Nguyên nhân viêm khớp ở trẻ em là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
Nếu trẻ có dấu hiệu bị đau xương khớp dai dẳng ảnh hưởng đến sự vận động, phụ huynh cần nhanh chóng đưa con em mình đi khám bởi rất có thể trẻ đã mắc bệnh viêm khớp. Viêm khớp ở trẻ em cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh nguy cơ tàn tật.
Nội dung bài viết
1. Viêm khớp ở trẻ em là gì?
Bệnh viêm khớp trẻ em thường dễ bị bỏ qua vì quan niệm viêm khớp chỉ có ở người lớn và người lớn tuổi. Chính vì thế, các dấu hiệu đau nhức, mỏi, sưng tấy đỏ khớp ở trẻ hay bị xem nhẹ và lầm tưởng sang bệnh khác.
Viêm khớp ở trẻ em thường gặp như:
- Viêm xương khớp: Thiệt hại sụn dẫn tới đau và hạn chế vận động. Sự hao mòn này có thể diễn tiến trong nhiều năm hoặc cũng có thể bị đẩy nhanh hơn bởi chấn thương khớp hay nhiễm trùng.
- Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp xảy ra ở các ngón chân, ngón tay do hệ miễn dịch tự tấn công nhầm vào các khớp xương do cơ thể bị nhiễm vi khuẩn. Khớp có dấu hiệu sưng tấy, sụn bị tổn thương.
2. Nguyên nhân gây viêm khớp ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới viêm khớp ở trẻ em. Có thể kể ra đây một số nguyên nhân như: Đau mỏi xương khớp tuổi phát triển, viêm khớp cấp tính do vi khuẩn, viêm sau chấn thương… Trẻ nhỏ còn có thể bị bệnh khớp mãn tính do một số rối loạn miễn dịch hoặc giai đoạn đầu của bệnh bạch cầu cấp.
Các triệu chứng của bệnh viêm khớp mạn tính ở trẻ gồm: Sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ toàn thân… Trẻ có thể bị nổi ban đỏ ở thân mình và các gốc chi, nhưng các mẩn đỏ này mất rất nhanh. Triệu chứng viêm khớp có thể xảy ra ngay từ đầu hay sau vài ngày. Trẻ có thể bị sưng đau các khớp như khớp cổ tay, khớp gối, khớp háng, mắt cá chân…
Ở trẻ lớn thường là thể viêm ít khớp, chủ yếu ở một vài khớp to như khớp gối, khuỷu tay, khớp háng, nhưng cũng có thể gặp ở khớp thái dương hàm và khớp cổ. Biểu hiện là hiện tượng sưng phù nề, sờ ấm nhưng không đỏ và ít đau. Ngoài các triệu chứng ở khớp ra, trẻ có thể sốt cao, phát ban, hạch to, viêm thanh mạc, viêm màng phổi…
3. Dấu hiệu viêm khớp ở trẻ em
Khi trẻ bị viêm khớp thường có các triệu chứng như ốm sốt, mệt mỏi, đau nhức toàn thân. Các khớp viêm thường sưng, nóng, đỏ ở các khớp lớn (khớp đầu gối, khuỷu tay, cổ, vai…) và các khớp nhỏ (khớp bàn tay, ngón tay…). Trẻ thường bị cứng khớp vào buổi sáng sau khi thức dậy.
4. Điều trị viêm khớp ở trẻ em
Bệnh viêm khớp ở trẻ em cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng. Mục đích của điều trị là kiểm soát tiến triển của bệnh, hạn chế đến mức tối đa những thương tổn gây phá hủy và biến dạng khớp.
Điều trị bằng thuốc
Thông thường việc điều trị bệnh viêm khớp cần tập trung làm giảm triệu chứng đồng thời cải thiện chức năng của khớp. Có thể kết hợp nhiều phương pháp cùng một lúc. Tùy thuộc vào loại viêm khớp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau. Chính vì thế, việc uống thuốc gì để điều trị viêm khớp bắt buộc phải có sự thăm khám của bác sĩ, không tự ý uống thuốc vì điều này có thể khiến bệnh thêm nặng hơn.
Các thuốc điều trị viêm khớp thường là:
- Thuốc kích thích: Một số loại kem và thuốc mỡ có thành phần làm nóng nên có tác dụng giảm đau. Nhờ cơ thế cọ xát trên da, việc truyền tín hiệu đau từ các khớp tới não bị nhiễu nên người bệnh sẽ ít có cảm giác đau.
- Thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau giúp người bệnh giảm đau hiệu quả nhưng không có tác dụng kháng viêm. Do đó, thuốc giảm đau sẽ được sử dụng kết hợp với thuốc kháng viêm.
- Thuốc kháng viêm không steroid: cần có sự chỉ định cụ thể theo đơn thuốc của bác sĩ.
- Thuốc ức chế hệ miễn dịch DMARDs: DMARDs giúp hệ miễn dịch ngừng tấn công khớp và hạn chế rối loạn hệ miễn dịch.
Thay đổi lối sống
Bên cạnh cách điều trị viêm khớp bằng thuốc, người bệnh cũng cần thực hiện một số thay đổi về lối sống để để kiểm soát tiến triển của bệnh, làm giảm các triệu chứng khó chịu như:
- Theo dõi chặt chẽ các triệu chứng, mức độ đau đớn, thuốc men và các tác dụng phụ nếu có để tham khảo tư vấn của bác sĩ khi cần.
- Tập thể dục có lợi cho khớp và sức khỏe tổng thể.
- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Duy trì một cân nặng chuẩn mực. Nếu thừa cân hãy giảm cân
- Ăn uống cân bằng lành mạnh: một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người bệnh giữ được trọng lượng khỏe mạnh. Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể kiểm soát tình trạng viêm bằng cách ăn các loại thực phẩm có đặc tính chống viêm và giàu chất chống oxy hóa.
Phẫu thuật
Trong trường hợp các phương pháp trên không có hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Các phẫu thuật phổ biến như:
- Thay thế khớp: Bác sĩ tiến hành loại bỏ khớp hỏng và thay thế bằng khớp nhân tạo. Vùng khớp thay thế phổ biến là khớp gối và khớp hông.
- Bỏ màng hoạt dịch: Trường hợp màng hoạt dịch bị sưng tấy ở cổ tay, bàn tay, ngón tay thì bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ màng hoạt dịch để làm chậm quá trình suy khớp.
- Hợp nhất khớp: Được áp dụng phổ biến với trường hợp viêm khớp nhỏ như khớp cổ tay, khớp mắt cá chân, khớp ngón tay. Phương pháp phẫu thuật này sẽ loại bỏ hai đầu xương trong ổ khớp và kết nối chúng với nhau đến khi thành đơn vị cứng nhắc.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt