Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không, làm thế nào để phòng ngừa?
Thoái hóa cột sống là bệnh lý vô cùng nghiêm trọng bao gồm các biến chứng khó lường. Tuy nhiên do chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của bệnh nên nhiều người vẫn khá thờ ơ trong việc điều trị. Vậy thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không, chúng gây nên các biến chứng nào?
Nội dung bài viết
1. 5 biến chứng nguy hiểm của thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ tuy không ảnh hưởng tới tính bệnh nhân nhưng chúng gây nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe. Các biến chứng này có thể nhanh hay chậm tùy thuộc thể trạng từng người. Tuy nhiên các di chứng bệnh thường ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, thậm chí gây liệt vĩnh viễn cho bệnh nhân. Vì thế bệnh nhân cần điều trị bệnh ngay khi có các dấu hiệu.
1.1. Thoái hóa đốt sống cổ gây thiếu máu lên não
Đây là biến chứng phổ biến mà bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ thường thấy. Các bác sĩ xương khớp cho biết, tình trạng thoái hóa đốt sống cổ thường gây chèn ép rễ dây thần kinh khiến máu khó lưu thông. Vì thế, quá trình vận chuyển máu lên não bị ngưng trệ dẫn tới hiện tượng thiếu máu lên não.
Não không đủ máu và oxy dẫn tới mất ngủ, suy nhược cơ thể. Bệnh nhân cũng thường xuyên đau đầu, chóng mặt, hoa mắt và suy giảm trí nhớ. Nguy hiểm hơn, chúng có thể gây gây xuất huyết não, đột quỵ.
1.2. Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không – biến chứng rối loạn tiền đình
Biến chứng rối loạn tiền đình thường hình thành do thoái hóa đốt sống cổ gây tổn thương. Bệnh nhân sẽ gặp tình trạng đau đầu, chóng mặt khi thay đổi tư thế. Ngoài các dấu hiệu này, rối loạn tiền đình cũng khiến bệnh nhân thường xuyên lo lắng, mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên giấc.
Rối loạn tiền đình nếu không được điều trị dứt điểm sẽ chuyển sang nặng. Bệnh nhân sẽ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, thiếu ngủ và cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi.
1.3. Hẹp ống sống cổ
Thoái hóa đốt sống khi không được điều trị đúng cách, các gai xương sẽ hình thành và phát triển vào trong ống sống. Cột sống bị thu hẹp lại tạo áp lực lên tủy sống và các dây thần kinh xung quanh cổ.
Biến chứng này được coi là biến chứng nguy hiểm nhất trả lời cho câu hỏi thoái hoá đốt sống cổ có nguy hiểm không. Biến chứng này không chỉ gây đau nhức hoặc tê từ cổ tới vai gáy mà chúng còn khiến 2 cánh tay suy yếu. Về lâu dài, chúng có thể gây liệt tứ chi.
1.4. Gây hội chứng cổ – tim (hội chứng cổ – ngực)
Biến chứng này thường thấy khi bệnh nhân bước vào giai đoạn nặng. Khi đó, bệnh đã làm tổn thương khu vực nội tạng, nhất là tim. Hội chứng cổ – ngực gồm các triệu chứng như trống ngực, loạn nhịp tim, …
Khi dây thần kinh tim bị chèn ép khiến bệnh nhân thường đau nhức ở sau xương ức hoặc toàn bộ vùng tim. Khi đau, bệnh nhân thường có cảm giác nhịp tim đập nhanh hơn hoặc đánh trống ngực.
1.5. Biến chứng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là biến chứng rất đáng lo của bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ. Khi gặp biến chứng này, bệnh rất khó điều trị. Nhân nhầy bên trong đĩa đệm đã thoát ra ngoài gây chèn ép tủy sống và rễ dây thần kinh.
Tình trạng này kéo dài khiến rối loạn thần kinh thực vật. Biến chứng này cũng gây rối loạn cảm giác ở tứ chi hoặc rối loạn thực vật Về lâu dài, bệnh biến chứng nặng hơn gây bại liệt một hoặc cả hai tay.
2. Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ như thế nào?
2.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Sau khi đã nắm được thoái hoá đốt sống cổ có nguy hiểm không, việc phòng tránh bệnh cũng rất quan trọng. Hãy xây dựng chế độ ăn uống khỏe mạnh giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh tật. Đồng thời giúp bảo vệ hệ xương khớp khỏe mạnh.
Hãy tăng cường bổ sung nhóm Canxi và vitamin D. Tình trạng thiếu canxi chính là nguyên nhân gây loãng xương, thoái hóa đốt sống cổ. Để phòng tránh bệnh, bạn hãy bổ sung vào thực đơn các nhóm canxi từ các thực phẩm sữa, cá hồi, súp lơ, … và nhóm vitamin D từ gan, thịt, ngũ cốc, nấm, …
Sử dụng thực phẩm nhóm axit béo, vitamin E có trong các loại hạt, rau xanh, cá, … Các dưỡng chất này rất tốt cho đĩa đệm đồng thời ngăn ngừa thoái hóa cột sống hiệu quả.
Đừng quên kiểm soát cân nặng cũng phòng ngừa các bệnh cột sống hiệu quả. Khi trọng lượng cơ thể tăng lên, cột sống phải chịu nhiều áp lực khiến chúng tổn thương. Khi cơ thể có các dấu hiệu tăng cân, bạn cần thực hiện chế độ ăn kiêng phù hợp. Bạn cũng ừng quên tăng cường bổ sung chất xơ, hạn chế nạp chất béo, hạn chế ăn quá mặn hoặc quá ngọt.
Ở bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ cần uống nhiều nước lọc (tối thiểu 1.5 lít/ ngày) để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Hạn chế sử dụng các loại đồ uống chứa các chất kích thích (cà phê, rượu, bia) gây hại cho khớp.
2.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt và luyện tập
Những người lao động chân tay nên tránh mang vác nặng hoặc cúi lưng quá nhiều. Hãy thường xuyên điều chỉnh tư thế đúng khi sinh hoạt. Với những người làm việc văn phòng, thường xuyên ngồi một chỗ thì trong khoảng 30 – 60 phút nên đứng dậy đi lại một lần. Thực hiện các động tác vươn vai, tránh ngồi liên tục bên máy tính trong thời gian dài.
Tập thể dục thể thao là phương pháp tăng lưu lượng máu, oxy tới các khu vực trên xương sống. Việc tập luyện kích thích cơ thể sản sinh endorphins vừa giảm căng thẳng, vừa làm giảm cơn đau. Bạn có thể bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, tập gym, yoga nhẹ nhàng ,… Chúng hỗ trợ kích thích cột sống và ngăn ngừa sự thoái hóa.
Khi ngủ, nên tránh nằm 1 tư thế quá lâu. Tuyệt đối không nên nằm sấp khiến cổ bị gập xuống, dễ dẫn đến nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ. Gối đầu nên đảm bảo độ cao phù hợp, không nên quá cao hay quá thấp.
Ở những người trẻ, cần hạn chế tình trạng stress, căng thẳng và tăng cân quá mức. Với nam giới nên tránh hút thuốc lá bởi chất nicotine có trong loại thuốc này khiến cho đĩa đệm không thể hấp thu được các vitamin và dưỡng chất cần thiết.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt