Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nên ăn gì?
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh cần thời gian điều trị lâu dài, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý. Bài viết sau đây sẽ mang đến cho bạn một số gợi ý về chế độ dinh dưỡng lý tưởng hỗ trợ sức khỏe người bệnh hồi phục tốt hơn.
Nội dung bài viết
1. Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là gì?
Để hiểu được thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là gì, đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cấu trúc giải phẫu của đĩa đệm và các đốt sống cổ.
Cột sống cổ bao gồm 7 đốt sống nhỏ, được đánh số từ C1 đến C7. Chúng có chức năng nâng đỡ đầu, kết nối đầu với cơ thể. Tuy là phần cột sống chịu ít trọng lượng nhất cơ thể nhưng nó có tính di động và linh hoạt cao. Nó giúp cổ của bạn có thể cúi về phía trước, ngửa về phía sau, quay trái – phải, nghiêng từ bên này sang bên kia. Do đó, các đốt sống cổ cũng có nguy cơ bị tổn thương khá cao.
Đĩa đệm là một cấu trúc xốp nằm giữa các đốt sống. Lớp ngoài của đĩa đệm là bao xơ bao gồm các xơ sợi. Trung tâm là các hạt nhân giống như gel nhầy. Đĩa đệm hoạt động như một miếng giảm sóc, hấp thụ lực để bảo vệ các đốt sống cổ.
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là tình trạng bao xơ bị rách, các hạt nhân nhầy thoát ra ngoài, đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Đĩa đệm bị lệch có thể chèn ép vào dây thần kinh cổ, gây ra các cơn đau nhức. Tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kì đốt sống cổ nào, nhưng phổ biến nhất là đốt C5 và C6.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tuy không phải là bệnh nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt hàng ngày, chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị sớm và điều dưỡng cơ thể tốt, bệnh sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu, biến chứng nguy hại cho sức khỏe mà rất khó có thể khắc phục hoàn toàn.
2. Người thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nên ăn gì?
Vì vậy, ngay khi phát hiện bị thoát vị đĩa đệm cổ, người bệnh cần thăm khám và điều trị theo phác đồ phù hợp, đồng thời chú ý hơn tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nên tăng cường các nhóm thực phẩm sau đây:
2.1. Người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nên ăn nhiều hải sản giàu canxi và omega-3
Canxi và omega-3 đều là những chất vô cùng cần thiết cho những người bị bệnh xương khớp, trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Cụ thể, canxi đóng vai trò chủ đạo đối với sự chắc khỏe của xương khớp còn omega-3 sẽ giúp ngăn chặn và đẩy lùi phản ứng oxy hóa trong cơ thể – một trong những nguyên nhân gây thoái hóa xương khớp nhanh.
Thay vì sử dụng riêng rẽ các loại thực phẩm nhiều khi gây quá tải cho người bệnh, người bệnh nên ưu tiên lựa chọn hải sản như tôm, cua, cá, ghẹ, hàu… Đặc biệt là cá hồi và hàu, 2 loại thực phẩm này được đánh giá là có hàm lượng canxi và omega-3 rất cao.
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một số loại dầu cá, sản phẩm cung cấp lượng omega-3 dồi dào cho cơ thể. Dầu cá vừa có tác dụng xoa dịu cảm giác đau nhức, vừa thúc đẩy hình thành tế bào sụn khớp mới. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng sản phẩm này.
Mặc dù hải sản rất tốt cho sức khỏe nhưng không thể vì thế mà người bệnh được thoải mái ăn “triền miên”. Hàm lượng đạm và dinh dưỡng trong hải sản rất cao nên với những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm kèm viêm khớp chỉ nên sử dụng một cách điều độ và hợp lý. Dư thừa đạm cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
2.2. Các loại thịt, xương ống và sườn sụn
Ngày nay chúng ta nghe nhiều những lời khuyên về việc giảm ăn thịt, tăng cường rau củ quả sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Nhưng không phải loại bỏ hẳn thịt, đạm động vật khỏi chế độ dinh dưỡng là tốt. Thiếu hụt đạm cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể giảm hấp thu canxi – thành phần quan trọng của xương khớp.
Do vậy, những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cũng cần bổ sung đạm động vật một cách hợp lý.
Đặc biệt với những người bị thoát vị đĩa đệm nói chung, đĩa đệm, sụn khớp suy yếu nên đồng nghĩa với việc cơ thể thiếu hụt Glucosamin và Chondroitin. 2 loại chất này liên quan mật thiết tới sự hình thành và dẻo dai của sụn khớp. Vậy, bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì giàu glucosamine và chondroitin?
Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, nước hầm xương và sườn sụn chính là thực phẩm lý tưởng giúp bổ sung 2 hoạt chất này. Tốt nhất, những người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nên ưu tiên các món hầm từ nước xương, sườn sụn, vừa bổ sung dưỡng chất, vừa dễ tiêu hóa.
2.3. Các loại rau củ quả giàu vitamin C, D3, E, K
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Rau củ quả tươi với hàm lượng vitamin C, D3, E, K chắc chắn không thể nằm ngoài danh sách. Không chỉ tốt cho cơ thể nói chung, với những người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, bệnh xương khớp, cơ thể được cung cấp đủ vitamin cần thiết còn có thể tự điều tiết ra hormon có tác dụng giảm đau nhức vùng lưng, cổ, vai gáy hiệu quả. Gợi ý một số loại rau củ quả điển hình người bệnh thoát vị đĩa đệm cổ nên ăn:
- Các loại rau có màu xanh đậm: cải xoăn, bông cải xanh, cải bẹ, dưa chuột, mồng tơi, rau dền, cải bó xôi…
- Các loại trái cây họ cam quýt: cam, quýt, bưởi
- Củ quả tươi: cà chua, cà rốt, đu đủ…
Để cơ thể hấp thu được tối ưu vitamin từ rau củ quả tươi, chúng ta nên chế biến ở dạng luộc hoặc hấp. Với các loại trái cây, tốt nhất nên ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước uống (không bỏ đường). Như vậy, lượng vitamin được giữ ở mức cao nhất và hạn chế dưỡng chất trong thực phẩm bị biến chất.
3. Người thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nên kiêng gì?
- Hạn chế các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt trâu,… bởi chúng khiến cơ thể khó hấp thu canxi.
- Đồ chiên rán, món ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ngọt,… đều là những thực phẩm kích thích viêm, có hại cho cấu trúc của cột sống.
- Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cần cẩn trọng khi ăn các thực phẩm giàu axit béo Omega-6 như thịt gà, cá, trứng, hạt điều, khoai tây…
- Kiêng hoàn toàn thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích. Bởi đây là những thực phẩm rất có hại cho sức khỏe, ảnh hưởng lớn đến xương khớp.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt