Khi nào cần mổ gai cột sống? Có những phương pháp phẫu thuật nào?
Có nhiều phương pháp điều trị gai cột sống nhằm cải thiện triệu chứng, hỗ trợ vận động. Trong đó, có phương pháp mổ gai cột sống. Vậy khi nào cần phẫu thuật và có những phương pháp mổ nào? Các bạn hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây để tìm lời giải đáp cho những vấn đề này.
Nội dung bài viết
1. Khi nào cần mổ gai cột sống?
Gai cột sống là tình trạng các vùng cột sống xuất hiện các gai xương và làm các dây thần kinh bị chèn ép, khoảng trống bên trong cột sống bị thu hẹp. Điều này làm cho người bệnh đau đớn, khó chịu, suy nhược cơ thể…
Nhiều người bị gai xương nhưng không phải điều trị nếu như các gai cột sống không gây ra triệu chứng gì. Thế nhưng, nếu các cơn đau nhức nghiêm trọng và diễn ra thường xuyên thì cần thăm khám để bác sĩ có phương án xử lý phù hợp.
Thông thường, điều trị bằng các biện pháp bảo tồn chiếm đến khoảng 90% trường hợp gai xương. Tuy nhiên, nếu các gai cột sống gây ra những cơn đau nghiêm trọng không ngừng vì chèn ép vào dây thần kinh hoặc tủy sống thì sẽ phải phẫu thuật. Ngoài ra, mổ gai cột sống cũng được chỉ định khi bệnh khiến cột sống mất chức năng hoặc người bệnh mất cảm giác.
2. Những phương pháp mổ gai cột sống
Phẫu thuật gai cột sống với mục đích chính là loại bỏ những mô để giúp rễ thần kinh hoặc tủy sống giảm áp lực. Nhờ đó, các triệu chứng của bệnh được cải thiện đáng kể. Căn cứ vào mức độ tổn thương, độ tuổi, sức khỏe… của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp. Có thể kể đến như:
2.1. Phương pháp mổ nội soi
Trong các phương pháp mổ gai cột sống thì nội soi cho tỷ lệ thành công cao nhất. Đồng thời, các rủi ro, tai biến sau phẫu thuật sẽ được hạn chế tối đa.
Theo đó, bác sĩ sẽ thực hiện ở lưng một vết cắt nhỏ. Tiếp đến, sử dụng dụng cụ nội soi có camera để quan sát tình trạng cột sống, các gai xương. Trên cơ sở này, bác sĩ sẽ dễ dàng cắt bỏ các xương gai một cách dễ dàng.
Vì vết mổ nhỏ và thời gian thực hiện nhanh nên giảm đau đớn cho người bệnh. Đồng thời, sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ sớm phục hồi chỉ trong thời gian ngắn.
2.2. Phương pháp phẫu thuật truyền thống
Phương pháp này có ưu điểm là giúp bác sĩ quan sát các gai xương thuận lợi nên việc loại bỏ cũng sẽ dễ dàng hơn. Việc định hình lại cấu trúc cột sống cùng tốt và hiệu quả hơn.
Theo đó, bác sĩ sẽ thực hiện cắt một lớp mỏng ở vị trí gai cột sống và giúp ống thắt lưng được làm rộng hơn. Điều này tạo thuận lợi cho các dây thần kinh và tủy sống khi tạo ra khoảng trống, giúp những cơ quan này giảm áp lực. Vì thế, các cơn đau do gai xương cũng sẽ giảm và cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, phẫu thuật truyền thống hiện không thông dụng. Bởi phương pháp này có nhược điểm là phạm vi xâm lấn nhiều, gây mất nhiều máu. Do vậy, gây đau đớn nhiều hơn và người bệnh cần nhiều thời gian để phục hồi.
2.3. Mổ cắt lát đốt sống
Phương pháp này sẽ thực hiện ở đốt sống hình thành xương gai bằng cách cắt bỏ lát mỏng ở khu vực này. Nhờ đó, 2 đốt sống kế nhau sẽ tạo được khoảng không gian nhất định. Điều này, giúp đĩa đệm và các cơ quan kế cận giảm được sức ép.
2.4. Thực hiện phẫu thuật cấy miếng đệm gan mỏm gai
Phương pháp phẫu thuật này sẽ được áp dụng trong trường hợp mỏm gai nhỏ. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để giúp các ống sống được nới rộng hơn. Để làm điều này, bác sĩ sẽ cách cấy vào giữa các mỏm gai miếng đệm gia mỏm. Nhờ đó, sẽ tạo không gian rộng hơn giữa các mỏm xương và mỏm gia. Vì thế, những tổn thương do gai cột sống sẽ được hạn chế.
3. Mổ gai cột sống cho hiệu quả thế nào? Có gì nguy hiểm không?
Mổ gai cột sống là phương pháp điều trị cho tỷ lệ thành công cao. Sau phẫu thuật, khả năng phục hồi nhanh chóng nếu như người bệnh được nghỉ ngơi, ăn uống điều độ.
Mặc dù có tỷ lệ thành công cao nhưng chỉ khi thực sự cần thiết, bác sĩ mới chỉ định phẫu thuật gai cột sống. Bởi phương pháp này tồn tại những rủi ro nhất định. Có thể kể đến như:
- Tình trạng xuất huyết kéo dài, gây nguy hiểm cho người bệnh.
- Nhiễm trùng vết mổ nếu bệnh nhân không được chăm sóc đúng cách. Lúc này, sẽ khiến người bệnh gặp nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời.
- Gai xương tái phát do sự rối loạn chuyển hóa hoặc tích tụ canxi.
- Dây thần kinh có thể bị tổn thương sau khi mổ gai cột sống, khiến nhiều chức năng của cơ thể bị rối loạn.
- Vết mổ lâu lành, gây đau nhức kéo dài. Một số chức năng sau phẫu thuật không thể phục hồi hoàn toàn.
4. Chăm sóc sau phẫu thuật gai cột sống như thế nào?
Để người bệnh phục hồi nhanh sau khi mổ gai cột sống, bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Cụ thể như sau:
- Nằm viện theo dõi
Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cần nằm lại viện từ 1 – 4 ngày để theo dõi. Như vậy, bác sĩ sẽ tiện theo dõi và xử lý kịp thời nếu phát hiện những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định
Người bệnh cần tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về thời gian, liều lượng, liệu trình. Tuyệt đối không được tự ý dừng thuốc hay thay đổi liều lượng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Vấn đề dinh dưỡng
Sau phẫu thuật, người bệnh nên được sử dụng các món ăn mềm, dễ nuốt như canh, súp, cháo… Nên đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, cần hạn chế các thực phẩm không tốt cho xương khớp như đồ ăn nhiều dầu mỡ, muối, đường. Các chất kích thích như cà phê, rượu bia… cũng cần tránh.
- Tái khám theo lịch hẹn
Người bệnh sau khi về nhà cần chú ý vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời, tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra quá trình hồi phục. Nếu có biến chứng sẽ được bác sĩ phát hiện sớm và xử lý kịp thời.
Mổ gai cột sống cần được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ tài giỏi, giàu kinh nghiệm. Các bạn nên thăm khám và điều trị tại bệnh viện hay các cơ sở y tế uy tín, chuyên nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao, hạn chế biến chứng ở mức thấp nhất.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt