Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị viêm khớp vảy nến từ sớm
Nhiều người thường nghe qua về căn bệnh viêm khớp vảy nến nhưng vẫn chưa biết chúng có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe. Bệnh không chỉ tác động tới khớp mà còn để lại biến chứng, gây tàn phế khi không được điều trị sớm. Vì vậy, mỗi người cần cập nhật kiến thức về bệnh để có cách phòng ngừa và điều trị đúng cách.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vảy nến là bệnh lý về khớp thường xuất hiện ở người bị vảy nến. Đây là loại viêm mãn tính, ảnh hưởng tới chức năng vận động và gây tàn phế ở bất kỳ đối tượng nào.
1.1 Nguyên nhân gây ra bệnh
Viêm khớp ở người bị vảy nến vốn là căn bệnh tự miễn, chưa có nguyên nhân rõ ràng. Bệnh vốn xuất hiện do tác động của các yếu tố sau:
1.1.1. Di truyền
Được biết, yếu tố di truyền chiếm khoảng 40% gây ra căn bệnh này. Những người bị bệnh sau thăm khám phát hiện tiền sử trong gia đình có người thân từng bị viêm khớp hoặc vảy nến.
1.1.2. Môi trường sống
Môi trường sống bị ô nhiễm: Nhiễm chất phóng xạ, nhiễm vi khuẩn, virus, nơi có nhiều hóa chất,… không chỉ tác động tới sức khỏe của người dân mà còn gây ra căn bệnh đáng lo ngại này.
1.1.3. Tuổi tác
Viêm khớp ở người bị vảy nến thường xuất hiện trong độ tuổi từ 30 – 50. Cả nam giới lẫn phụ nữ đều có nguy cơ mắc bệnh và mức độ phát triển bệnh lý như nhau.
1.1.4. Tiếp xúc với hóa chất
Việc tiếp xúc với hóa chất độc hại thường xuyên cũng làm cho người bị vảy nến có triệu chứng viêm khớp. Nhất là những đối tượng là trong các công ty sản xuất hóa chất, nông dân, chăn nuôi,…
1.2. Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh viêm khớp mãn tính ở người bị vảy nến
Thường bệnh viêm khớp mãn tính và vảy nến có những dấu hiệu riêng biệt. Đối với người bị viêm khớp vảy nến sẽ có các dấu hiệu nhận biết sau:
1.2.1. Biểu hiện ở khớp
Vùng khớp có cảm giác đau, sưng tấy, cứng khớp hoặc các khớp không đối xứng với nhau. Điển hình nhất là vùng khớp ngón tay thể hiện rõ các triệu chứng đau dai dẳng kéo dài.
Tùy vào mức độ, cơ địa của mỗi người mà cơn đau nặng hoặc nhẹ, gây cảm giác khó chịu cho người mắc phải.
1.2.2. Da bị tổn thương
Da của người bệnh vảy nến khi xuất hiện triệu chứng viêm khớp thường bị tổn thương nặng. Dấu hiệu nhận biết: Các vết/chấm đỏ lấm tấm hoặc mảng đỏ lan rộng xung quanh vị trí khớp.
Có người bị mảng màu trắng đục kèm theo dấu hiệu bong tróc và để lại cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Vị trí thường gặp nhất: Kẽ mông, vú, da đầu, chân, tay và bên trong rốn.
1.2.3. Loạn dưỡng móng
Dấu hiệu này chiếm khoảng 80% ở người bị vảy nến và viêm khớp mãn tính. Lúc này, bệnh nhân sẽ thấy móng tay, chân có những thay đổi đáng lo ngại: Dày móng, bong móng, mất màu móng hoặc có các lỗ rỗ như kim châm.
1.2.4. Một vài triệu chứng khác
Bên cạnh các triệu chứng trên, một vài bệnh nhân gặp những các trường hợp bị: Viêm mống mắt, viêm kết mạc, loét niệu đạo, loét miệng, hở van động mạch chủ,…
2. Phương pháp kiểm tra và chẩn đoán bệnh
Bệnh nhân bị viêm khớp vảy nến không loại trừ các nguyên nhân đau khớp do: Bệnh gout và viêm khớp dạng thấp. Do đó, để chẩn đoán bệnh và điều trị mang lại hiệu quả, bệnh nhân nên tới bệnh uy tín để thăm khám. Các phương pháp kiểm tra giúp chẩn đoán bệnh hiệu quả, bao gồm:
2.1 Kiểm tra hình ảnh
- Kiểm tra hình ảnh bằng chụp X-quang: Giúp xác định những dấu hiệu thay đổi ở từng vị trí khớp, nhằm loại trừ các dấu hiệu của bệnh viêm khớp khác.
- Hình ảnh cộng hưởng từ MRI: Đây là phương pháp cho hình ảnh chi tiết nhất, kể các mô cứng và mô mềm trong cơ thể cũng có thể chụp rõ nhờ phương pháp này. Phù hợp với bệnh nhân vảy nến có cảm giác đau ở gân hoặc dây chằng ở lưng dưới và bàn chân.
2.2 Xét nghiệm
Yếu tố dạng thấp (RF) chỉ có trong máu bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp, không xuất hiện ở người vảy nến bị viêm khớp. Do đó, làm xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ phân biệt và loại trừ bệnh.
Bên cạnh đó, bệnh nhân được chỉ định kiểm tra dịch ở khớp đầu gối. Nếu trong dịch khớp có tinh thể acid uric thì là bệnh gout, loại trừ bệnh viêm khớp vảy nến.
3. Phương pháp điều trị viêm khớp ở bệnh nhân bị vảy nến
Bệnh nhân bị vảy nến khi thăm khám, xét nghiệm và chẩn đoán viêm khớp cần được điều trị từ sớm. Nhằm ngăn ngừa các triệu chứng đau, giúp bệnh không tiến triển nặng và tránh bị tàn tật. Lưu ý: bệnh nhân chỉ dùng khi được bác sĩ kê đơn, không tự ý uống.
3.1. Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
- Bao gồm các loại thuốc: Naproxen (Anaprox, Aleve) hoặc Ibuprofen (Motrin, advil, các loại khác).
- Tác dụng: Thuốc giúp giảm cảm giác sưng tấy, đau nhức hoặc co cứng khớp vào buổi sáng. Thuốc có hiệu quả nhanh ở bệnh nhân vảy nến mới bị viêm khớp và phát hiện sớm.
- Tác dụng phụ: Thuốc gây kích ứng ruột, dạ dày và nguy cơ xuất huyết tiêu hóa khi sử dụng trong thời gian dài. Kèm theo phản ứng phụ: Giữ nước, hại thận, suy tim và làm tăng huyết áp.
3.2 Thuốc chống thấp khớp (DMARDs)
- Phổ biến nhất là dùng Methotrexate (Trexall) để điều trị viêm khớp ở bệnh nhân bị vảy nến.
- Tác dụng: Giúp giảm đau, kháng viêm và ngăn chặn bệnh phát triển sang mức độ nặng hơn. So với nhóm thuốc trên, thuốc chống thấp khớp có tác dụng từ từ sau 1 tuần, thậm chí 1 tháng điều trị.
- Tác dụng phụ: Ảnh hưởng tới phổi, gan và thận.
3.3. Thuốc ức chế miễn dịch
- Bao gồm các loại thuốc: Azathioprine (Azasan, Imuran), Leflunomide và Cyclosporine (Neoral, Sandimmune).
- Tác dụng: Ngăn chặn protein gây viêm, cải thiện các triệu chứng cho bệnh nhân vảy nến bị bị viêm khớp nặng.
- Tác dụng phụ: Gây thiếu máu, nhiễm trùng hoặc một số vấn đề xuất hiện ở gan, thận.
3.5. Một số biện pháp khắc phục bệnh
Bên cạnh dùng thuốc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân có thể khắc phục bệnh bằng các biện pháp dưới đây:
3.5.1. Bảo vệ các xương khớp
Khi bị viêm khớp, bệnh nhân thường gặp các trở ngại trong vận động. Vì vậy cần có biện pháp bảo vệ các khớp xương: Tay, cổ tay, bàn chân, khớp gối,… để cải thiện độ linh hoạt, nâng cao chất lượng sinh hoạt.
Ví dụ, bệnh nhân có thể giảm căng khớp ngón tay bằng cách vận động nhẹ: Xoay/mở/đóng nắp chai, cầm nắm và nhấc đồ vật nhẹ,…
3.5.2. Cải thiện sức khỏe
Bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, sống lành mạnh. Hạn chế thức khuya, ngủ nướng kết hợp vận động thể dục nhẹ để tăng cường sức khỏe và giúp khớp chắc khỏe hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh nên quản lý chân nặng và giảm mỡ thừa nếu bị béo phì, thừa cân. Quan trọng nhất, nên từ bỏ các chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có gas,…
3.5.3. Chế độ dinh dưỡng
Người bị vảy nến thể viêm khớp nên ăn bổ sung các loại thực phẩm tăng cường sức khỏe và nâng cao chất lượng khớp. Chẳng hạn trong thực đơn hàng ngày không thể thiếu: Rau củ, xà lách, đậu phụ, cá hồi, tỏi, gạo lứt,…
Như vậy, bệnh nhân bị viêm khớp vẩy nến thường do di truyền, tuổi tác và yếu tố môi trường sống. Để ngăn ngừa các biến chứng và điều trị bệnh kịp thời, bệnh nhân cần thăm khám bởi bác sĩ có chuyên môn tại bệnh viện uy tín.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt