Thoái hóa khớp vai và những điều cần biết

Thoái hóa khớp vai là căn bệnh xương khớp gây ảnh hưởng rất lớn đến việc vận động và sinh hoạt của người bệnh. Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị thoái hóa khớp vai sẽ giúp cho bệnh nhân cải thiện được tình trạng của bệnh và tránh được những biến chứng nguy hiểm không mong muốn.

1. Giải phẫu khớp vai và nguyên nhân gây thoái hóa

1.1. Giải phẫu khớp vai

Khớp vai có cấu tạo rất phức tạp, bao gồm 5 khớp nhỏ (khớp vai chính, khớp mỏm cùng cánh tay, khớp mỏm cùng xương đòn, khớp ức đòn, khớp bả vai lồng ngực) và các hệ thống dây chằng, gân cơ, chóp xoay xung quanh.

Bệnh thoái hóa khớp vai xảy ra khi các bộ phận cấu thành nên khớp vai bị tổn thương hoặc bị viêm quanh khớp, trong đó tổn thương sụn khớp chiếm tỉ lệ dẫn đến bệnh cao nhất (90%). Theo thời gian sụn khớp bị bào mòn kết hợp với sự lỏng lẻo của hệ thống dây chằng xung quanh dần dần dẫn đến thoái hóa khớp vai.

1.2. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai

Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thoái hóa khớp vai
Tuổi tác là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thoái hóa khớp vai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp vai. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao thì quá trình lão hóa xương khớp diễn ra càng nhanh chóng. Ở độ tuổi này, các tế bào sụn không có khả năng sản sinh và tái tạo tế bào mới, cùng với đó việc vận động liên tục trong thời gian dài khiến cho chất lượng sụn khớp vai kém dần, không còn đàn hồi và trơn láng như ban đầu mà bị bào mòn xù xì, nứt vỡ gây thoái hóa khớp.
  • Di truyền: Thoái hóa khớp có tính di truyền. Nếu trong gia đình có bố mẹ bị thoái hóa khớp vai thì con cái sinh ra cũng có khả năng bị mắc bệnh này.
  • Chấn thương: Chấn thương vai có thể đến từ việc tập luyện thể dục thể thao quá sức, bị tai nạn, hoặc bị lực đập mạnh vào bả vai…Chấn thương thường để lại di chứng cho xương. Ngay cả khi bình phục thì bệnh nhân vẫn có nguy cơ bị thoái hóa khớp vai cao hơn người bình thường.
  • Thói quen sinh hoạt: Sử dụng vai để vác vật nặng, nằm ngủ sai tư thế  cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp vai.
  • Tính chất công việc: Thoái hóa khớp vai thường xảy ra ở những người lao động chân tay như thợ bốc vác, công nhân làm theo dây chuyền, nông dân,…Việc sử dụng vai để mang vác vật nặng liên tục trong thời gian dài sẽ gây áp lực cho sụn khớp, khiến sụn khớp bị bào mòn, hai đầu ống xương phải tiếp xúc trực tiếp với nhau gây đau đớn vùng khớp vai và làm cho khớp vai bị thoái hóa.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích là nguyên nhân khiến xương vai bị lão hóa nhanh chóng, lâu dần dẫn đến thoái hóa khớp.

2. Triệu chứng thoái hóa khớp vai

Bệnh nhân có thể nhận biết thoái hóa khớp vai dựa vào các triệu chứng sau:

  • Sưng khớp vai: phần bả vai của bệnh nhân sưng lên và nóng hơn bình thường, khi dùng tay ấn mạnh vào có cảm giác đau nhói.
  • Đau khớp vai: Đau là dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất của bệnh thoái hóa khớp vai. Các cơn đau xảy ra ngay tại vùng khớp. Đau mạnh, dữ dội khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Đau có thể thành từng đợt hoặc liên tục tăng dần, thậm chí lan tỏa sang cả các bộ phận khác như ức, cổ, lưng.
  • Phát ra tiếng kêu trong khớp: Tiếng kêu lạo xạo, lục cục phát ra trong khớp vai mỗi khi bệnh nhân cử động cánh tay.
  • Cứng khớp: Người bệnh có cảm giác cứng nhắc, khó khăn mỗi khi cử động khớp vai. Triệu chứng này thường xảy ra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, đi kèm với nó là những cơn đau.
  • Hạn chế vận động: Bệnh nhân gặp khó khăn khi thực hiện các động tác cơ bản như xoay vai từ trước ra sau, cúi xuống, đưa tay lên xuống.
  • Biến dạng khớp, tê liệt bả vai: Ở giai đoạn nặng, khớp vai có thể bị biến dạng, tê liệt, tay không còn khả năng vận động nữa.
Ở giai đoạn nặng, khớp vai có thể bị biến dạng, tê liệt
Ở giai đoạn nặng, khớp vai có thể bị biến dạng, tê liệt

3. Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp vai

Khớp vai có liên hệ mật thiết với phần lưng trên, dây thần kinh cổ và hoạt động của cánh tay. Khi khớp vai bị thoái hóa sẽ gây ra những cơn đau nhức khó chịu làm hạn chế vận động của cánh tay. Thoái hóa khớp vai nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Hỏng khớp vai
  • Vôi hóa khớp vai
  • Biến dạng khớp
  • Tê liệt toàn bộ vai, cổ và lưng

Chính vì vậy cần chủ động có kế hoạch phòng và điều trị ngay từ khi phát hiện ra bệnh.

4. Điều trị thoái hóa khớp vai

Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ thoái hóa và thể trạng của người bệnh mà sẽ có những phương pháp điều trị thoái hóa khớp vai phù hợp.

