Đối tượng nào dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ?

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tuy được đánh giá là ít gặp hơn thoát vị địa đệm cột sống lưng nhưng lại có mức độ nguy hiểm hơn. Vậy đối tượng nào dễ mắc phải căn bệnh này? hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Đau cổ là triệu chứng phổ biến và điển hình nhất của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Nếu như các đĩa đệm bị lệch và chèn vào dây thần kinh ở cổ, thì có nó thể gây ra thêm các triệu chứng khác như:

  • Đau đầu.
  • Đau ở vai và cánh tay.
  • Cánh tay bị yếu, tê hoặc ngứa ran.
  • Hạn chế vận động cổ và cánh tay. Người bệnh gặp khó khăn trong việc cúi ngửa hoặc quay cổ. Không thể giơ tay lên cao hoặc đưa cánh tay ra sau lưng.

Trong trường hợp nghiêm trọng, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể tác động sâu đến hệ thần kinh, gây mất kiểm soát ruột và bàng quang kèm theo yếu tay và chân đáng kể. Lúc này, người bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức.

Đau cổ là triệu chứng phổ biến và điển hình nhất của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Đau cổ là triệu chứng phổ biến và điển hình nhất của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

2. Nguyên nhân và đối tượng bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

2.1. Nguyên nhân

  • Lão hóa: Khi chúng ta già đi, đĩa đệm sẽ bị mất nước khiến chúng trở nên ngắn hơn, kém linh hoạt và hiệu quả hơn. Khi một đĩa xuống cấp, lớp bao xơ bên ngoài có thể bị rách, là tiền đề cho tình trạng thoái vị đĩa đệm xảy ra.
  • Chấn thương: Các đĩa đệm có thể vỡ do bị tác động cột ngột, ngay cả khi lực tác động rất nhẹ. Các chấn thương gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường gặp là: bạo lực, tai nạn giao thông, chấn thương thể thao, cột ngột vác vật nặng lên vai,…
  • Thói quen xấu: Thường xuyên ngồi và làm việc sai tư thế, nâng vác vật nặng trên vai,… trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
  • Di truyền: Theo thống kê, bố mẹ bị thoát vị đĩa đệm hoặc mắc các bệnh về xương khớp, thì con cái cũng có nguy cơ cao bị các bệnh này.

2.2. Đối tượng nào dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ?

  • Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cao nhất. Từ 30 tuổi xương đã bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa. Sau 50 tuổi nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm tăng cao.
  • Người bị chấn thương ở cổ, gây ảnh hưởng đến các đĩa đệm.
  • Bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ, bị gai đôi cột sống,… cũng làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
  • Người thường xuyên duy trì cổ ở tư thế không thích hợp. Ví dụ như nhân viên văn phòng, phải thường xuyên cúi xuống để đọc viết tài liệu hoặc nhìn máy tính.
  • Người có nhiều thói quen xấu trong sinh hoạt và làm việc như: Lười vận động, hay ngồi vẹo sang một bên, thường xuyên cúi đầu xem điện thoại, vừa nằm vừa xem tivi, ngủ trên bàn học hoặc bàn làm việc, kê gối quá cao khi ngủ…
Người có nhiều thói quen xấu trong sinh hoạt và làm việc dễ bị thoát vị đĩa đệm
Người có nhiều thói quen xấu trong sinh hoạt và làm việc dễ bị thoát vị đĩa đệm

3. Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

  • Kiểm tra thể chất: Đây là bước đầu tiên và bắt buộc trong mọi quy trình chẩn đoán thoái hóa cột sống cổ cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và lịch sử y tế. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số động tác đơn giản để đánh giá chuyển động khớp, sức mạnh cơ bắp, sự ổn định của các cột sống cổ và mức độ cơn đau. Vì thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh đi từ cột sống cổ đến tay. Nên bác sĩ có thể thực hiện kiểm tra thể chất thần kinh ở cánh tay, bàn tay và các ngón tay để xem các dây thần kinh hoạt động như thế nào.
  • Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang sẽ giúp bác sĩ đánh giá tình trạng của các cột sống cổ. Chụp tủy có thể có ích trong việc phát hiện đĩa đệm thoát vị, gai xương hoặc khối u gây áp lực lên tủy sống hoặc dây thần kinh.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Giúp bác sĩ nhìn rõ hơn hình dạng và kích thước các cột sống cổ, các cấu trúc trong và xung quanh nó.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Cung cấp hình ảnh chi tiết về đĩa đệm, dây chằng, tủy sống, rễ thần kinh.
  • Xét nghiệm tốc độ dẫn truyền thần kinh: Là phương pháp đo xem các dây thần kinh cột sống cổ hoạt động tốt như thế nào. Nó cũng giúp chỉ định vị trí tủy sống hoặc dây thần kinh bị chèn ép. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu dán các miếng dính điện cực lên vùng da bao phủ dây thần kinh cột sống cổ. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ truyền kích thích ở vị trí A trong một khoảng thời gian cần thiết, rồi đo xung thần kinh ở vị trí B. Phương pháp này có thể khiến bệnh nhân cảm thấy không thoải mái. Nhưng nó chỉ giới hạn trong thời gian tiến hành thử nghiệm.
  • Ghi điện cơ: Thường được áp dụng cùng lúc với xét nghiệm đo tốc độ dẫn truyền thần kinh. Thử nghiệm điện cơ đo các xung trong cơ để xác định các vấn đề về thần kinh. Bác sĩ sẽ đặt kim tiêm xuyên qua da, đi vào các cơ mà dây thần kinh cột sống, kích xung để cơ bắp thực hiện các động tác. Bác sĩ sẽ có thể xác định lượng xung cần thiết để bạn co thắt cơ bắp. Ghi điện cơ cơ thể khiến bệnh nhân không thoải mái, cơ bắp có thể vẫn còn đau nhẹ sau thử nghiệm.

4. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

4.1. Thuốc

Tùy vào mức độ và tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khác nhau. Toa thuốc thường kết hợp các nhóm thuốc như:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Acetaminophen,…
  • Thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID): Giúp giảm đau, giảm sưng, ngăn ngừa viêm. Ví dụ như Ibuprofen, Aspirin, Diclofenac,…
  • Thuốc giãn cơ: Chỉ định cho bệnh nhân bị co cứng cơ cạnh cột sống. Ví dụ như Myonal, Decontractyl, Mydocalm,…
  • Vitamin B1, B6, B12.
  • Thuốc chống trầm cảm.

Trong trường hợp bệnh nhân bị đau trầm trọng, không đáp ứng các thuốc giảm đau thông thường thì bác sĩ có thể chỉ định tiêm giảm đau ngoài màng cứng Corticosteroids. Thuốc giúp giảm đau nhanh, chống viêm mạnh. Liệu trình thông thường là 3 mũi cách nhau từ 3 – 7 ngày.

Tùy vào mức độ và tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khác nhau
Tùy vào mức độ và tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khác nhau

4.2. Vật lý trị liệu

Phương pháp này thường áp dụng cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nhẹ, chưa có các biến chứng như gai xương, hẹp ống sống. Vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau, giãn cơ, giúp tăng hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian phục hồi.

Một số biện pháp vật lý trị liệu phổ biến bao gồm:

  • Kéo giãn cột sống.
  • Massage, xoa bóp.
  • Diện chẩn.
  • Chiếu laser, sóng radio cao tần, ion hoặc từ trường.
  • Chiếu tia hồng ngoại.
  • Cấy chỉ.

4.3. Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường chỉ định cho các trường hợp bệnh nghiêm trọng, không đáp ứng các phương pháp điều trị khác. Hoặc trong trường hợp bệnh đã gây biến chứng như teo cơ, chèn ép tủy sống, mất khả năng vận động,…

Các phương pháp phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ phổ biến là:

  • Phẫu thuật nội soi hút nhân nhầy, lấy nhân thoát vị.
  • Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm.
  • Phẫu thuật thay thế một phần hoặc toàn bộ đĩa đệm bị ảnh hưởng.

Phương pháp phẫu thuật rất ít khi được khuyến khích bởi nó có nhiều nhược điểm. Tuy nhiên, nếu bệnh nghiêm trọng, xuất hiện ở nhiều vị trí, bệnh kèm theo biến chứng,… thì chi phí phẫu thuật khá cao.

Các nhược điểm khá của phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể bao gồm: gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân, dễ bị nhiễm trùng và chảy máu sau mổ, thời gian phục hồi lâu…

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7