Những điều cần biết về thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5C6

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6 là vị trí thoát vị nguy hiểm và nặng nề nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Các thông tin cụ thể về bệnh lý này như thế nào, nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao, mời bạn tham khảo thông tin trong bài viết bên dưới.

1. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6 là gì?

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6 cũng có cơ chế khởi phát bệnh tương tự như hiện tượng thoát vị đĩa đệm ở tất cả các vị trí khác của cột sống. Và đó là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm lót giữa các đốt sống cổ số 4 – 5 – 6 – 7 bị thoát ra khỏi vị trí của nó, gây chèn ép lên các rễ thần kinh gây đau, mỏi cổ, vai gáy.

Thoái vị cột sống c5-c6 là căn bệnh phổ biến nhất hiện nay
Thoái vị cột sống c5-c6 là căn bệnh phổ biến nhất hiện nay

Đĩa đệm ở đốt sống cổ C5 và C6 thường dễ bị thoát vị nhất là bởi đây là những đốt sống cổ gần cuối, chịu nhiều áp từ các phía, từ trên xuống từ các tác động ở vai vào. Cho nên khi chẩn đoán thoát vị đĩa đệm ở vị trí này người ta thường nói ngắn gọn là tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6.

2. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, cơ bản nhất là do tình trạng thoái hóa xương khớp tự nhiên theo tuổi tác. Ngoài ra, nguyên nhân phổ biến khiến bệnh phát triển ở ngay cả những đối tượng chưa đến tuổi lão hóa là do chấn thương vùng cổ và không hồi phục 100% chức năng và cấu trúc của xương khớp, đĩa đệm vùng cổ.

Di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Sự di truyền có thể từ bố mẹ sang cho con nếu bố mẹ có tiền sử bị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm cổ cũng có thể đến từ nguyên nhân người bệnh phải thường xuyên vận động vùng cổ, gây đè nén, chèn ép hoặc ngược lại không vận động thường xuyên. Đó là lý do giải thích tại sao những người thuộc nhóm nhân viên văn phòng, người mang vác nặng thường xuyên, vận động viên thể dục thể thao, xiếc,… là những người có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm cổ c5 c6 hơn các nhóm đối tượng khác.

3. Triệu chứng nhận diện của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6 gây hạn chế đến chức năng vận động của cơ thể
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6 gây hạn chế đến chức năng vận động của cơ thể

Đau là triệu chứng rõ rệt nhất có thể nhận thấy ở bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cổ. Vùng đau chính nằm ở phần cổ phía dưới, sát gần vai, nhưng cũng có thể lan rộng khiến bạn không nhận định được điểm đau cụ thể nằm ở đâu.

  • Đau cục bộ ở phần cổ dưới, nếu ngồi một chỗ quá lâu sẽ bị đau kéo dài, nhưng nếu đứng lên đi lại và vận động nhẹ nhàng thì cảm giác đau sẽ giảm bớt do vùng cổ được giảm bớt áp lực
  • Vị trí đau có thể xuất phát khu trú ở vùng gáy, sau đó lan lên chẩm hoặc xuống vai
  • Tính chất cơn đau mà người bệnh có thể cảm nhận được là đau rát, đau nông bên ngoài hoặc đau sâu trong cơ vai gáy
  • Cảm giác đau sẽ gia tăng khi vùng cổ vận động, lao động, khi bị lạnh.
  • Nếu bước sang giai đoạn mãn tính thì cảm giác đau sẽ âm ỉ khó chịu.

4. Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6 hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ c5 c6 là bệnh lý được khuyên nên điều trị bảo tồn khi còn có thể. Chỉ khi thật sự cần thiết mới áp dụng đến các biện pháp chuyên sâu và xâm lấn phức tạp. Theo đó, có hai hướng điều trị chính cho bệnh lý này bao gồm: nội khoa và ngoại khoa. Cụ thể các phương pháp như sau:

4.1. Điều trị nội khoa thoát vị đĩa đệm cổ c5 c6

Phương pháp này bao gồm việc dùng thuốc và vật lý trị liệu là chủ yếu. Trong đó, thuốc đóng vai trò hỗ trợ giảm đau cho người bệnh, vật lý trị liệu giúp tạo hình lại sự linh hoạt và dẻo dai cho vùng cột sống cổ bao gồm cả đốt c5 c6.

4.2. Dùng thuốc

Các loại thuốc được sử dụng chủ yếu là các loại thuốc giảm đau.

  • Thuốc Paracetamol giảm đau thông thường. Thuốc này có hiệu quả với khớp bị chấn thương hoặc thoái hóa có bao gồm bị thoát vị đĩa đệm.
  • Thuốc Neurontin: Nếu triệu chứng đau là đau thần kinh do thoát vị đĩa đệm thì thuốc neurontin sẽ đem lại tác dụng tốt. Thuốc cho tác dụng làm giảm các cơn đau lan ở vùng cổ do thần kinh bị nhân đĩa đệm chèn ép.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) vừa cho hiệu quả giảm viêm vừa giảm đau rất tốt và có thể dùng đặc trị cho bệnh thoát vị đĩa đệm. Một số loại thuốc có thể dùng như: Diclofenac, meloxicam, methylprednisolon
  • Thuốc tiêm ngoài màng cứng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được bác sỹ chỉ định khi rễ thần kinh bị chèn ép nặng gây đau và viêm nặng. Các thuốc được chỉ định tiêm như hydrocortison, steroid
  • Thuốc bổ thần kinh chủ yếu là vitamin các loại. Hai loại vitamin được khuyên nên ưu tiên bổ sung gồm B1 và B12.

4.3. Phương pháp trị liệu vật lý chữa thoát vị đĩa đệm cổ c5 c6

Trị liệu vật lý là phương pháp nên được áp dụng tích cực đối với bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. 
Trị liệu vật lý là phương pháp nên được áp dụng tích cực đối với bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.

Khi trị liệu người bệnh có thể được chỉ định 3 phương pháp sau đây là chủ yếu:

  • Kéo giãn cột sống: Sau khi đã được giảm đau ban đầu bằng thuốc và người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn bác sĩ sẽ cho thực hành bài tập kép giãn cột sống để cải thiện sự linh hoạt cho vùng cổ. Trước khi thực hiện, bệnh nhân cần được làm nóng vùng ổ trước bằng khăn ấm, nước ấm hoặc tắm nước ấm toàn thân.

Tập thể dục thể thao: Bài tập áp dụng có thể khá đơn giản, chỉ cần đi xe đạp hoặc bơi lội nhẹ nhàng, cũng có thể tập aerobic hoặc yoga với cường độ ép cơ vừa phải để làm lưu thông máu, cải thiện khả năng tuần hoàn máu qua vùng cổ.

  • Thay đổi tư thế: Người bệnh cần chú ý đặc biệt đến tư thế cổ khi chúng ta ngồi đứng hoặc thay đổi tư thế của cơ thể. Hãy luôn cố gắng giữ cho đầu cổ thẳng, tránh cúi gập.

Các bài tập này cần được thực hiện theo hướng dẫn của trị liệu viên để không gây phản tác dụng của các bài tập.

4.4. Điều trị ngoại khoa chữa thoát vị đĩa đệm cổ c5 c6

Phương pháp phẫu thuật chỉ được áp dụng khi tất cả các biện pháp điều trị trên không mang lại tác dụng và triệu đau của người bệnh vẫn không được cải thiện hoặc có phần tiến triển dữ dội hơn. Sau khi trải qua các xét nghiệm và chụp cộng hưởng từ nếu đáp ứng bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Biện pháp phẫu thuật cơ bản nhằm mục đích loại bỏ phần nhân đĩa đệm bị thoát ra ngoài. Việc loại bỏ phần nhân nhầy thoát vị này sẽ giúp loại bỏ luôn sự chèn ép lên rễ thần kinh. Tuy nhiên, để phẫu thuật đạt được mục tiêu này và có tỷ lệ thành công cao, loại bỏ cảm giác đau nhanh. Do đó, khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần thực hiện tại địa chỉ uy tín, có bác sỹ giỏi và có đủ năng lực phẫu thuật thành công.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7