4.1. Điều trị thoái hóa khớp vai bằng thuốc Tây

Thoái hóa khớp vai gây ra những cơn đau dữ dội. Để giảm nhanh triệu chứng này, các bác sĩ thường chỉ định cho bệnh nhân dùng các loại thuốc Tây y như:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, co-codamol
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Naproxen, Ibuprofen, Aspirin
  • Thuốc giãn cơ: Myonal, Mydocalm
  • Thuốc tiêm: axit hyaluronic
  • Glucosamin

Các loại thuốc Tây ưu điểm là làm giảm nhanh chóng những cơn đau khớp vai. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều trong thời gian dài có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn như suy gan, thận, loét dạ dày…Vì thế, bệnh nhân không nên tùy tiện sử dụng thuốc mà chỉ dùng khi có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

4.2. Điều trị thoái hóa khớp vai bằng thuốc Đông Y

Ngoài các loại thuốc Tây y, thoái hóa khớp vai có thể điều trị bằng Đông y. Đặc điểm của các loại thuốc này là được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, tác dụng thường chậm hơn thuốc tây y nên bệnh nhân cần sử dụng thời gian dài để thấy được sự hiệu quả.

4.3 Các bài thuốc từ thảo dược

Điều trị thoái hóa khớp vai bằng thảo dược tự nhiên cũng là một trong những phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn vì tính hiệu quả an toàn không tác dụng phụ.

Trong tự nhiên, ngải cứu và lá lốt là hai loại thảo dược được đánh giá rất cao trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp, nhất là thoái hóa khớp.

Bài thuốc trị thoái hóa khớp vai từ lá lốt

Theo Đông y, lá lốt có vị nồng, tính ấm và hơi cay nên có công dụng giảm đau, chống viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp.

Cách thực hiện: Lá lốt đem rửa sạch rồi cho vào nồi sắc cùng với 2 bát nước đến khi còn khoảng 1 bát thì đổ ra uống. Nên uống khi nước thuốc còn ấm và sau bữa ăn tối.

Bài thuốc trị thoái hóa khớp vai từ ngải cứu

Ngải cứu có mùi thơm nồng, vị đắng, có công dụng điều hòa khí huyết giúp giãn gân cốt, đả thông huyệt mạch, giải tỏa chèn ép dây thần kinh trong khớp, hạn chế tổn thương sụn gây thoái hóa khớp vai.

Cách thực hiện: Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu, một ít dấm và muối hạt. Đem ngải cứu giã nát với một chút muối rồi bỏ lên chảo sao cùng dấm. Đổ ngải cứu đã sao vào một mảnh vải thưa buộc túm đầu lại rồi dùng chườm lên vùng khớp vai bị đau. Thực hiện đều đặn hàng ngày cho đến khi triệu chứng đau giảm hẳn.

4.4. Vật lý trị liệu chữa viêm khớp vai

Các triệu chứng của thoái hóa khớp vai như cứng khớp, đau khớp hạn chế vận động có thể cải thiện được nhờ các bài tập vật lý trị liệu. Mỗi ngày, bệnh nhân hãy dành khoảng 15 – 20 phút để thực hiện các bài tập chữa thoái hóa khớp dưới đây để bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm.

Bài tập nâng duỗi tay: Bệnh nhân nằm thẳng, hai tay cầm cây gậy. Từ từ đưa tay cầm gậy lên cao trước mặt rồi vòng qua đầu sao cho các vùng cơ vai phải căng giãn. Lặp lại động tác 10 lần.

Bài tập đập tay: Bệnh nhân đứng thẳng. Đưa hai tay ra phía trước đập hai lòng bàn tay vào nhau rồi sau đó lại đưa hai tay vòng ra sau đập hai lòng bàn tay vào nhau. Bệnh nhân cố gắng nâng tay cao nhất có thể để các khớp vai được giãn và vận động tối đa.

Bài tập chữ V: Bệnh nhân đứng thẳng song song với tường, mũi chân trái chạm tường, mũi chân phải hướng về phía trước. Tay trái của bệnh nhân vươn dài dọc theo ống chân, tay phải vươn chạm tường. Lúc này, tay  phải và chân trái sẽ tạo thành hình chữ V.

Điều trị thoái hóa khớp vai bằng vật lý trị liệu
Điều trị thoái hóa khớp vai bằng vật lý trị liệu

5. Biện pháp phòng ngừa

Thoái hóa khớp vai là căn bệnh nguy hiểm dễ gây biến chứng. Vì vậy bệnh nhân nên chủ động phòng bệnh thông qua các biện pháp như:

  • Hạn chế mang vác vật nặng quá sức bằng vai.
  • Giữa thời gian vận động nên có thời gian nghỉ ngơi kết hợp với xoa bóp vùng vai để hạn chế thương tổn cho khớp vai.
  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm tốt cho xương và hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn như bia rượu.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để cải thiện độ linh hoạt cho khớp và làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
  • Khớp vai là một trong những khớp vô cùng quan trọng của cơ thể. Khi phát hiện ra các dấu hiệu của thoái hóa khớp vai bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa xương khớp thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra.
Rate this post
Thông tin liên hệ
Giúp khớp chắc khỏe - Dự phòng cho người trẻ, sức khỏe cho người già

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

GHV Bone 30 Viên (280.000đ/hộp)
GHV Bone - Giúp duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ duy trì và bảo vệ sụn khớp, tăng tiết dịch khớp
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa khớp
  • Hỗ trợ giảm đau do khô khớp, giúp khớp vận động linh hoạt
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Bone
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam.
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB:5023/2020/ĐKSP
Chuyên gia tư vấn 24/7