Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị Hiệu Quả Thoát Vị Đĩa Đệm Thắt Lưng

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là bệnh lý xương khớp phổ biến và đang ngày càng trẻ hóa. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh qua bài viết dưới đây.

1. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là bệnh phổ biến

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý khá thường gặp hiện nay, theo các nghiên cứu bệnh lý này chiếm khoảng 63%-73% tổng số đau cột sống thắt lưng và 72% đau thần kinh hông to. Theo WHO cứ 10 người có 8 người đau thắt lưng ít nhất 1 lần, còn ở Mỹ mỗi năm có 15-20% người đi khám vì đau thắt lưng. Năm 1984, ước tính tổn thất do thoát vị đĩa đệm ở Mỹ khoảng 21-27 tỷ USD mỗi năm cho sự mất khả năng sản xuất và tiền bồi thường.

Thoát vị đĩa đệm đơn tầng là chủ yếu và vị trí L4-L5 và L5-S1 là 2 vị trí hay bị thoát vị nhất do đây là 2 vị trí thường phải chịu trọng tải lớn nhất, đồng thời chúng lại là vùng bản lề hoạt động của cơ thể. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thoát vị thường gặp ở phía trái nhiều hơn, đa số đều ở trong tình trạng mức độ vừa phải.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng gây đau tại thắt lưng và đau lan xuống chân
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng gây đau tại thắt lưng và đau lan xuống chân

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng ngoài gây ra các triệu chứng đau mỏi vùng thắt lưng thì tùy theo các vị trí chèn ép và bệnh nhân có thể đau lan xuống hông trái, hông phải, chân trái hoặc chân phải… Bệnh nhân ở các giai đoạn vừa và nặng còn có thể gặp các triệu chứng tê bì, co cứng cơ, chuột rút, nặng nhất có một số bệnh nhân đến với SCC trong tình trạng chân mất cảm giác, dị cảm, teo, mất kiểm soát chức năng đi tiểu.

Thoát vị đĩa đệm có thể không gây đau đớn nếu như vị trí thoát vị không gây chèn ép vào rễ thần kinh hoặc tủy sống. Chính vì vậy giải pháp điều trị sẽ đem lại hiệu quả lâu dài nếu như giải quyết được sự chèn ép, ổn định cấu trúc hệ cơ, xương.

Hiện nay tỷ lệ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa do thói quen ngồi nhiều, lười Tập luyện thể dục thể thao, tăng cân quá nhiều thời kỳ mang thai… Đây là tình trạng rất đáng báo động và cần có giải pháp giáo dục phòng ngừa tốt.

2. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thắt lưng

2.1. Lối sống không lành mạnh gây Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Sử dụng thuốc lá rượu bia hay chất kích thích là những nguyên nhân là suy yếu sức khỏe nói chung và sức mạnh của xương khớp đĩa đệm nói riêng. Ngoài ra, Việt Nam cũng được biết đến là đất nước có tỉ lệ tập thể dục thể thao ít nhất và dinh dưỡng không đầy đủ, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hệ cơ xương khớp của chúng ta.

2.2. Thoái hóa theo độ tuổi

Những thay đổi sinh hóa tự nhiên khiến đĩa đệm mất nước dần dần, có thể ảnh hưởng đến độ bền và độ đàn hồi của đĩa đệm. Nói cách khác, quá trình lão hóa có thể làm cho đĩa đệm ít có khả năng hấp thụ cú sốc từ chuyển động.

Tuổi tác cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Tuổi tác cũng là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm thắt lưng

2.3. Tư thế sinh hoạt xấu gây Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Việc không ý thức được tư thế sinh hoạt cũng như thói quen vận động hàng ngày làm gia tăng áp lực lên cột sống và đĩa đệm. Có thể kể đến như tư thế ngồi làm việc, sử dụng điện thoại, ngồi vắt chéo chân hay ngồi bệt…

Kết hợp các yếu tố này với những ảnh hưởng từ hao mòn hàng ngày, thương tích, nâng vật nặng không đúng tư thế, dễ hiểu tại sao đĩa đệm bị thoát vị.

3. Các triệu chứng thường gặp khi thoát vị đĩa đệm thắt lưng

  • Đau vùng thắt lưng
  • Đau lan từ thắt lưng xuống hông, chân hoặc bàn chân
  • Đau buốt, tê rát, ngứa ran ở gan bàn chân hoặc mu bàn chân, gan bàn chân rất lạnh
  • Hạn chế vận động
  • Căng cơ hoặc chuột rút ở vùng thắt lưng
  • Ngứa ran ở chân hoặc bàn chân
  • Mất kiểm soát bàng quang, ruột
  • Suy giảm chức năng tình dục

Nếu có một hoặc nhiều triệu chứng như trên, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa hoặc các cơ sở khám chữa bệnh uy tín. Việc điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào thời gian phát hiện cũng như giai đoạn thoát vị đang gặp phải.

4. Điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Với các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thắt lưng,  bác sĩ cần kiểm tra lâm sàng, cận lâm sàng cẩn thận, chi tiết để đưa ra tình trạng bệnh lý cụ thể cho bệnh nhân, xác định đâu là nguyên nhân, vị trí gốc gây ra các cơn đau cho người bệnh. Các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thì các bác sĩ cần xác định vị trí thoát vị, mức độ thoát vị, phía thoát vị… đánh giá hệ cơ, trục cột sống, hướng đau lan của thần kinh.

4.1. Chiropractic

Giúp nắn chỉnh những sai lệch trên cột sống (nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý cột sống), lấy lại cấu trúc cột sống tối ưu và giải phóng điểm chèn ép rễ thần kinh.

4.2. ATPT

Phương pháp điều trị, tái cấu trúc hệ thống cơ. Không chỉ giúp giảm căng cơ, co xoắn cơ mà còn tăng nuôi dưỡng và phục hồi hệ thống cơ bị tổn thương do tích lũy từ sinh hoạt hàng ngày.

4.3. Vật lý trị liệu

Giúp giảm viêm, giảm đau, kích thích sinh học, gia tăng khoảng cách đốt sống giúp giảm chèn ép lên các đĩa đệm. Bên cạnh đó, các thiết bị máy giúp tăng khả năng phục hồi tự nhiên và kích thích làm lành tổn thương.

4.4. Vận động trị liệu

Cùng với việc điều trị bằng các phương pháp và trang thiết bị nêu trên, bệnh nhân cần tập các bài tập vận động nhằm cải thiện tình trạng cũng như lấy lại khả năng vận động vốn có.

5. Lưu ý chế độ dinh dưỡng, tập luyện cho người thoát vị đĩa đệm thắt lưng

5.1. Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn có vai trò rất quan trọng trong điều trị và phục hồi đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Theo đó, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên có chế độ ăn uống đảm bảo đủ dưỡng chất, ăn thực phẩm nhiều canxi, magie, protein như thịt nạc, trứng, tôm, cua, sữa chua… Nên ăn nhiều các loại hoa quả tươi, uống nhiều nước chanh, nước cam, nước ép táo, nước ép bưởi. Ăn nhiều các loại rau xanh như rau cải, rau dền, rau muống, giá đỗ…

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp hỗ trợ điều trị thoát vị đệm thắt lưng hiệu quả
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp hỗ trợ điều trị thoát vị đệm thắt lưng hiệu quả

Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể, từ 1-1,5lít/ ngày.

Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên hạn chế ăn mặn, ăn đồ quá ngọt, tránh các chất kích thích như  rượu, bia, đồ uống có ga, có cồn, cà phê, thuốc lá, ma túy…

Bỏ rượu, bỏ thuốc lá, giảm cân (nếu thừa cân), tránh căng thẳng quá mức về tâm lý… là những biện pháp dự phòng bệnh thoát vị đĩa đệm tái phát.

5.2. Không tập luyện thể thao quá sức

Khi điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần phối hợp thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ. Nên lựa chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ. Người bệnh thoát vị đĩa đệm không nên chơi các môn thể thao vận động mạnh như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông… đặc biệt là chạy bộ. Luyện tập thể thao quá sức có thể dẫn đến những tổn thương xấu, ảnh hưởng đến việc điều trị và phục hồi bệnh.

5.3. Kiêng cử động thắt lưng quá mạnh

Hầu hết các chấn thương đĩa đệm xảy ra do sự uốn cong, xoay và thậm chí là vừa uốn và xoay thắt lưng. Do đó, người bệnh thoát vị đĩa đệm cần tránh các động tác và tư thế khiến thắt lưng phải cử động mạnh.

5.4. Không ngồi quá lâu

Ngồi quá lâu gây căng thẳng cho đĩa đệm. Ngồi khiến áp lực đặt trực tiếp lên đĩa đệm cột sống thắt lưng. Do đó, người bệnh thoát vị đĩa đệm không nên ngồi trong thời gian quá lâu. Đứng, đi lại nhẹ nhàng hoặc nằm sẽ giúp giảm áp lực lên lưng dưới.

5.5. Kiêng các bài tập giãn cơ

Người bệnh thoát vị đĩa đệm cần kiêng những bài tập giãn cơ như đứng lên ngồi xuống hoặc các bài tập cùng lúc nâng cả hai chân lên.

Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7