Giải đáp mọi thắc mắc về bệnh thoái hoá đốt sống cổ
Bệnh thoái hoá đốt sống cổ là bệnh lý hay gặp. Ban đầu là tình trạng bào mòn các khớp ở các diện đốt sống, bao hoạt dịch, đĩa đệm và dây chằng, theo thời gian dài sẽ xuất hiện tình trạng thoái hoá các đốt sống gây ra các triệu chứng như đau nhức vùng cổ khi vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về căn bệnh thoái hoá đốt sống cổ
Bệnh thoái hoá đốt sống cổ là thuật ngữ chỉ tình trạng xương, đĩa đệm và khớp ở vùng cổ xuất hiện những thay đổi. Nguyên nhân của những sự thay đổi xuất phát từ tiến trình thoái hoá.
Sự thoái hoá của cơ thể đến từ nhiều yếu tố như lao động, công việc, tuổi tác hay thói quen sinh hoạt,… tác động đến đĩa đệm, lâu dần cột sống cổ dẫn bị mất dịch, phá vỡ và ngày càng trở nên cứng hơn.
Con người có tổng cộng 7 đốt sống cổ (ký hiệu C1 – C7) thì C5 – C6 – C7 là các đốt sống cổ dễ bị thoái hoá nhất.
Bệnh thoái hoá đốt sống cổ có thể gây ra các triệu chứng như đau vùng cổ và cứng khớp, bên cạnh đó nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người.
2. Những yếu tố nguy cơ nào gây ra bệnh thoái hoá đốt sống cổ?
- Chấn thương ở cổ: Những chấn thương như nang khớp bảo vệ và rách sụn gây tổn thương cho khớp, từ đó khớp có thể bị viêm nặng và sụn sẽ dễ bị mòn. Các chấn thương có thể đến từ những việc như: chơi thể thao, bị ngã,…
- Nghề nghiệp: Những người lao động mang vác nhiều và nặng trên cổ và vai, hay những vận động viên tập luyện nhiều vùng cổ.
- Di truyền: Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng bệnh thoái hoá đốt sống cổ cũng có thể do yếu tố di truyền. Trên thực tế, có một số người do bẩm sinh đã có sụn khớp bị hao mòn, dễ sụp vỡ hơn.
- Thừa cân: Trọng lượng cơ thể nặng gặp áp lực nhiều hơn lên các khớp. Vì thế những người thừa cân thường có nguy cơ mắc bệnh thoái hoá cột sống cổ nhiều hơn.
- Sai tư thế: Ngồi, nằm sai tư thế cũng một trong những yếu tố dẫn đến bệnh.
3. Nguyên nhân nào gây bệnh?
Theo thời gian, quá trình lão hoá xảy ra gây ra hao mòn các cấu trúc của cột sống. Đồng thời, các đĩa đệm giữa các đốt sống cổ bắt đầu xuất hiện hiện tượng khô, khiến chúng bị xẹp.
Những thay đổi gồm có:
- Đĩa đệm mất nước: Các đĩa đệm đóng vai trò như lớp đệm nằm giữa các đốt sống cổ. Sau độ tuổi 40, đa số các đĩa đệm này sẽ bắt đầu xuất hiện tình trạng mất nước tự nhiên dẫn đến bị khô và co lại làm tăng diện tích tiếp xúc giữa các đốt sống và xương nhiều hơn.
- Xương: Gai xương sẽ được hình thành khi cột sống bị thoát vị đĩa đệm để củng cố, nhưng đôi khi những gai xương này sẽ gây chèn ép rễ thần kinh và tủy sống.
- Thoát vị đĩa đệm: Theo tuổi tuổi tác đĩa đệm bị bào mòn, xuất hiện các vết nứt dẫn đến thoát vị đĩa đệm gây áp lực lên tủy sống và rễ thần kinh.
- Xơ cứng dây chằng: Đến một độ tuổi nhất định, dây chằng cột sống sẽ bị xơ cứng dẫn đến cổ hoạt động kém linh hoạt.
4. Triệu chứng bệnh thoái hoá đốt sống cổ ra sao?
Khi bị thoái hoá đốt sống cổ, người bệnh thông thường sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Cổ cứng.
- Xuất hiện cảm giác khó chịu, đau dọc theo bả vai và cánh tay.
- Tình trạng đau đầu, đau nhiều ở vùng phía sau đầu.
- Những cơn đau dữ dội và trở nên nặng hơn theo thời gian.
- Người bệnh sẽ khó ngủ vào ban đêm.
- Khó chịu và đau khi xoay cổ và xoay đầu.
Những triệu chứng của bệnh thoái hoá cột sống cổ thường sẽ có xu hướng giảm khi nghỉ ngơi, đau nhiều khi vận động.
Ngoài ra, khi bệnh bước vào giai đoạn nặng, lúc này gai xương đã phát triển quá mức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh cột sống gây đau và tê bì dọc cánh tay.
5. Cách chẩn đoán bệnh thoái hoá đốt sống cổ như thế nào?
Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh gồm có: khám lâm sàng, khám cận lâm sàng.
5.1. Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ xem xét và hỏi kỹ về các triệu chứng của người bệnh:
- Phạm vi chuyển động của cổ.
- Bác sĩ thực hiện quan sát dáng đi của người bệnh.
- Phản xạ và sức cơ để xem xét tình trạng chèn ép lên tủy sống và rễ thần kinh.
5.2. Khám cận lâm sàng
Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ thu thập những thông tin liên quan để chẩn đoán.
- Chẩn đoán hình ảnh:
- Chụp CT: Chụp CT sẽ đem đến những hình ảnh chi tiết và cụ thể hơn về xương.
- X-quang cổ: việc thực hiện chụp X-quang cổ sẽ cho thấy những dấu hiệu bất thường, ví dụ như thoái hoá hay gai xương xuất hiện.
- MRI: Hiển thị tốt hơn về mô mềm và phát hiện nếu có hiện tượng chèn ép dây thần kinh.
- Xét nghiệm chức năng thần kinh: thông qua việc sử dụng phương pháp điện cơ.
6. Điều trị bệnh thoái hoá đốt sống cổ ra sao?
Việc điều trị bệnh thoái hoá đốt sống cổ thường phụ thuộc vào 2 yếu tố:
- Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
- Mức độ thường xuyên (tức là tái đi tái lại với cường độ liên tục) của các triệu chứng.
Hai phương pháp điều trị bệnh phổ biến hiện nay là điều trị không phẫu thuật và điều trị phẫu thuật.
6.1. Điều trị không phẫu thuật
- Thuốc:
- Giảm đau, kháng viêm: giúp giảm đau do sưng viêm.
- Giãn cơ: Ngăn chặn tình trạng co thắt cơ ở cổ.
- Chống động kinh: Giảm tình trạng đau nhức của các dây thần kinh bị tổn thương.
- Nghỉ ngơi và thay đổi lối sống:
- Khi những triệu chứng trở nên dữ dội và liên tục, người bệnh nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động vùng cổ trong thời gian ngắn.
- Kết hợp với việc tập thể dục thường xuyên nhằm giảm đau, tăng khả năng phục hồi cho các khớp vùng cổ.
- Vật lý trị liệu:
Tuỳ vào mức độ và tình trạng của bệnh thoái hoá đốt sống cổ mà các nhà vật lý trị liệu sẽ đưa ra nhu cầu cụ thể cho từng bệnh nhân.
Những bài tập sử dụng lực kéo sẽ giúp kéo giãn cơ và tăng cường cơ bắp ở các vùng cổ và vai, đồng thời giảm thiểu sự chèn ép lên tủy sống và rễ thần kinh.
Ngoài ra, còn có các bài tập vật lý trị liệu khác để giảm hiệu quả cơn đau nhức vùng cổ như:
- Đeo đai cố định vùng thoái hoá cổ để hạn chế sự vận động và hỗ trợ định hình cột sống. Tuy vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng đai cố định trong thời gian ngắn vì nếu sử dụng lâu sẽ làm suy yếu các cơ ở cổ.
- Các động tác massage ở vùng cổ bị thoái hoá.
- Có thể thực hiện chườm ấm và chườm lạnh lên vùng cổ.
Để có thể đạt được hiệu quả nhanh chóng và cao nhất, trong quá trình điều trị người bệnh sẽ được chỉ định kết hợp nhiều loại điều trị.
6.2. Điều trị phẫu thuật
Một số trường hợp bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật nếu như:
- Các phương pháp điều trị không phẫu thuật không đem lại kết quả, không giảm các triệu chứng của bệnh trong khoảng từ 6 đến 12 tuần.
- Cơn đau ngày càng nhiều, gây khó khăn cho vận động và sinh hoạt hằng ngày.
- Mất dần cảm giác ở vùng cổ, chèn ép dẫn đến bại liệt.
Mục đích chính của điều trị phẫu thuật là:
- Loại bỏ được sự chèn ép lên rễ thần kinh và tủy sống.
- Tăng sự ổn định của cấu trúc cột sống.
Điều trị phẫu thuật bao gồm:
- Loại bỏ vị trí đĩa đệm bị thoát vị.
- Thực hiện phẫu thuật loại bỏ một phần của đốt sống.
- Hợp nhất một đoạn cổ thông qua việc ghép xương và phần cứng.
Sau khi đọc kỹ bài viết, chúng tôi tin rằng bạn đã nắm chắc những thông tin cực kỳ cơ bản về bệnh thoái hoá đốt sống cổ rồi. Như bạn đã biết thì có rất nhiều yếu tố gây ra bệnh này. Chính vì thế để hạn chế được nguy cơ mắc bệnh, bạn cần ghi nhớ những yếu tố then chốt và quan trọng để biết được cách thay đổi để phòng tránh được bệnh một cách tốt nhất nhé!!
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt