Thoái hóa đốt sống cổ và những điều bạn cần biết
Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những căn bệnh phổ biến của xã hội. Không chỉ gặp ở người già mà bệnh gia tăng ngày càng nhiều ở người trẻ tuổi. Vậy làm sao để biết mình đang mắc thoái hóa đốt sống cổ, nguyên nhân do đâu và có thể khắc phục tình trạng thoái hóa bằng cách nào, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết này.
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh thường gặp ở cả nam giới và nữ giới. Bệnh gia tăng khi thời tiết thay đổi, tuổi tác ngày một cao nhất là khoảng 40 – 50 tuổi. Bệnh cũng thường gặp ở những người làm công việc nặng nhọc, làm việc lâu trong một tư thế, tuổi tác, thói quen sinh hoạt. Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ, tuy nhiên bạn cần chú ý đến 3 nguyên nhân chính không thể bỏ qua dưới đây.
1.1 Thiếu Canxi và Vitamin D
Một chế độ dinh dưỡng sơ sài không đủ để tổng hợp canxi và vitamin D chính là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương và thoái hóa đốt sống cổ. Đây là 2 thành phần có vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình cấu tạo xương khớp.
Canxi được biết đến với thành phần chính cấu tạo nên xương và tham gia vào quá trình đông máu, sự dẫn truyền thần kinh, hoạt động của cơ và tim mạch.
Trong khi đó vitamin D đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hấp thụ canxi từ ruột để nuôi hệ thống xương khớp.
1.2 Do tuổi tác
Theo quy luật tự nhiên, bắt đầu từ 45 tuổi trở lên con người sẽ bước vào giai đoạn thoái hóa, các cơ quan trong cơ thể sẽ giảm hiệu suất hoạt động và khả năng tổng hợp những chất cần thiết cũng suy giảm trầm trọng.
Trong đó việc tổng hợp Glycosaminoglycan cũng trở nên khó khăn khi bạn già đi – đây là chất bao quanh sụn và mô trong cơ thể. Glycosaminoglycan giúp bảo vệ sụn và giảm ma sát giữa các khớp xương. Nếu thành phần này không đủ sẽ dẫn đến các bệnh lý về xương khớp.
Lượng collagen và elastin trong cơ thể giảm mạnh. Trong khi đây là hai thành phần quan trọng trong protein, quyết định độ đàn hồi cho da, xương và mô sụn. Vì vậy việc thiếu hụt collagen và elastin sẽ khiến các sụn trong khớp xương bị thoái hóa nhanh chóng gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
1.3. Do công việc
Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Những người làm việc lâu trong một tư thế, cúi đầu, ngẩng đầu, mang vác nặng… sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành các gai xương đốt sống cũng như các bệnh xương khớp khác.
2. Cần làm gì khi bị thoái hóa đốt sống cổ
Hiện nay có rất nhiều cách để chữa thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể áp dụng và dễ dàng vượt qua.
– Dùng các bài thuốc đông y để xoa bóp bên ngoài, đồng thời tác động cả bên trong. Tác dụng của phương pháp này là làm giảm thiểu cơn đau gây khó chịu, tăng tính tuần hoàn máu.
– Bên cạnh đó, một số bài tập yoga trị thoái hóa đốt sống cổ cũng là một phương pháp có thể tăng cường độ chắc khỏe và linh hoạt của đốt sống cổ, ngăn chặn sự lão hóa của đốt sống cổ cũng như đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe của người bệnh.
– Chế độ ăn uống giàu canxi: việc bổ sung dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn cho người bệnh là thực sự cần thiết. Bạn có thể chỉ cần thay đổi một chút trong mỗi bữa ăn là có thể chống lại bệnh tật. Một số món ăn gợi ý tốt nhất cho bạn lúc này là:
- Sườn heo nấu bí đao: Là món ăn có tác dụng rất tốt đối với người bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ.Trong sườn heo có chứa một lượng khá lớn canxi và các yếu tố vi lượng rất tốt cho hệ xương khớp của bạn. Bí đao không chỉ giúp cơ thể giải độc, thanh lọc mà còn khiến tinh thần của bạn luôn được thoải mái.
- Món ăn từ hàu: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hàu có hàm lượng canxi rất dồi dào và là món ăn tốt cho người mắc bệnh thoái hóa cột sống.
- Rau hẹ xào dầu mè: Rau hẹ được biết đến là một vị thuốc tốt trong dân gian. Nó có tác dụng làm tán huyết, hành khí, làm ấm vùng cổ lưng gáy, ngoài ra còn có công dụng tráng dương, bổ thận rất tốt cho cả người bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Hãy thay đổi thói quen làm việc, sinh hoạt, tập luyện và chế độ dinh dưỡng để có thể giúp bạn đẩy lùi bệnh thoái hóa đốt sống cổ mà bạn đang mắc phải.
- Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
- Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt