Những điều cần biết về phẫu thuật gai đốt sống thắt lưng
Phẫu thuật gai đốt sống thắt lưng luôn là sự lựa chọn cuối cùng khi các cách điều trị khác không có hiệu quả. Vậy phương pháp này có nguy hiểm không? Chi phí thực hiện là bao nhiêu?
Nội dung bài viết
1. Khi nào nên phẫu thuật gai đốt sống thắt lưng?
Phẫu thuật gai đốt sống thắt lưng được coi là phương án tối ưu, sự lựa chọn cuối cùng của người bệnh. Việc chuẩn bị tốt trước khi phẫu thuật gai đốt sống lưng sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn, tránh một số biến chứng trong quá trình tiến hành phẫu thuật.
Ngoài phẫu thuật còn rất nhiều phương pháp điều trị gai đốt sống thắt lưng. Các cách điển hình phải nhắc đến như điều trị bằng thuốc Đông – Tây y, vật lý trị liệu…
Mỗi một phương pháp sẽ có những đặc điểm khác nhau. Kèm theo đó là các ưu nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, để điều trị dứt điểm và hoàn toàn, giúp người bệnh chấm dứt các cơn đau do gai đốt sống lưng gây ra, bạn nên áp dụng phương pháp phẫu thuật.
Trước khi quyết định lựa chọn phẫu thuật gai đốt sống lưng bạn cần phải biết rằng đây không phải là phương pháp đơn giản và không thể làm một cách bừa bãi. Chỉ nên chọn nó khi những phương pháp điều trị kể trên không có tác dụng và tình trạng gai đốt sống nặng, phát triển nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bởi lẽ, phẫu thuật không hề đơn giản. Nó có thể kèm theo hàng loạt những vấn đề khác ví dụ như chi phí, biến chứng hậu phẫu thuật… Bởi vậy, bạn cần chuẩn bị cho bản thân những kiến thức, tâm lý cũng như tài chính trước khi quyết định áp dụng cách điều trị này.
2. Phẫu thuật gai đốt sống thắt lưng có nguy hiểm không?
Phẫu thuật điều trị gai đốt sống liệu có nguy hiểm? Không một chuyên gia nào, dù là những y bác sĩ đầu ngành cũng không thể khẳng định tỷ lệ thành công của các ca phẫu thuật là thành công 100%. Bởi trong bất cứ tình huống nào, nguy cơ rủi ro cũng có thể xảy ra.
Hậu phẫu thuật, gai đốt sống vẫn có thể mọc lại. Bạn cần phải chuẩn bị tâm lý cũng như đề phòng nguy cơ này xảy ra.
Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể phần nào an tâm nhờ vào sự phát triển của công nghệ nói chung và ngành y tế thế giới nói riêng. Các bệnh viện hiện nay đã và đang được trang bị đầy đủ các loại máy móc tiên tiến, hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm, tay nghề cao. Nhờ đó, tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật gai đốt sống cổ tương đối cao và đảm bảo.
3. Giới thiệu quy trình phẫu thuật gai đốt sống thắt lưng
Nhiều bệnh nhân khi quyết định lựa chọn phương pháp điều trị này thường rất muốn biết quy trình diễn ra như thế nào.
Nhờ có sự phát triển của y học, quy trình phẫu thuật gai đốt sống thắt lưng đã được đơn giản hóa và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Cụ thể:
- Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ ở vùng thắt lưng người bệnh, cụ thể là tại vị trí được chẩn đoán có gai đốt sống.
- Tiếp đó, họ sẽ dùng công cụ thể giữ cố định cơ bắp tại khu vực này để lộ phần xương thắt lưng.
- Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các thao tác phẫu thuật, loại bỏ gai đốt sống ở thắt lưng. Trong trường hợp cần thiết, có thể cắt ghép ốc vít vào đốt sống. Thao tác này giúp hỗ trợ và ổn định xương thắt lưng sau phẫu thuật.
Quá trình này nghe có vẻ đơn giản nhưng để thực hiện nhanh chóng và chuẩn xác lại không hề dễ dàng. Để phẫu thuật cần có đội ngũ bác sĩ, y tế lành nghề, có chuyên môn cao thực hiện. Chưa kể, một số trường hợp không mong muốn có nguy cơ xảy ra các biến chứng, chuyển biến bất ngờ trong quá trình phẫu thuật.
4. Chi phí phẫu thuật gai đốt sống thắt lưng
Bên cạnh những câu hỏi như phẫu thuật gai đốt sống lưng có nguy hiểm không, quy trình được tiến hành như thế nào … thì chi phí cũng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Tùy vào bệnh viện, độ phức tạp và thể trạng của người bệnh, chi phí của những ca phẫu thuật này có thể lên tới hàng trăm triệu đồng.
Chi phí cao ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người bệnh. Nó gây nên những áp lực, gánh nặng không nhỏ về kinh tế, tài chính cho gia đình họ.
Bởi vậy, nếu có ý định chọn phương pháp mổ gai đốt sống lưng, người bệnh và gia đình nên tìm hiểu thật kỹ cũng như chuẩn bị tâm lý tốt nhất. Hãy giúp cho tinh thần của người bệnh luôn thoải mái, ổn định, bởi đây là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công cho ca phẫu thuật.
5. Những điều cần lưu ý sau khi phẫu thuật gai đốt sống thắt lưng
Trải qua ca phẫu thuật, bệnh nhân sẽ cảm thấy sức khỏe rất yếu. Lúc này họ cần được nghỉ ngơi, chăm sóc và bồi bổ để có thể nhanh chóng lành vết thương và phục hồi sức khỏe.
Trong đó, những lưu ý hàng đầu mà người bệnh và gia đình cần chú ý như sau:
- Hạn chế vận động, đặc biệt là các vận động liên quan đến vùng đốt sống thắt lưng như cúi, xoay, gập người…
- Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt là nhóm cung cấp canxi như trứng, tôm, cua… Điều này là nguyên tắc hàng đầu nhằm thúc đẩy quá trình lành lặn, cứng cáp có hệ xương khớp, giúp vết thương của người bệnh mau chóng phục hồi. Đồng thời hạn chế xảy ra biến chứng.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về nghỉ ngơi, luyện tập, dùng thuốc theo đơn kê điều độ, hàng ngày…
- Thăm khám bệnh định kỳ để được bác sĩ kiểm tra tình hình hồi phục cũng như đảm bảo không có bất cứ dấu hiệu bất thường nào xảy ra.
6. Dinh dưỡng cho người gai đốt sống thắt lưng
6.1. Bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi
Canxi là chất quan trọng và cần thiết để cấu tạo nên cấu trúc, sức mạnh của xương. Bởi vậy, để sở hữu hệ xương cứng chắc, đẩy lùi nguy cơ thoái hóa sớm, người bệnh cần đặc biệt chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tăng cường các loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao như:
- Hải sản (tôm, cua, cá hồi, hàu…)
- Các loại rau lá xanh (bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn)
- Chế phẩm từ sữa ít chất béo (phô mai, sữa chua …)
- Thức uống làm từ đậu nành (Đậu nành chứa hàm lượng Genistein cao. Đây là loại hoocmon estrogen quan trọng ảnh hưởng đến độ chắc khỏe của xương)
- Đậu phụ.
6.2. Tăng cường thực phẩm chứa nhiều vitamin D trong bữa ăn
Bên cạnh canxi, vitamin D cũng là chất ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của xương. Loại vitamin này góp phần quan trọng trong quá trình hấp thụ canxi giúp hệ xương thêm chắc khỏe.
Bởi vậy, đối với người bệnh ốm yếu, sức đề kháng yếu hay gặp các vấn đề về xương thường được bác sĩ khuyên tắm nắng mặt trời. Đây là cách tốt nhất để cơ thể có thể bổ sung vitamin D tự nhiên.
Tuy nhiên, một số người bệnh do tính chất công việc thường xuyên ngồi trong phòng kính, sống ở nơi hạn chế ánh nắng hạn chế sẽ không thể áp dụng cách này. Do đó, họ cần bổ sung vitamin D thông qua con đường ăn uống.
Các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, các loại thực phẩm tốt cho người bị gai cột sống có chứa nguồn vitamin D dồi dào như:
- Cá béo (cá ngừ, cá hồi, cá mòi)
- Phô mai, lòng đỏ trứng, sữa và sản phẩm khác được làm từ sữa ít béo
- Sản phẩm từ đậu nành
- Gan bò…
6.3. Cung cấp vitamin C cho cơ thể
Vitamin C đóng vai trò làm lành và phục hồi mô. Bên cạnh đó, vitamin C còn cần thiết trong quá trình sản sinh collagen – Một trong các chất góp phần hình thành nên các sụn khớp.
Theo nghiên cứu, các chuyên gia cho biết hàm lượng vitamin C ở người trưởng thành là 60mg/ngày. Trong đó, các bệnh nhân bị bệnh liên quan đến đốt sống như gai đốt sống cổ,… cần được bổ sung những loại thực phẩm sau đây:
- Các loại quả họ nhà cam như bưởi, chanh hay cam, quýt
- Trái cây trồng vùng nhiệt đới: kiwi, xoài, dứa, đu đủ
- Các loại khoai như khoai lang, khoai tây và cà chua.
- Các loại rau họ cải như cải xoăn, súp lơ, bắp cải, bông cải xanh
- Dưa hấu, quả mâm xôi, dâu tây, việt quất
6.4. Vitamin K giúp gia tăng mật độ xương
Có thể bạn không biết nhưng khoa học đã chứng minh rằng vitamin K là một trong các chất có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xương. Chúng có tác dụng tăng mật độ xương, đồng thời hạn chế tối đa các vấn đề thường gặp như loãng xương.
Các chuyên gia khuyến cáo, thực phẩm chứa nhiều vitamin K như
- Rau lá xanh: Rau dền, bắp cải, su hào, rau chân vịt…
- Thịt nạc: Thịt lợn, thịt bò, thịt gà…
- Phô mai, trứng, các sản phẩm khác từ sữa ít béo, ít đường
Trên đây là tổng hợp các thông tin được nhiều người quan tâm về phương pháp phẫu thuật gai đốt sống thắt lưng. Bởi phẫu thuật gai đốt sống ở thắt lưng rất tốn kém nên người bệnh và gia đình cần đặc biệt lưu ý. Hãy đảm bảo rằng quyết định này là đúng đắn bởi đây không phải là phương pháp được y bác sĩ tham vấn chuyên môn.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt