Dinh dưỡng đúng cách cho người mắc bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng. Sau đây là những gợi ý giúp bạn lên khẩu phần ăn phù hợp nhất cho người thoái hóa cột sống thắt lưng.

1. Người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn những loại thực phẩm nào?

Bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày cho người bệnh. Ngoài điều trị bằng thuốc thì việc kết hợp dinh dưỡng hợp lý là điều cần thiết. Người mắc bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng nên ăn:

1.1.  Thực phẩm giàu canxi tốt cho người thoái hóa cột sống thắt lưng

Canxi giúp tái tạo khung xương, khiến cột sống chắc khỏe, ngăn ngừa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Canxi thường có trong các loại hải sản như tôm, cua, đậu nành và các loại rau màu xanh đậm. Tuy nhiên, các khuyến cáo cho rằng người mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng nên sử dụng canxi có nguồn gốc từ thực vật. Các loại hải sản tuy nhiều chất dinh dưỡng nhưng sử dụng thường xuyên có khả năng gây bệnh gout.

Một trong những thực phẩm giàu canxi và dễ hấp thu chính là sữa. Người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng có thể uống sữa có nguồn gốc động vật hoặc thực vật đều rất tốt. Nên chọn các loại sữa có nhiều canxi, ít béo và phù hợp với lứa tuổi của mình.

Bổ sung thực phẩm giàu canxi tốt cho người thoái hóa cột sống thắt lưng
Bổ sung thực phẩm giàu canxi tốt cho người thoái hóa cột sống thắt lưng

1.2. Thực phẩm giàu Glucosamine và Chondroitin

Glucosamine và Chondroitin có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Glucosamine có tác dụng giảm đau, đẩy mạnh quá trình tái tạo và sản xuất sụn. Chondroitin lại là thành phần chính của sụn lót đệm ở các khớp xương. Tăng cường chondroitin không chỉ giúp giảm đau mà còn tăng khả năng đàn hồi của sụn khớp.

Glucosamine và Chondroitin có nhiều trong nước hầm xương và sụn của thịt heo, gà. Người ăn chay có thể bổ sung các chất này thông qua các thực phẩm khác ngoài thịt như đậu phộng, hạt hạnh nhân, bắp cải, cải bó xôi và các loại rau lá xanh.

Ngoài ra, người mắc bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng có thể tham khảo thêm các loại chế phẩm khác để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng hoặc dược phẩm theo sự tư vấn của bác sĩ điều trị. Không nên tự ý sử dụng các chế phẩm này một cách tùy tiện và trong thời gian quá dài.

1.3. Thực phẩm giàu Vitamin các nhóm C, D, K

Vitamin rất quan trọng và cần thiết đối với người mắc bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng, đặc biệt là vitamin nhóm C, D, K. Người bệnh có thể bổ sung các vitamin này hàng ngày thông qua các thực phẩm rất dễ tìm.

Vitamin C

Có nhiều trong các loại trái cây có vị chua như: cam, chanh, dâu tây… Nó có tác dụng tích cực trong việc xây dựng các mô liên kết và collagen. Ngoài ra, vitamin C còn giúp người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng tăng sức đề kháng và sự dẻo dai của cột sống.

Vitamin D

Chủ yếu có trong các loại đậu như đậu nành, ngũ cốc, lòng đỏ trứng và nấm. Vitamin D giúp cơ thể sử dụng tốt canxi và phốt pho để hình thành và duy trì hệ xương khớp vững chắc, ngăn ngừa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng.

Vitamin K

Có tác dụng giảm đau, bảo vệ các bao khớp và đầu xương. Ngoài ra nó còn có vai trò chống loãng xương và sỏi thận. Có thể bổ sung nhóm dinh dưỡng nhóm này thông qua các loại rau hay dầu oliu. Những loại rau giàu vitamin K có thể kể đến: bó xôi, bắp cải, húng quế, cải xoăn…

Ngoài ra, các món ăn chế biến cho người bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng cần lưu ý đến sự thanh đạm. Cách chế biến hợp lý nhất là luộc hoặc hấp, giúp tránh hao hụt chất dinh dưỡng sau khi nấu. Cần hạn chế các phương pháp xào và rán với quá nhiều chất béo và gia vị. Các thức ăn nhiều dầu mỡ không chỉ không tốt cho xương khớp mà còn gây ra tình trạng khó tiêu hoá.

Thực phẩm chứa Vitamin K có tác dụng giảm đau, bảo vệ các bao khớp và đầu xương
Thực phẩm chứa Vitamin K có tác dụng giảm đau, bảo vệ các bao khớp và đầu xương

2. Những nguyên tắc giúp tránh xa thoái hóa cột sống thắt lưng

2.1. Thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học

Cách phòng tránh thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả đến từ những thói quen tưởng chừng như rất nhỏ trong đời sống hàng ngày:

– Sử dụng kỹ thuật phù hợp khi nâng, vác các vật có trọng lượng nặng. Tuyệt đối không làm việc nặng quá sức.

– Hạn chế các tư thế xấu trong quá trình làm việc, sinh hoạt hàng ngày. Không ngồi hoặc nằm ở một tư thế quá lâu.

– Tránh thực hiện các động tác quá mạnh và đột ngột. Điều này sẽ vô tình tạo áp lực, khiến các khớp xương chưa kịp thích ứng với tình hình.

– Trong trường hợp bạn phát hiện những dấu hiệu bất thường ở vùng thắt lưng như cơn đau ê ẩm, cơ xương căng cứng, khó cử động, thường xuyên bị tê… cần đến ngay trung tâm y tế để bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và chẩn đoán tình hình. Đặc biệt với các vấn đề về viêm đĩa đệm cột sống cần được điều trị kịp thời nếu không muốn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

2.2. Chế độ luyện tập thể thao bài bản

Để hạn chế nguy cơ thoái hóa cột sống thắt lưng, việc luyện tập các môn thể thao, bài tập thư giãn gân cốt là một phương án hay:

– Áp dụng cách sống năng động với chế độ luyện tập thể dục, thể thao. Khi các cơ được co giãn, mạch máu lưu thông, địa đệm tăng khả năng giữ nước, trở nên trơn tru hơn. Nhờ đó xương, cơ bắp ở lưng khỏe mạnh và dẻo dài, làm chậm quá trình thoái hóa.

– Để giữ cho cột sống luôn khỏe mạnh, dẻo dai, bạn nên tham gia các môn thể thao với động tác thấp như bơi lội hoặc đi bộ.

– Tập yoga nhẹ nhàng cũng là phương án hay cho người thường xuyên ngồi một chỗ hay làm việc văn phòng. Các động tác vận động đòi hỏi sự dẻo dai của cơ thể này sẽ giúp nâng cao tính linh hoạt, chắc khỏe cho cột sống thắt lưng, cổ… Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, nên kiểm tra tổng quát và hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi bắt đầu chế độ tập luyện.

Nên tham gia các môn thể thao với động tác cường độ nhẹ như bơi lội hoặc đi bộ để giữ cho cột sống luôn khỏe mạnh
Nên tham gia các môn thể thao với động tác cường độ nhẹ như bơi lội hoặc đi bộ để giữ cho cột sống luôn khỏe mạnh

2.3. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Muốn phòng tránh thoái hóa cột sống thắt lưng, bạn hãy lưu ý những điều sau đây:

  • Duy trì chế độ ăn uống hàng ngày khoa học, bài bản. Giảm các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường bột… trong khẩu phần ăn. Điều này không chỉ giảm nguy cơ béo phì mà còn ngăn chặn các vấn đề về đốt sống, đĩa đệm do trọng lượng cơ thể gây ra. Hãy ghi nhớ nguyên tắc dinh dưỡng tốt là cách phòng tránh thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả nhất.
  • Các nhóm thức ăn nhiều chất xơ, vitamin và ít chất béo rất tốt cho cột sống.
  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa nhiều axit béo omega và chất chống oxy hóa như cá, các loại hạt, rau củ quả có màu xanh. Đây là nhóm thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng bởi chúng góp phần tăng cường sức khỏe cho xương khớp và đĩa đệm.
  • Bỏ các thói quen xấu như hút thuốc, đồ uống có ga hay bia, rượu, cà phê… Bởi các độc tố, nicotine sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên địa đệm, ngăn cản quá trình hấp thụ dinh dưỡng và vitamin.

Nhìn chung, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng rất cần được chú trọng để quá trình điều trị có kết quả tốt nhất. Hãy xây dựng một chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt thật khoa học để có được một khung xương thật chắc khỏe.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7