Thoát vị đĩa đệm L4/5 có nguy hiểm không và cách điều trị
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý về xương khớp phổ biến hiện nay. Trong đó, tỷ lệ bị thoát vị đĩa đệm L4/5 có xu hướng ngày tăng cao. Không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày, bệnh có nguy cơ gây tàn phế vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.
Nội dung bài viết
1. Tổng quan về thoát vị đĩa đệm L4/5
Thuộc 2 trong số 33 đốt sống của cơ thể, đốt sống L4 l5 nằm ở vị trí dưới cùng của cột sống thắt lưng. Đóng vai trò quan trọng trong hệ xương khớp con người, giúp nâng đỡ một phần cơ thể, đảm nhận chức năng vận động xoay người ngã về trước, ra sau hoặc sang trái, phải.
Trong cột sống thắt lưng, đốt sống L4 L5 nằm ở vị trí thấp nhất cũng là vị trí chịu nhiều áp lực nhất. Những áp lực này khiến đĩa đệm giữa các đốt sống bị rạn nứt, làm phồng và lồi đĩa đệm do nhân nhầy thoát ra ngoài. Tình trạng này khiến dây thần kinh, rễ thần kinh cột sống bị chèn ép gây thoát vị đĩa đệm L4/5.
2. Những triệu chứng đặc trưng của bệnh
Bạn có thể đã bị thoát vị đĩa đệm L4/5 nếu xuất hiện những triệu chứng sau:
- Đau vùng lưng dưới nơi vị trí của đốt sống L4 L5, có thể lan xuống cả mông, hay thậm chí theo dây thần kinh đến chân, đau nhất là lúc về đêm.
- Tê bì, đau nhức kèm theo mỏi lưng và chân, mất cảm giác ở chân.
- Đĩa đệm chèn ép dây thần kinh khiến cơ bắp bị yếu đi do sự kết nối giữa dây thần kinh và cơ bắp bị ảnh hưởng.
- Bị đau dây thần kinh tọa.
- Rối loạn cảm xúc, cơ thể có cảm giác nóng lạnh thất thường.
- Khi thời tiết thay đổi, cơn đau thắt lưng càng dữ dội hơn.
- Hiện tượng bí tiểu, khó kiểm soát được tiểu tiện.
- Triệu chứng co cứng xuất hiện nhiều ở cạnh cột sống.
3. Tại sao lại bị thoát vị đĩa đệm L4/L5
Có nhiều nguyên nhân và yếu tố góp phần gây thoát vị đĩa đệm L4/5, dưới đây là những trường hợp thường mắc phải nhất mà mọi người cần chú ý:
Tuổi già
Thoát vị địa đêm thường bắt nguồn từ thoái hóa cột sống. Tuổi tác cao, lượng canxi trong xương cũng giảm đáng kể, lúc này chỉ một tác động nhỏ cũng dễ gây ra một áp lực lớn lên đĩa đệm dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
Do chấn thương gây ra
Các chấn thương do ngã, trật khớp, chơi thể thao, tai nạn giao thông,… làm đĩa đệm bị rách, nứt hoặc vỡ khiến quá trình thoái hóa diễn ra sớm, nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm nhanh hơn.
Do công việc
Những người thường xuyên phải làm các công việc nặng nhọc như khuân vác, thường xuyên cúi gập người; những nhân viên văn phòng phải ngồi lâu một chỗ, ngồi sai tư thế; các tài xế lái xe đường dài; những người thường xuyên đi giày cao gót,… ảnh hưởng trực tiếp đến phần đĩa đệm ở đốt sống số L4/5.
Thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt quyết định rất lớn đến khả năng mắc bệnh như: đi đứng và ngồi sai tư thế, ăn uống không khoa học, ăn uống thiếu chất, thường xuyên ăn các món chứa nhiều dầu mỡ, lười hoạt động,…
Di truyền, bẩm sinh
Nếu trong gia đình bạn, có người thân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thì bạn có thể mắc phải một số bệnh lý bẩm sinh như gai cột sống, vẹo cột sống, gù,… đó cũng là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm L4 L5.
4. Làm sao để biết mình bị thoát vị đĩa đệm L4/5
Thăm khám tại các cơ sở y tế là phương pháp nhanh nhất để bạn chắc chắn rằng mình có bị thoát vị đĩa đệm cột sống L4 L5 hay không. Để chẩn đoán tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm sau:
- Chụp X-quang: Chụp X-quang giúp bác sĩ loại trừ các cơn đau của những bệnh lý khác qua hình ảnh phản chiếu của đường viền cột sống.
- Chụp CT Scan: Phương pháp này dùng để quan sát tủy sống và các cấu trúc bao quanh từ nhiều góc độ khác nhau, dễ dàng chẩn đoán liệu bạn có bị thoát vị đĩa đệm l4/5 hay không.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp bác sĩ quan sát chi tiết, sắc nét các tổn thương mô mềm xung quanh cột sống.
5. Điều trị thoát vị đĩa đệm L4/5 như thế nào
Dựa vào triệu chứng của bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng những phương pháp điều trị khác nhau.
Sử dụng thuốc
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn nhằm cải thiện một số cơn đau nhức. Sau đây là những loại thuốc thường được sử dụng:
- Thuốc chống động kinh.
- Thuốc giảm đau – chống viêm không steroid: paracetamol, naproxen, diclofenac, Ibuprofen.
- Thuốc giãn cơ.
Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, bạn không nên quá lạm dụng thuốc giảm đau. Vì thuốc cũng có thể gây nên một số tác dụng phụ khi sử dụng quá nhiều như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn,hạ đường huyết,…
Điều trị bằng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu như châm cứu, bấm huyệt, kích thích điện, dùng tia hồng ngoại các bài tập kéo giãn cột sống là phương pháp cực kỳ cần thiết được khuyến khích nên áp dụng đối với người bị thoát vị đĩa đệm L4 L5 nhằm cải thiện cơn đau và phục hồi chức năng xương khớp.
Các bài tập này đóng vai trò tăng độ bền xương khớp, cải thiện sự linh hoạt của cột sống thắt lưng, giảm đau, giảm viêm, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp.
Phương pháp phẫu thuật
Dựa vào tình trạng của đĩa đệm, bác sĩ sẽ thực hiện một trong những biện pháp sau để điều trị thoát vị đĩa đệm L4/5 cho bạn.
- Cắt bỏ các gai xương.
- Sử dụng đĩa đệm nhân tạo thay thế đĩa đệm bị tổn thương.
- Hợp nhất các đốt sống, loại bỏ hoàn toàn phần đĩa đệm bị tổn thương.
Thoát vị đĩa đệm L4/5 có thể chữa khỏi nếu bạn phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Vì vậy, bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị bệnh ngay khi mới xuất hiện những triệu chứng khởi phát, tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của bạn.
Hy vọng bài viết này sẽ giải đáp một phần thắc mắc của bạn về căn bệnh thoát vị đĩa đệm L4/5. Giúp bạn phòng ngừa và lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho bản thân nhanh chóng khỏe mạnh.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt