Bệnh gai cột sống thắt lưng là gì?
Gai cột cộng thắt lưng là bệnh lý về hệ xương khớp. Trong đó vị trí tổn thương gây đau đớn là thắt lưng. Bệnh không nguy hiểm tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hiểu về khái niệm bệnh, cách chẩn đoán, cách điều trị sẽ giúp người bệnh chủ động đến khám tại các cơ sở y tế; đồng thời phối hợp tốt với bác sĩ điều trị để tăng hiệu quả điều trị tốt hơn.
Nội dung bài viết
1. Khái niệm về gai cột sống thắt lưng
Gai cột sống là hậu quả của quá trình cơ thể bị thoái hóa phần cột sống. Phần lớn do cột sống bị viêm mạn tính dẫn đến. Ngoài ra chấn thương, thoái hóa, béo phì, di truyền cũng là các nguyên nhân có thể gây nên gai cột sống thắt lưng. Trong đó có sự hình thành các gai xương từ các đốt sống gây ra. Gai xương mọc ra phía ngoài của cột sống. Người ta còn thấy gai xương mọc ở cả hai bên của cột sống.
Gai xương sống thắt lưng là phần xương nhô ra tại các khớp của xương sống vùng thắt lưng. Sự tổn thương bề mặt khớp là nguyên nhân hình thành gai xương. Gai xương tạo ra những cơn đau cho người bệnh. Có nhiều mức độ đau đớn. Mặt khác, gai xương cũng cản trở hoạt động của xương.
Người ta thấy rằng nam giới có nguy cơ mắc bệnh gai đốt sống thắt lưng cao hơn nữ giới. Người tuổi cao cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn lứa tuổi trẻ. Gai có thể xuất hiện ở bất kỳ phần nào trên đốt sống. Tuy nhiên trên thực tế, gai đốt sống xuất hiện ở vùng cổ và thắt lưng là điển hình nhất. Đặc biệt là khu vực thắt lưng của cơ thể.
Trong y học có một số khái niệm sau thường dùng phổ biến: Gai đốt sống cổ, Gai đốt sống ngực, gai đốt sống thắt lưng.
Thông thường gai sẽ mọc ở mặt trước hoặc hai bên cột sống. Hầu như gai xương không mọc phía sau, phía sau là rễ dây thần kinh và tủy sống. Thế nhưng vẫn có thể xảy ra tình trạng gai mọc ra sau chèn lên rễ dây thần kinh và tủy sống gây ra cảm giác đau nhức vùng thắt lưng, vai hoặc cổ..
2. Triệu chứng Bệnh gai cột sống thắt lưng
Ở giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh không phát hiện ra do các biểu hiện bệnh không rõ ràng. Cho đến khi, các gai xương tác động vào các phần xương khác. Hoặc gai xương tác động vào dây chằng. Hoặc gai xương tác động lên dây thần kinh. Các sự cọ sát, chèn ép đó gây nên tình trạng đau nhức ở người bệnh. Các cơn đau này thường xuất hiện ở thắt lưng, bả vai, tê chân tay. Riêng đối với gai cột sống thắt lưng, cơn đau chủ yếu xuất hiện ở thắt lưng và người bệnh đôi khi có cảm giác tê chân. Các biểu hiện đau cụ thể như sau:
- Xuất hiện những cơn đau nhức ở thắt lưng và các vị trí tương ứng liên quan với cột sống
- Có cảm giác bất thường hoặc mất cảm giác ở phần cột sống và các vị trí xung quanh
- Không chỉ đau ở thắt lưng, người bệnh có cảm giác đau lan dọc xuống hai chân.
- Cơ bắp ở chân bị yếu đi khi bệnh nặng.
- Mất cân bằng là cảm giác có thể xảy ra đối với bệnh gai đốt sống thắt lưng giai đoạn nặng.
- Đối với tình huống nguy kịch, người bệnh thậm chí có thể bị mất kiểm soát đường tiểu tiện, đại tiện.
- Trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân gai cột sống thắt lưng có thể rơi vào tình trạng rối loạn thần kinh thực vật. Biểu hiện của tình trạng này là: Rối loạn phản xạ tự động, tăng tiết mồ hôi, hạ hô hấp, biến chứng huyết áp,…
Do các biểu hiện trên tương tự với những bệnh lý xương khớp khác, nên người bệnh đôi khi bị nhầm lẫn. Vì vậy khi có những triệu chứng đau vùng thắt lưng, bạn cần đi khám ngay để được bác sỹ điều trị kịp thời tránh biến chứng nặng.
3. Bệnh gai cột sống thắt lưng do đâu?
Bao xơ của đĩa đệm gặp vấn đề là nguyên nhân gây bệnh gai cột sống. Trong cột sống, cổ và thắt lưng là hai vị trí chịu nhiều áp lực nhất. Sở dĩ như vậy vì chủ yếu các hoạt động của cơ thể đều tác động lên hai vị trí này. Theo quy luật tự nhiên, khi tuổi cao thì cơ thể sẽ bị lão hóa. Cột sống cũng không nằm ngoại lệ quy luật đó. Khi lão hóa, nước trong các bao xơ sẽ bị mất. Không chỉ mất nước, nó có thể bị rạn nứt. Nghiêm trọng và thường gặp nhất là thể tích bao xơ xẹp đi. Khi bao xơ bị tổn thương và biến dạng như vậy sẽ khiến cho xương sống không đảm bảo được chức năng nâng đỡ cơ thể. Để cân bằng lại quá trình của cơ thể, các gai xương mọc ra để đảm bảo chức năng của mình.
Khớp xương có tác dụng nối các đốt sống với nhau. Khi khớp xương bị thoái hóa, các đĩa đệm và sụn bọc các đầu xương bị hao mòn. Cột sống lúc này không đảm bảo chức năng vững chắc như trước kia. Vì vậy, cơ thể đã sinh ra các gai xương bao quanh những khớp xương sống để tự ổn định nhằm đảm bảo chức năng vốn có của mình.
Các nhà khoa học đã tìm ra một nguyên nhân gây nên tình trạng gai đốt sống thắt lưng như sau:
- Viêm khớp cột sống mãn tính, viêm gân và viêm xương khớp: Các tình trạng viêm này ảnh hưởng đến phần sụn của đốt sống cơ thể. Hậu quả trong một thời gian dài, phần sụn này sẽ bị mài mòn. Quá trình mài mòn nhiều ngày sẽ dẫn đến bề mặt của nó không còn trơn láng như trước kia. Cuối cùng khi hai hai bề mặt xương tác động với nhau gây ra tình trạng đau đớn.
- Sự lắng đọng canxi ở gân và dây chằng tiếp xúc đốt sống: Khi cao tuổi, canxi dễ bị bị lắng đọng ở gân và dây chằng. Khi các phần đĩa sụn, xương cột sống, dây chằng tiếp xúc với đốt sống bị thoái hóa dẫn đến làm mất nước và làm sụn khớp dễ bị vôi hóa.
- Chấn thương: Khiến tổn thương xương hoặc sụn khớp. Khi đó, cơ thể sẽ tự có phản ứng điều chỉnh khu vực bị tổn thương, quá trình điều chỉnh sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống.
4. Các phương pháp chẩn đoán bệnh gai đốt sống thắt lưng
Hiện nay có những phương pháp chẩn đoán gai cột sống thắt lưng phổ biến như sau:
- Xét nghiệm điện cơ (EMG)
- Chụp X – quang
- Xét nghiệm máu
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)
5. Biến chứng của bệnh gai đốt sống thắt lưng
Gai đốt sống thắt lưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại các biến chứng nguy hiểm như sau:
- Ảnh hưởng đến thần kinh cột sống
- Mất chức năng cơ bắp khi bệnh lan ra các vùng khác
- Rối loạn đại tiểu tiện
- Liệt hai chân, rối loạn cảm giác
- Chức năng cánh tay bị thay đổi yếu hơn so với trước
- Viêm màng não, nhiễm trùng ở màng não
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
- Gây nguy hiểm đến tính mạng
Như vậy bệnh gai đốt sống nói chung, bệnh gai đốt sống thắt lưng nói riêng bản chất không nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống do các cơn đau gây ra. Trầm trọng hơn nữa, nó có thể làm liệt hai chân, rối loạn cảm giác. Vì vậy người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời ngay khi có biểu hiện bệnh.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt