Nguyên nhân bệnh gai cột sống và cách chữa trị hiệu quả
Bệnh gai cột sống ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe người bệnh. Tìm hiểu bệnh gai cột sống và cách chữa trị qua bài viết dưới đây.
Gai cột sống là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Là biểu hiện của sự thoái hóa cột sống. Mà trong đó, sẽ xuất hiện các phần xương mọc ra phía ngoài hay hai bên của cột sống, người ta gọi là gai xương. Hai trường hợp thường gặp nhiều nhất ở người bệnh là: gai cột sống cổ và gai cột sống lưng. Điều này làm cho chất lượng cuộc sống bệnh nhân bị ảnh hưởng đáng kể. Và thường xuyên gặp phải những cơn đau nhức.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gai cột sống phổ biến nhất hiện nay
Theo thống kê, có 3 nguyên nhân gây bệnh gai cột sống phổ biến gồm có:
Viêm gân và viêm xương khớp
Viêm gân hay viêm xương khớp sẽ khiến phần sụn đốt sống bị bào mòn. Làm cho bề mặt sụn không còn nhẵn mà trở nên sần sùi, khô ráp. Điều đó, khiến bề mặt xương tiếp xúc cọ xát vào nhau. Hình thành dẫn tới tình trạng thừa xương và gai mọc ra.
- Khi xương sống lưng hay cổ có xu hướng thoái hóa theo tuổi tác. Vì là nơi gánh chịu nhiều nhất cho các hoạt động của cơ thể, thì các bao xơ đĩa đệm này sẽ bị mất nước, nứt vỡ và xẹp đi khiến cho các khớp xương ma sát và bào mòn dẫn tới hư hại và viêm.
- Các khớp cột sống viêm cũng khiến các đĩa đệm ở giữa bị hư hại. Sự tương tác qua lại này sẽ làm mất cấu trúc vững chắc của cột sống. Từ đó, cột sống sẽ tự ổn định bằng cách mọc ra những nhánh xương hay gai xương bao quanh các khớp xương.
1.2. Lắng đọng canxi
Người lớn tuổi có nguy cơ cao nhất mắc phải trường hợp này. Sụn khớp bị thoái hóa và mỏng dần hay xẹp xuống. Khiến dây chằng trở nên dày và dãn ra giúp giữ vững cột sống đứng thẳng. Điều này kéo dài khiến canxi sẽ tụ lại và tạo gai xương và gây nên tình trạng đau nhức kéo dài.
1.3. Chấn thương, tai nạn
Ngoài ra, tai nạn, chấn thương, béo phì hoặc di truyền (người bệnh mang gen khiến đốt sống của họ yếu hơn bình thường) cũng là nguyên nhân có thể dẫn tới gai cột sống.
2. Những triệu chứng thường gặp của bệnh gai cột sống
Bệnh gai cột sống phần lớn sẽ không có các triệu chứng, dấu hiệu cụ thể và rõ ràng, để có thể nhận biết. Tuy nhiên, khi chúng ta hoạt động sẽ có cảm giác đau nhói do các gai cọ xát với xương và các vùng khác. Đặc biệt, là rễ thần kinh thì sẽ gây đau vai, đau thắt lưng hoặc tê tay ở người bệnh.
Các triệu chứng phổ biến bệnh gai cột sống là:
- Đau ở vùng cổ, thắt lưng. Đặc biệt trong các hoạt động đứng hoặc di chuyển… Cơn đau sẽ tăng khi vận động và sẽ giảm đau khi nghỉ ngơi một thời gian.
- Ở phần cuối cột sống và các vùng liên quan có hiện tượng mất cảm giác.
- Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể gặp phải những cơn đau tê ở hai tay và đau ở vị trí lưng dọc xuống hai chân hoặc ở cổ.
- Cơ bắp ở 2 phần tay và chân có thể yếu đi rõ rệt.
- Mất kiểm soát trong việc tiểu tiện hoặc đại tiện (thường trong trường hợp nghiêm trọng).
- Rối loạn thần kinh thực vật như trong các phản xạ tự động rối loạn, tăng sự tiết mồ hôi hay suy giảm hô hấp hoặc biến chứng tăng huyết áp,…).
3. Các đối tượng dễ mắc bệnh gai cột sống
- Gai cột sống thường hay gặp ở nam và nguy cơ tăng dần theo độ tuổi, do sự lão hóa của cột sống và sự lắng đọng canxi. Người lớn tuổi là đối tượng nguy cơ chính của bệnh gai cột sống.
- Người hay bốc vác nặng hoặc có thói quen đi đứng, vận động sai như: ngồi học, nằm ngủ sai tư thế sẽ dễ gây ra tổn thương cho cột sống và dẫn tới bệnh.
- Người có tiền sử tai nạn, chấn thương, có tổn thương ở sụn khớp.
- Người bị viêm cột sống mãn tính có khả năng cao mắc bệnh gai cột sống.
- Người có lối sống không lành mạnh, sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá, hay vận động mạnh,… cũng làm tăng nguy cơ bị gai cột sống.
4. Bệnh gai cột sống và cách chữa trị
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, đúng phương pháp. Bệnh gai cột sống có thể phát sinh nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh như: đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, tàn phế,…
Đối với các trường hợp bệnh nhân bị gai cột sống nặng
Nên đi đến các bệnh viện hoặc các trung tâm y tế uy tín và chất lượng. Tại đó, sẽ có các bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp điều trị hợp lý. Những cách điều trị phổ biến về bệnh gai cột sống:
- Điều trị bằng thuốc đặc trị: Nếu bệnh gai cột sống gây nên triệu chứng sưng, viêm tại cột sống. Bệnh nhân cần phải uống thuốc theo chỉ dẫn và thực hiện chườm lạnh để giảm bớt cơn đau. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau hoặc kháng viêm, để giảm bớt những cơn đau cấp tính. Bên cạnh đó, thuốc giãn cơ và tiêm cạnh cột sống bằng việc sử dụng thuốc chống viêm là điều không thể thiếu trong quá trình điều trị bằng thuốc.
- Phẫu thuật: Trong thời đại y học tiên tiến phương pháp này được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Gai xương được phẫu thuật để cắt bỏ. Bệnh gai cột sống chèn ép tủy, rễ thần kinh cột sống gây mất cảm giác, rối loạn đại tiểu tiện, bại liệt là những trường hợp được bác sĩ ưu tiên phẫu thuật lấy gai. Ưu điểm nổi bật của phẫu thuật là xử lý gai rất nhanh chóng và chính xác. Tuy nhiên, sau một thời gian gai có thể sẽ mọc trở lại.
- Kết hợp phương pháp vật lý trị liệu: Với phương pháp này, có thể điều trị căn bệnh gai cột sống tại nhà, vô cùng tiện lợi và hiệu quả như mong đợi. Ngoài ra, để đẩy nhanh thời gian điều trị và hiệu quả điều trị cần phải bổ sung thêm các phương pháp và liệu trình khác.
Đối với các trường hợp bị gai cột sống nhẹ:
Với các trường hợp chỉ mắc bệnh ở mức độ nhẹ, chúng ta chỉ cần hạn chế các hoạt động mạnh và mang vác các vật to, nặng. Bổ sung các chất dinh dưỡng và có chế độ ăn uống phù hợp tránh việc tăng cân. Bên cạnh đó, kết hợp các bài tập thể dục vận động nhẹ nhàng và rèn luyện đứng, nằm, ngồi,… đúng tư thế.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt