Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và những điều cần biết
Nước ta hiện nay có tới 30% dân số mắc phải căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và căn bệnh này ngày càng có xu hướng trẻ hóa, hay gặp nhất ở độ tuổi 20 – 55 tuổi và có thể gây mất khả năng vận động của cơ thể khi bệnh chuyển biến nặng. Cùng tìm hiểu về thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, phương pháp điều trị và biện pháp phòng ngừa qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng là gì?
Cột sống thắt lưng là vị trí chịu ảnh hưởng nhiều từ các bộ phận của cơ thể. Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng có thể hứng về phía trước hoặc phía sau cũng có thể là lệch sang hai bên cũng có thể là thân đốt gây chèn ép rễ thần kinh vùng cột sống lưng. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường xảy ra ở vị trí L4, L5, S1.
2. Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng xảy ra theo 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn đầu: Bao xơ bên ngoài chưa bị rách nhưng nhân nhầy sẽ bị biến dạng, gây ra cảm giác đau nhẹ, tê cứng ở thắt lưng.
- Giai đoạn tiếp theo: Khi bao xơ bị nứt hoặc bị rách thì nhân nhầy đã biến dạng ở giai đoạn đầu sẽ bị tràn ra ngoài, thường xuyên gây ra những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, kèm theo cảm giác như kim châm ở vùng thoát vị.
- Giai đoạn cuối: Rễ thần kinh bị chèn ép nặng, xuất hiện những cơn đau lan xuống chân, đùi gây tê bì, nhức mỏi. Những lúc di chuyển hay vận động mạnh thì cơn đau tăng lên, bên cạnh đó có thể gây mất kiểm soát đại tiểu tiện.
Ngoài những biểu hiện ở từng giai đoạn như trên còn kèm theo một số biểu hiện khác: Ngứa ran ở bàn chân, mệt mỏi, mất ngủ, sốt, chán ăn,…
3. Nguyên nhân dẫn tới thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do tuổi tác: Tuổi càng cao thì lượng canxi trong xương gây một loãng khiến cho hệ xương khớp càng yếu dần đi, làm cột sống lưng không chịu tải được dẫn đến cột sống dễ bị tổn thương.
Nguyên nhân tiếp theo đó là do chấn thương: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động đã khiến cho vùng đĩa đệm bị tổn thương
Tiếp đến có thể là bẩm sinh: Vì trên thực tế có những người sinh ra đã mắc các bệnh về cột sống như gai cột sống, hay lưng bị gù vẹo lệch sang một bên sẽ có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao hơn bình thường.
Do thường xuyên hoạt động sai tư thế: Hay mang vác vật nặng, ngồi làm việc sai tư thế như ngồi vẹo sang một bên, không ngồi thẳng lưng khiến cột sống tổn thương, làm gia tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
Do cân nặng: Thừa cân, béo phì tạo áp lực lớn lên cột sống, dễ dẫn đến thoát vị đĩa đệm
Do chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh: như thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, các chất kích thích…
Các nguyên nhân khác: Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, lười vận động,
4. Các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
4.1. Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng trị bằng đông y
Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống lưng bằng đông y là sử dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên nhằm trị bệnh từ bên trong ra ngoài tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Đông y gồm có thuốc Nam và thuốc Bắc. Một số vị thuốc được sử dụng trong bài thuốc Đông y hay dùng như: Tơ hồng xanh, đương quy, đỗ trọng, phòng phong, dây đau xương, ké đầu ngựa, kim ngân cành…
Ngoài việc sử dụng các phương thuốc thuộc đông y thì người ta còn hay sử dụng các phương pháp khác trong đông y như châm cứu hay xoa bóp bấm huyệt. Các cách này không gây hại đến sức khỏe con người mà lại còn có tác dụng đến sức khỏe của con người khi mà mạch máu và hệ thần kinh được lưu thông các bộ phận trong cơ thể hoạt động tốt và nhịp nhàng hơn đồng thời làm giảm các cơn đau do thoát vị đãi đệm cột sống lưng.
4.2. Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng phẫu thuật
Phương pháp này thường áp dụng với các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm nặng, khi mà điều trị bằng thuốc không có tác dụng, rễ thần kinh bị chèn ép toàn bộ gây hội chứng đuôi ngựa, cơ yếu khó đi lại, mất kiểm soát bàng quang… thì cần tiến hành phẫu thuật để tránh tình trạng mất đi khả năng vận động.
Những phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay gồm: Mổ nội soi, mổ hở, thay thế một phần hoặc toàn bộ đĩa đệm…
Điều trị bằng cách này thì sẽ nhanh và hiệu quả hơn nhưng chi phí phải trả cho một cuộc phẫu thuật thì khá là tốn kém.
4.3. Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng thuốc tây
Sử dụng phương pháp này khi muốn làm giảm nhanh các cơn đau nhức, cơ cứng xương khớp tạm thời trong một thời gian nhưng lại không trị được tận gốc như sử dụng phẫu thuật. Đồng thời việc sử dụng quá nhiều có thể gây ra tình trạng miễn dịch, trai thuốc, thậm chí là ảnh hưởng đến dạ dày.
Một số loại thuốc hay sử dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm như: Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol… thuốc giảm đau, kháng viêm không Steroid (Aspirin, Diclofenac, Meloxicam…), Thuốc giảm đau thần kinh, thuốc giãn cơ (Myonal, Mydocalm…), hay tiêm Corticosteroids ngoài màng cứng
4.4. Các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng dân gian áp dụng tại nhà
Dùng ngải cứu: Một nắm ngải cứu và muối hột rửa sạch để ráo nước cho vào chảo sao lẫn rồi đắp lên vùng bị đau cho đến khi nguội thì sao lại và tiến hành 2-3 lần tương tự.
Dùng rễ cây trinh nữ: chuẩn bị lá lốt, lá đinh lăng, cây trinh nữ mỗi loại 30g rửa sạch cả 3 loại thảo dược, phơi khô và cắt khúc nhỏ rồi dùng 1,5 lít nước để sắc uống hằng ngày thay nước lọc.
Dùng lá lốt: Chuẩn bị 100g lá lốt rửa sạch, để ráo nước và 200ml sữa tươi rồi xay hoặc ép lấy nước cốt. Trộn nước cốt này với sữa bò rồi đun nóng và uống trước bữa ăn khoảng 30 phút mỗi ngày.
Các cách chữa dân gian không tốn kém nhưng hiệu quả lại rất thấp chỉ làm giảm được phần nào cơn đau và chỉ áp dụng khi bệnh mới ở giai đoạn đầu.
Hy vọng bài viết về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích nhất về triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả. Chúc bạn sức khỏe.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt