Nguyên nhân và dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng
Tỉ lệ những người bị thoái hóa cột sống thắt lưng ngày một tăng nhanh và trẻ hóa. Đây chính là tín hiệu đáng báo động của tình hình sức khỏe cộng đồng. Để tự chủ hơn trong công việc phòng và điều trị bệnh lý này, bạn cần nắm vững các dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng
Tình trạng thoái hóa có thể do nhiều yếu tố gây ra. Trong đó, những nguyên nhân thường gặp bao gồm:
1.1. Thoái hóa tự nhiên
Thoái hóa là quy trình tự nhiên của cơ thể và không ai có thể tránh khỏi. Tình trạng này ngày càng rõ rệt hơn khi cơ thể già đi vả lão hóa. Con người bước vào chu trình thoái hóa ở tuổi 30, tuy nhiên hiện nay độ tuổi này đang ngày càng trẻ hóa.
1.2. Ăn uống thiếu chất
Một trong những lý do hàng đầu khiến bệnh thoái hóa cột sống xuất hiện từ rất sớm là do cơ thể thiếu hụt lượng canxi, glucosamine cần thiết. Đây đều là những thành phần có tác dụng giúp bôi trơn cho đốt sống, giảm sự cọ sát – Nguyên nhân khiến khớp xương nhanh chóng bị ăn mòn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng
1.3. Chấn thương do tai nạn
Va chạm do cuộc sống, lao động, sinh hoạt cũng là nguyên nhân thường gặp. Trong đó, những người có công việc mang vác nặng, thường xuyên hoạt động thể thao có tỉ lệ mắc cao hơn hẳn.
1.4. Di truyền
Các tổn thương bẩm sinh gây ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống của người bệnh. Ví dụ như gù, vẹo cột sống. Điều này làm hạn chế diện tích, làm cột sống bị chèn ép.
2. Dấu hiệu bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống khá rõ rệt. Tùy mức độ gặp phải mà người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu điển hình như:
- Cơn đau tại khu vực đốt sống lưng kéo dài liên tục, thường xuyên.
- Cơn đau không chỉ ở quanh sống lưng mà còn có xu hướng lan tỏa sang vùng khác như hông và chân.
- Nếu như cột sống bình thường có đường cong sinh lý tự nhiên thì ở người bị bệnh, đường cong này dần mất đi, có chiều hướng gù, vẹo hoặc gập xuống.
- Khi vận động, vặn mình hay cúi xuống, người bệnh thường bị tê cứng, hoặc đau đớn, khiến các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày gặp khó khăn.
- Cơn đau tăng lên khi hoạt động mạnh như nâng đồ vật nặng, chơi thể thao…
- Một số người cơn đau xuất hiện đột ngột, sau khi nghỉ ngơi sẽ giảm nhưng lại kéo dài thành nhiều đợt trong ngày / tuần tùy theo mức độ bệnh lý.
- Khi người bệnh thực hiện các hoạt động liên quan đến khớp xương như vươn mình, gập người, cúi xuống, vùng lưng sẽ ngay lập tức đau buốt.
- Thậm chí đối với những hoạt động thông thường hàng ngày như chạy, nhảy, đi bộ cũng có thể xuất hiện cơn đau đột xuất.
- Người bệnh có thể cảm nhận cơn đau âm ỉ ở quanh thắt lưng hoặc dọc xương sườn. Nguyên nhân là do cột sống vẹo khiến rễ dây thần kinh bị chèn ép.
- Cường độ, mức độ của cơn đau sẽ thay đổi, tăng hoặc giảm tùy theo sự thay đổi tư thế, di chuyển hay hoạt động.
- Nếu không được điều trị kịp thời, cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn. Thậm chí khiến người bệnh tê cứng chân tay, tê bì, ảnh hưởng đến khả năng vận động, đi lại.
3. Cách giảm thiểu nguy cơ mắc thoái hóa cột sống thắt lưng
3.1. Tự kiểm tra thoái hóa cột sống thắt lưng tại nhà
Nếu một ngày bạn cảm thấy mình bị đau ở thắt lưng, cơn đau cứ âm ỉ kéo dài không phải ngày một ngày hai mà nhiều tuần liên tiếp. Thêm nữa, cơn đau của bạn càng thể hiện rõ hơn khi bạn có động tác xoay người, xoay lưng, vặn hông…
Đặc biệt khi ngồi làm việc mà cơ đau kéo dài khiến bạn không làm việc được, ngay cả khi mang vác đồ vật cũng khiến cơ đau co thắt ở lưng. Hơn nữa, bệnh đã nghiêm trọng khi bạn cảm thấy chân run, đau cơ, kéo theo đó là không di chuyển được hoặc di chuyển khó. Lúc này điều bạn cần đến là bệnh viện.
Hoặc bạn thấy cơn đau thắt lưng xảy ra đột ngột xong thôi. Nhưng vài ngày, tuần sau nó lại xuất hiện theo chu trình bệnh lý. Thì đó cũng là dấu hiệu bạn bị thoái hóa cột sống thắt lưng. Giai đoạn đầu của bệnh này bạn sẽ thấy mất cân bằng trong cơ thể mình, nhưng cơn đau không kéo dài nên bạn vẫn hoạt động được.
Nếu bạn thấy chiều cao giảm, rồi cơ thể đau nhức, mệt mỏi, căng thẳng rất có thể bạn đã mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Bạn bị teo cơ, cơ thể không hoạt động được chính là biểu hiện và cách kiểm tra rõ nhất tại nhà.
3.2. Chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng bằng cách chụp X – Quang
Khi có dấu hiệu đau thắt lưng kéo dài bạn nên đến bệnh viện hoặc phòng khám có uy tín để kiểm tra bệnh tình. Đây là cách kiểm tra thoái hóa cột sống thắt lưng thông dụng chính xác.
Tại đây bạn sẽ được chụp X – Quang để các bác sĩ kiểm tra bằng máy móc, chụp lấy phim xem xét kỹ, chuẩn và chính xác sẽ cho bạn câu trả lời bạn có đang mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng hay không? Nếu có thì đang ở giai đoạn mấy, cần chữa bệnh này như thế nào…
3. 3. Cách kiểm tra thoái hóa cột sống thắt lưng bằng MRI
Nếu muốn kiểm tra toàn diện về cột sống thắt lưng và độ chính xác cao cũng như chi tiết về bệnh tình bạn có thể chọn chụp MRI – cộng hưởng từ để biết chắc chắn mình có bị thoái hóa cột sống thắt lưng hay không. Đây là phương pháp kiểm tra thoái hóa cột sống thắt lưng tiên tiến nhất của y học hiện nay sẽ cho bạn câu trả lời đầy đủ nhất về bệnh lý hiện nay của bạn.
Sở dĩ nói như vậy, vì hình ảnh của cộng hưởng từ thu được là ảnh 3D sẽ khiến các bác sĩ nhìn rõ, trực diện và khách quan hơn về cột sống thắt lưng. Khi bạn chọn MRI để kiểm tra bệnh tình của mình thì đây là cách hiệu quả nhất vì cột sống thắt lưng và tủy sống sẽ được phản ánh rõ nét nhất, sống động nhất qua hình ảnh cụ thể. MRI cho bạn thấy về ống sống, đĩa đệm, tủy, ống tủy, hay rễ thần kinh chính vì thế kết quả là cực kỳ chính xác và rõ ràng.
Có thể thấy thoái hóa cột sống thắt lưng là điều không thể tránh khỏi nhưng vẫn có những cách để làm chậm và cải thiện tình trạng này. Bởi vậy, đừng vì thiếu kiến thức mà chủ quan trước những nguyên nhân và dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng.
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt