Bị thoát vị đĩa đệm nên tập gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Ngày nay, số người bị thoát vị đĩa đệm cũng như các vấn đề về xương khớp khác đang ngày có xu hướng trẻ hóa. Có rất nhiều nguyên nhân từ chủ quan tới khách quan tác động tới tình trạng này. Nếu chưa bị quá nặng thì bệnh nhân có thể chỉ cần áp dụng những bài tập phù hợp để điều trị bệnh, kết hợp dùng thuốc nếu cần thiết. Vấn đề đặt ra là bị thoát vị đĩa đệm nên tập gì để tốt cho khả năng phục hồi và duy trì sức khỏe của hệ xương khớp? Các bạn hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua những chia sẻ hữu ích sau.

1. Bị thoát vị đĩa đệm nên tập gì?

Việc tập luyện với những bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng và phù hợp là rất cần thiết đối với người bị thoát vị đĩa đệm. Những bài tập này sẽ tác động tích cực lên hệ xương khớp và đặc biệt là vùng bị thoát vị. Các đĩa đệm sẽ luôn được ở đúng vị trí của nó, không ảnh hưởng đến các dây thần kinh xung quanh. Nhờ đó, giúp người bệnh có thể sinh hoạt, vận động bình thường.

Các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên kiên trì áp dụng những môn thể dục thể thao dưới đây. Chúng sẽ là câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi bị thoát vị đĩa đệm nên tập gì?

1.1. Đi bộ nhẹ nhàng

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, khi chúng ta di chuyển bằng cách đi bộ nhẹ nhàng, cơ thể sẽ nhận được khá nhiều lợi ích. Những nhóm cơ và xương trên khắp cơ thể sẽ được hoạt động nhẹ nhàng theo từng bước chân. Theo đó, các cơ bụng, cơ đùi, cơ chân và phần cơ xương tại thắt lưng sẽ được vận động, thư giãn nhẹ nhàng. Những áp lực của cơ thể tác động đến cột sống cũng sẽ giảm theo.

thoat-vi-dia-dem_1
Đi bộ nhẹ nhàng giảm áp lực lên vùng đĩa đệm bị thoát vị

Mỗi ngày, người bệnh nên dành thời gian khoảng 30 phút tới 1 tiếng để đi bộ. Có thể đi vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều muộn đều được, miễn là thích hợp với thời gian sinh hoạt, làm việc của mỗi người.

Để việc đi bộ nhẹ nhàng có tác dụng tốt nhất, bệnh nhân cần lưu ý điều chỉnh tư thế chuẩn trong quá trình đi bộ. Đầu và lưng luôn thẳng, hướng về phía trước. Cánh tay và vai thả lỏng tự nhiên. Việc đánh tay nhẹ nhàng và giữ cho hơi thở đều đặn khi đi cũng rất tốt cho hệ cơ, phổi và nhiều bộ phận khác.  

1.2. Đạp xe

Quá trình đạp xe có tác dụng thúc đẩy cơ thể sản sinh thêm nhiều chất nhờn bôi trơn các đốt cột sống hiệu quả. Nhờ vậy, các đốt cột sống sẽ có sự linh hoạt trong quá trình vận động.

Bệnh nhân có thể tập luyện với biện pháp đạp xe tại nhà hoặc ngoài trời đều được. Chú ý khi đạp xe cần phải luôn giữ cho phần lưng được thẳng. Như vậy, sẽ tốt hơn cho cột sống và các đĩa đệm, tránh việc tạo thêm áp lực xấu cho các bộ phận này.

1.3. Tập yoga

Trong bộ môn yoga có các bài tập dành cho người bị thoát vị đĩa đệm nói riêng và đau lưng nói chung. Những động tác trong các bài tập này sẽ tác động đến cột sống của người bệnh, giúp khu vực này có độ căng và co giãn nhất định. Đồng thời, các cơ ở lưng và cơ ở bụng cũng được lợi với khả năng được thư giãn và trở nên mềm dẻo, linh hoạt hơn.

thoat-vi-dia-dem_12
Tập yoga cải thiện đau do thoát vị đĩa đệm

Việc thường xuyên áp dụng các bài tập yoga chuyên biệt cho bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ giúp cho các khớp của cột sống có một độ đàn hồi liên tục. Quá trình lưu thông máu và dưỡng chất tới các vùng này cũng thuận lợi hơn. Nhờ vậy, mà các cơn đau được giảm thiểu, đĩa đệm đang bị tổn thương cũng được phục hồi một cách hiệu quả.

1.4. Bơi lội

Môn thể thao an toàn cho nhiều loại bệnh tật như bơi lội rất được khuyến khích áp dụng đối với các bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm. Khi thực hiện các thao tác trong quá trình bơi lội nhẹ nhàng, các gân cơ, khớp xương của người bệnh sẽ được thư giãn. Áp lực mà phần đĩa đệm bị lệch ra ngoài phải chịu cũng giảm đi dáng kể. Do đó, các cơn đau nhức cũng được đẩy lùi nhanh chóng.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng, người bệnh chỉ nên duy trì bài tập này mỗi ngày từ 20 phút tới 30 phút với tâm thế nhẹ nhàng. Không nên bơi quá nhiều và bơi quá sức, tránh việc xảy ra các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe nói chung cũng như quá trình điều trị bệnh nói riêng.

1.5. Tập xà đơn

Một số bài tập với xà đơn như treo người trên xà và nhẹ nhàng đu đưa người qua lại giúp cho cơ lưng được làm căng. Đồng thời, xương cột sống được giãn ra. 

Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng bài tập này để cải thiện thoát vị đĩa đệm. Việc thực hiện tập xà đơn đòi hỏi khá nhiều yếu tố như kinh nghiệm hoặc sự chỉ dẫn của chuyên gia. Đồng thời, mỗi ngày cũng chỉ lên tập khoảng 15 đến 20 phút bài tập treo và đu người trên xà. Mỗi lần treo chỉ nên duy trì ít hơn 1 phút.

2. Các động tác không nên áp dụng với bệnh thoát vị đĩa đệm

Ngoài việc xác định thoát vị đĩa đệm nên tập gì để cải thiện sức khỏe, bệnh trạng thì người người bệnh cũng cần chú ý tránh các động tác không tốt cho cơ xương khớp, đĩa đệm. Do đó, bệnh nhân nên tránh những động tác sau để không tác động tiêu cực đến việc điều trị: 

  • Động tác vặn người: Việc các đĩa đệm bị thương tổn, đặc biệt là các đĩa đệm tại vùng thắt lưng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc xoay hông tự nhiên của người bệnh. Nếu bệnh nhân cố tình bỏ qua các cơn đau và thực hiện động tác vặn người thì sẽ khiến cho tốc độ thoát vị của các đĩa đệm tăng lên.
thoat-vi-dia-dem_13
Không thực hiện động tác vặn người
  • Động tác ngồi xổm: Một tư thể đặc biệt cần phải kiêng kỵ đối với các bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm là tư thế ngồi xổm. Lý do vì khi bệnh nhân ngồi xổm, phần cột sống cũng như phần đĩa đệm sẽ phải chịu một lực nén không hề nhỏ. Càng ngồi xổm lâu thì lực nén này càng tác động mạnh đến đĩa đệm, cột sống. Vì thế, các cơn đau và tình trạng tổn thương đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm càng diễn ra trầm trọng.
  • Giữ thẳng chân: Cột sống đang bị tổn thương sẽ phải chịu thêm áp lực nếu như người bệnh áp dụng các bài tập yêu cầu giữ thẳng chân. Vì vậy, không nên thực hiện các bài tập có động tác giữ thẳng và kéo căng cơ chân.
thoat-vi-dia-dem_14
Bệnh nhân cũng nên tránh xa những bài tập riêng dành cho chân. Kể cả các động tác co hoặc đẩy chân đơn giản.
  • Tập gym: Trong bộ môn gym có rất nhiều hình thái tập luyện khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh nên tránh các bài tập liên quan đến tạ. Điển hình là bài tập nâng tạ sẽ yêu cầu người bệnh phải cúi xuống và nâng tạ lên. Còn bài tập nằm ngửa đẩy tạ cũng cần đến lực từ cơ lưng và nhiều hệ cơ khác. Những bài tập tạ như vậy khiến cho cột sống bị tác động không hề nhỏ. Chúng khiến cho các cơn đau xuất hiện dồn dập và cường độ mạnh hơn. Tình trạng thoát vị vì thế cũng trở nên nghiêm trọng. Do đó, bệnh nhân cần tránh xa các bài tập tạ nói riêng và bộ môn gym nói chung.

Bài viết trên đây vừa giúp các bạn có được những thông tin cơ bản liên quan đến vấn đề thoát vị đĩa đệm nên tập gì và không nên tập gì để hỗ trợ điều trị bệnh. Việc áp dụng các bài tập phù hợp và tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ sẽ giúp cải thiện bệnh hiệu quả.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7