Giải đáp thắc mắc về bệnh gai cột sống lưng và cách chữa trị hiệu quả
Gai cột sống lưng là bệnh về xương khớp ngày càng phổ biến và độ tuổi mắc bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn, khó chịu làm giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí khi bệnh trở nặng có thể bị liệt. Chính vì sự phổ biến cũng như ảnh hưởng của bệnh gây ra mà bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về gai cột sống lưng và cách chữa trị bệnh.
Nội dung bài viết
1. Thông tin về bệnh gai cột sống lưng
Cột sống của con người kéo dài từ hộp sọ đến xương chậu được chia thành 3 khu vực gồm 7 đốt sống cổ C1-C7, 12 đốt sống ngực T1-T2 và 5 đốt sống thắt lưng L1 – L5 nên có vai trò như trục hỗ trợ cân nặng để bảo vệ cơ thể, bảo vệ dây thần kinh cột sống.
Cột sống hình thành bởi các đốt xương xếp chồng thành khối, ngăn cách bởi một lớp đệm được gọi là đĩa đệm giúp giảm các chấn động lên cột sống nhưng do quá trình lão hóa hoặc tổn thương mà đĩa đệm bị mất nước, bao xơ đĩa đệm bị rách, mô sụn bị bào mòn dẫn đến xuất hiện các gai xương.
Gai cột sống có tên khoa học: Spondylosis là căn bệnh thoái hóa cột sống do hình thành các gai xương mọc ra phía ngoài và ở cả hai bên của cột sống phát triển thêm ra của xương trên đốt sống, dây chằng quanh khớp, đĩa sụn.
Gai xương chính là các phần xương nhô ra tại các khớp, hình thành chủ yếu là do sự tổn thương bề mặt khớp và gây cản trở những hoạt động của xương và gây ra những cơn đau nhức ở các cấp độ khác nhau.
Gai xương thường mọc là ở vị trí mặt trước và hai bên của cột sống, rất hiếm khi mọc ở phía sau (trường hợp khá nguy hiểm vì gai xương có thể bị chèn ép và rễ thần kinh và tủy sống gây liệt toàn thân) làm người bệnh có cảm giác đau nhức vùng thắt lưng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
2. Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống lưng
Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống bắt nguồn từ các bao xơ đĩa đệm gặp vấn đề ở vị trí cột sống cổ và thắt lưng do nó chịu ảnh hưởng nhiều nhất trọng lượng cơ thể và các hoạt động đi đứng, bê nặng, cúi lên xuống.
Có 3 nguyên nhân chính gây gai cột sống, cụ thể như sau: viêm khớp cột sống mãn tính, sự lắng đọng canxi ở dây chằng, chấn thương tuy nhiên chúng đều có cùng cơ chế là khi bị tổn thương hay thoái hóa thì các bao xơ sẽ bị mất nước hay rạn nứt và xẹp đi khiến cho các đốt sống liền kề cọ xát với nhau, không còn vững nữa nên cột sống tự hình thành gai xương để ổn định.
3. Biểu hiện của căn bệnh gai cột sống lưng
Tùy vào mức độ, mà người bệnh có thể đau liên tục hoặc thỉnh thoảng mới xuất hiện các cơn đau dữ dội và triệu chứng đau thắt lưng thường có các tính chất như sau: Cơn đau có thể tập trung ở giữa thắt lưng hoặc lan rộng xuống háng hoặc chân và có thể kéo dài liên tục đến 6 tuần đồng thời khi vận động sẽ gây đau đớn dù chỉ vận động đi lại bình thường.
Khi bệnh trở nặng sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau: bị mất cân bằng khi đi lại, thường xuyên bị tê tay chân; mất kiểm soát đường tiểu tiện hoặc đại tiện; rối loạn phản xạ tự động, thường xuyên đổ mồ hôi, khó thở, tăng giảm huyết áp bất thường hoặc thậm chí bị tàn phế vĩnh viễn vì gai xương chèn ép lên các dây thần kinh.
4. Cách chữa trị bệnh gai cột sống lưng hiệu quả và đơn giản
Bệnh gai cột sống không thể chữa khỏi hoàn toàn kể cả khi phẫu thuật do gai xương vẫn có thể mọc lại ở vị trí cũ nên bệnh thường được kết hợp bằng nhiều phương pháp, ví dụ như châm cứu, vật lý trị liệu, mát-xa, tập phục hồi chức năng, sử dụng kết hợp thuốc Đông Tây và phẫu thuật khi bệnh nặng (các gai xương chèn ép lên dây thần kinh).
Chữa bệnh thoái hóa cột sống bằng thuốc Tây
Gai cột sống lưng gây ra những cơn đau âm ỉ, kéo dài, làm ảnh hưởng lớn đến vận động sinh hoạt hằng ngày của người bệnh nên khi điều trị bằng thuốc tây là cách nhiều người lựa chọn để nhanh chóng cắt giảm cơn đau, nhưng phần lớn thuốc chỉ mang tính chất tạm thời nhưng nếu lạm dụng thuốc giảm đau dễ khiến cơ thể bị nhờn thuốc, có hại cho chức năng gan, thận.
Thông thường các bác sỹ sẽ kê Paracetamol hay Ibuprofen để giảm đau đồng thời bổ sung thêm vitamin nhóm B để phục hồi nhanh chóng tuy nhiên những trường hợp bị nặng sẽ được sử dụng thuốc tiêm steroid sẽ giảm đau nhanh, chống viêm cực mạnh.
Chữa bệnh thoái hóa cột sống bằng thuốc Đông y
Theo Đông y, lá lốt là cây thân thảo, có mùi thơm, vị cay và tính ấm và có tác dụng giảm đau nhức, tăng lưu thông máu đến khớp, chi dễ dàng hơn nên lá lốt được sử dụng để chữa trị bệnh về xương khớp, đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, gai cột sống.
Bạn cần chuẩn bị 500g lá lốt, sau đó rửa sạch để ráo rồi nấu đến khi cô cạn lại còn 1 bát con nước thì tắt bếp, chắt lấy nước uống hằng ngày liên tục trong khoảng 7 – 10 ngày; hoặc đắp lá lốt để chữa gai cột sống bằng cách đắp vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ liên tục trong 14 ngày các cơn đau sẽ được thuyên giảm rõ rệt.
Nếu không thể uống hay đắp lá lốt, bạn có thể chế biến vào các món ăn như bò cuốn lá lốt hoặc heo cuốn lá lốt ăn kèm với bánh hỏi, bún chấm nước mắm không chỉ ngon mà còn giúp giảm đau do bệnh gai cột sống gây ra.
Điều trị bằng vật lý trị liệu và các bài tập đơn giản
Tập luyện được coi là phương pháp an toàn, giúp kéo giãn cột sống, đả thông kinh lạc, giảm đau hiệu quả nên dưới đây là một số bài tập mà bạn có thể thực hiện:
Tư thế cánh cung: thực hiện nằm sấp, thả lỏng hông sau đó gập 2 chân, 2 tay nắm 2 mắt cá chân rồi nâng ngực và chân lên khỏi mặt sàn, giữ tư thế này 15 giây hay bài tập hỗ trợ điều trị gai cột sống với khăn tắm (sử dụng khăn tắm cuộn tròn và đặt xuống dưới cổ/thắt lưng rồi nằm thư giãn 30s sẽ giúp giảm đau nhanh chóng).
Gai cột sống lưng ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về bệnh gai cột sống lưng và cách chữa trị bệnh thế nào cho hiệu quả nhưng đừng vì thế mà chủ quan, khi có những triệu chứng nhẹ của bệnh hãy đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và có phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt