người bệnh xuất hiện biến chứng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là 5,4% sau 3 tháng đầu và 13,4% sau 5 năm. Do đó, người bệnh cần tham khảo kỹ chỉ dẫn của bác sĩ trước khi tiến hành phẫu thuật. Hi vọng các thông tin bổ ích trong bài viết sẽ giúp bạn nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh và điều trị kịp thời.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt